Đông A
-
“… Sau cuộc họp của Quân ủy Trung ương là Hội nghị Quân chính toàn quân. Tất nhiên cuộc họp của Quân ủy Trung ương quan trọng hơn Hội nghị Quân chính toàn quân. Ông Trương Tấn Sang tham gia cuộc họp của Quân ủy Trung ương, còn ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân. Phải chăng đang có sự hoán đổi vị trí giữa hai nhân vật lãnh đạo này?” Trước đại hội 11 đã có thông tin ông Trọng có thể chỉ làm thêm nửa nhiệm kỳ, sức khỏe cũng không ổn, nếu đúng vậy thì giờ đã sắp hết một nửa của cái “nửa” đó rồi.”
Sau cuộc họp của Quân ủy Trung ương là Hội nghị Quân chính toàn quân. Tất nhiên cuộc họp của Quân ủy Trung ương quan trọng hơn Hội nghị Quân chính toàn quân. Ông Trương Tấn Sang tham gia cuộc họp của Quân ủy Trung ương, còn ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân.
Phải chăng đang có sự hoán đổi vị trí giữa hai nhân vật lãnh đạo này? Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm những việc đọc diễn văn, cắt băng khánh thành, những việc hiếu hỉ, còn ông Trương Tấn Sang sẽ lãnh đạo thực chất các công việc của quốc gia?
Có thể nhận thấy ví dụ tại hội nghị APEC ông Trương Tấn Sang hoạt động ngoại giao cực kỳ tích cực, như gặp Obama, Hồ Cẩm Đào, trong khi đấy không thấy ông Nguyễn Phú Trọng có hoạt động ngoại giao gì đáng kể ngoài kiểu hiếu hỉ, như chuyến thăm Trung Quốc của ông cũng có vẻ mờ nhạt hơn cả cuộc gặp bên lề APEC giữa ông Trương Tấn Sang và Hồ Cẩm Đào. B
ên cạnh đấy ông Nguyễn Tấn Dũng hoạt động ngoại giao cực kém, tại hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, không thấy ông Nguyễn Tấn Dũng có hoạt động gì.
Xem báo chí tường thuật có thể nhận thấy những điểm khác biệt về đường lối quốc phòng của ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trương Tấn Sang nói về “tiếp tục giữ mối quan hệ giữa Quân đội, Công an, Ngoại giao”, trong khi ông Nguyễn Phú Trọng chỉ nói “Quân đội thực sự là lực lượng nòng cốt cùng lực lượng công an và toàn dân bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển” và “kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh và đối ngoại, làm tốt nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng”.
Xem như thế thì thấy ông Trương Tấn Sang có tầm nhìn và tư duy về quốc phòng hơn hẳn ông Nguyễn Phú Trọng, bởi vì “kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh và đối ngoại, làm tốt nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng” chỉ là một cách lặp lại đường lối chỉ đạo của ông Trương Tấn Sang tại cuộc họp của Quân ủy Trung ương, nhưng lại che giấu cách diễn đạt của ông Trương Tấn Sang.
Ông Nguyễn Tấn Dũng dường như không thấy có một tý tầm nhìn và tư duy nào về quốc phòng, ít nhất là tôi không thấy, ngoại trừ mấy câu phát biểu kiểu như mua vũ khí, bảo vệ biển đảo này nọ như của một kép tuồng với cái đầu rỗng tuếch chính hiệu.
Liệu có nên cải cách Quân ủy Trung ương theo hướng giống như của Trung Quốc không? Nếu không cải cách theo kiểu giống như của Trung Quốc thì không làm sao có thể đạt được mối quan hệ thực sự gắn kết giữa quân đội, công an và ngoại giao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét