Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Chị Bùi Thị Minh Hằng thông báo từ chối nộp các khoản tiền phi lý cho chính quyền

Bùi Thị Minh Hằng - "...chính quyền không làm được những việc mà nhân dân tin tưởng và trông đợi, không có được sự quan tâm đúng mức, bảo vệ công dân của mình. Ngay cả khi tôi bị trả về trong tình trạng trên, cũng không nghe được một tiếng nói, một sự lên tiếng ủng hộ nào từ chính quyền về những việc làm chính nghĩa của mình. Thậm chí, tôi còn được nghe, được biết có người đại diện cho chính quyền địa phương vào hùa cùng đài truyền hình Hà Nội trong một loạt phóng sự nhằm để bôi nhọ tôi - một người đang bị giam giữ oan sai, mất khả năng tự bảo vệ mình..."

Cà Mau rộ lên nạn thương lái Trung Quốc quỵt nợ

Mấy tháng qua, tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau xảy ra tình trạng khách du lịch Trung Quốc giả danh thương lái thu mua cua của người dân, xong rồi quỵt nợ.


Tuy nhiên, không chỉ có thị trấn nhỏ này mà nhiều huyện khác trong tỉnh Cà Mau cũng xảy ra tình trạng thương lái Trung Quốc đến thu mua cua rồi tìm cách quỵt tiền của rất nhiều người dân.

THƯ PHẢN HỒI CỦA BRITISH UNIVERSITIES VỀ DỰ ÁN ECOPARK

Thư phản hồi của British Universities

Dưới đây là thư phản hồi của Viện phó Đại học London và của Khoa trưởng Chương trình ĐH Quốc tế sau khi nhận được Lá thư kêu gọi của nhóm các nhà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và ngành nghề gửi đi vào ngày 08/05/2012 về dự án Ecopark ở Hưng Yên.

Vinalines chi 490 tỉ đồng mua “đống sắt” 43 tuổi!


TT - Không chỉ bị tổn thất do mua những con tàu già cỗi, Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) còn đang “sa lầy” vào những dự án mua sắm, đầu tư khác lên đến hàng ngàn tỉ đồng.
Ụ nổi No83M hiện không có bất kỳ hoạt động nào (ảnh chụp tại cảng Gò Dầu, Đồng Nai) - Ảnh:Tthuận Thắng
Điển hình là dự án mua ụ nổi No83M với chi phí mua và sửa chữa lên đến gần 490 tỉ đồng, được rước về nhằm phục vụ công tác sửa chữa tàu biển, nhưng từ khi mua về đến nay vẫn đang trong quá trình sửa chữa!

Giới trí thức Việt Nam gởi thư cho hai đối tác Anh quốc về vụ cưỡng chế Văn Giang

Nông dân giăng biểu ngữ phản đối việc lấy đất để xây dựng dự án Ecopark tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, ngày 20/04/2012.
Nông dân giăng biểu ngữ phản đối việc lấy đất để xây dựng dự án Ecopark tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, ngày 20/04/2012.
REUTERS/Mua Xuan

Thanh Phương

Ngày 08/05/2012 vừa qua, một nhóm chủ yếu là giáo sư, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã gởi lời kêu gọi đến Viện Đại học Anh ở Việt Nam ( British University Vietnam )
và Tập đoàn Savills, là hai đối tác của dự án Ecopark ở tỉnh Hưng Yên, nhằm lưu ý về vụ cưỡng chế, mà họ xem là « bất hợp pháp », ở Văn Giang ngày 24/4 vừa qua.
Bức thư nhắc lại là ngày hôm đó, hàng ngàn cảnh sát chống bạo động đã xung đột với dân làng Văn Giang chống việc cưỡng chế thu hồi đất xây dự án Ecopark. Công an đã đánh đập tàn nhẫn những người phản đối và bắt giữ hàng chục người. Bức thư có kèm theo những link dẫn đến những thông tin và hình ảnh về vụ đàn áp nói trên, được phổ biến rộng rãi trên mạng từ nhiều ngày qua.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Tin tức về Linh mục Nguyễn Văn Lý trong nhà tù Cộng sản





Bản tin ngày 10-05-2012 - Chuyến thăm Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý ngày 04-5-2012 

Chiều ngày 4 tháng 5, anh Nguyễn Công Hoàng - cháu gọi Linh mục Lý bằng chú ruột và cư trú tại huyện Quảng Biên, tỉnh Đồng Nai- đến trại giam Nam Hà (còn gọi là trại Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) bằng xe Honda thồ lúc 14g30. Nộp giấy xin thăm nuôi ở cổng, anh vào nhà khách ngồi chờ. Gần 1g sau anh mới được cán bộ phụ trách mời vào hội trường bên trong trại để gặp chú ruột. Vốn là nơi sinh hoạt, hội họp của cán bộ trại, hội trường này cũng được làm nơi cho thân nhân của Lm Lý thăm gặp từ lúc ông bị bệnh bại liệt tới nay. Ngồi chờ vài phút thì thấy vị tù nhân lương tâm được một cán bộ chở ra bằng xe máy chứ không đi bộ như bao lần trước. Sở dĩ thế là vì trời đã về chiều. Vào phòng, hai chú cháu ngồi đối diện nhau nói chuyện, một cán bộ ngồi đầu bàn làm công tác theo dõi.

Công an tiếp tục gây khó khăn tín đồ PGHH và Cao Đài

Thanh Quang, phóng viên RFA

2012-05-10
Trong thời gian qua, tín đồ Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo ở Miền Tây xem chừng như bị giới cầm quyền và công an gây khó khăn đều khắp và ngày càng đáng ngại.

File photo
Tín đồ PGHH bị ngăn cản trong ngày Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ tại An Giang hồi năm 2008 (ảnh minh họa).
Tu sĩ tại các Thánh thất, Đạo Tràng phản ứng ra sao? Thanh Quang trình bày tình hình này sau đây:

Sách nhiễu hàng đêm

Thưa quý vị, trong khi hôm thứ Bảy mùng 5 tháng 5 vừa rồi, tại Thánh Thất Cao Đài An Ninh Tây ở xã An Ninh Tây, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, lực lượng gần 40 công an tỉnh, huyện, xã kéo tới đàn áp Thánh Thất, khiến Thông sự Nguyễn Thúy Liễu kêu than: 
“Họ đàn áp tôi quá, tôi chịu hết nỗi. Và khiến hiền tỷ Nguyễn Thị Nữ ngất xỉu, tiểu tiện tại chỗ… Em Vĩ nói là công an tên Sáu Hưng của xã An Ninh Tây đạp cho em Vĩ một đạp lộn nhào, đau bên hông.”

Lại láo nữa !!!

UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, người hành hung phóng viên VOV trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang là một cán bộ dân phòng thuộc sự quản lý của UBND huyện Văn Giang. Đó là lời "khẳng định" của ông Bùi Huy Thanh - Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên. Nguyên văn đăng trên Vietnamnet: “Đến nay, chúng tôi đã có đủ cơ sở để khẳng định người cầm gậy hành hung phóng viên VOV tại khu cưỡng chế vào ngày 23/4 là lực lượng dân phòng - thuộc lực lượng làm nhiệm vụ tại khu vực cưỡng chế”.

Mời các bạn trong thôn xem lại clip để kết luận một người hay bao nhiêu người hành hung phóng viên VOV.

Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam lần thứ 18

 Hòa Ái, phóng viên RFA

2012-05-10
Ngày 11/5 hằng năm được quy định là Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam tại Hoa Kỳ.

RFA photo
Toàn cảnh Lễ kỷ niệm năm thứ 18 Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam được tổ chức tại tòa nhà Hart của Thượng Viện Hoa Kỳ hôm 10/5/2012.

Cộng đồng quốc tế quan tâm 

Hôm nay, 10 tháng 5, tại tòa nhà  Hart của Thượng Viện Hoa Kỳ, lễ kỷ niệm năm thứ 18 Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam được tổ  chức. Ngày 11/5 hằng năm được quy định là ngày Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam theo nghị quyết chung SJ-168 của Quốc Hội Hoa Kỳ và luật số 103-258 được tổng thống Bill Clinton ký ban hành năm 1994. 
Tại buổi lễ kỷ niệm lần này, có sự  tham dự của Tổng Liên Đoàn Lao Động Hoa Kỳ, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế-Amnesty International, Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền-Human Rights Watch, Trung Tâm Nhân Quyền Công Lý Xã Hội Robert Kennedy, Hội Y Sĩ Bảo Vệ Nhân Quyền, Uỷ Ban Nhân Quyền Hàn Lâm Viện Quốc Gia Mỹ,Tổ chức Freedom Now, Liên Minh Nhân Quyền Á Châu. 

TIN MỚI NHẤT VỀ TÌNH HÌNH VĂN GIANG

TIN MỚI NHẤT VỀ TÌNH HÌNH VĂN GIANG



Trong hai ngày 9 và 10-5-2012, bà con 3 xã Xuân Quan, Cửu Cao, Phụng Công đã cùng nhau ra rào lại phần ruộng của mình bị phá tan hoang hôm 24-4-2012. Sau đó tất cả dân 3 xã sẽ cùng trồng cây cảnh tại phần ruộng này. Cùng thu hoạch, cùng hưởng lợi nhuận. Được biết sắp tới bà con khắp nơi sẽ đổ về Văn Giang cùng trồng cây với bà con.

THÊM VỤ VỤ BẢN, NAM ĐỊNH: PHẢI CHĂNG “CHÓP BU” HÀ NỘI ĐANG PHÂN CỰC ?

Phúc Lộc Thọ.

Lại thêm một vụ Văn giang nữa !

   Tôi vừa nhận được hàng trăm bức ảnh và nhiều clip của một nhóm cộng tác viên, họ cho biết : đã không quản nguy hiểm để có được những thước phim, những hình ảnh tàn khốc trong cuộc cưỡng chế đất tại Vụ bản sáng nay giữa một bên là vài chục người dân - đa số là phụ nữ, bà già - giữ đất, một bên là các lực lượng bao gồm : cảnh sát cơ động, công an, côn đồ có đeo băng đỏ và không đeo băng đỏ đến bốn năm trăm người.

Xe " Nhà văn hóa Nam định ", hai an ninh đứng bên đường từ sớm.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Đài Tiếng nói Việt Nam yêu cầu giải thích vụ công an hành hung phóng viên trong vụ cưỡng chế Văn Giang . Và lời kể của nhà báo VOV bị đánh: May mà chúng tôi đội mũ bảo hiểm.

Thứ tư 09 Tháng Năm 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 09 Tháng Năm 2012

Đài Tiếng nói Việt Nam yêu cầu giải thích vụ công an hành hung phóng viên


Nhà báo VOV bị công an  hành hung trong vụ Văn Giang. Ảnh từ video clip trên YouTube
Nhà báo VOV bị công an hành hung trong vụ Văn Giang. Ảnh từ video clip trên YouTube
@you tube



Nhà báo Năm xác nhận mình chính là nhân vật bị đánh (áo trắng MBH trắng) trong clip

62 người Thượng ở tỉnh Gia Lai vừa bị bắt.

Tình trạng cấm đạo vẫn diễn ra công khai tại khu vực Tây Nguyên, qua các bản tin của giáo phận Kontum. Lễ Phục Sinh và lễ Giáng Sinh là những lễ trọng của người Công Giáo được cử hành trọng thể khắp thế giới. Nhưng ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam, giáo dân ở các làng Công Giáo hoặc Tin Lành người Thượng vẫn bị cấm cản.


Ngày 4 tháng 4, 2012, Giám Mục Hoàng Ðức Oanh gửi văn thư tới các cấp lãnh đạo cao nhất của nhà cầm quyền Việt Nam, trong đó ngài viết: “Như 'con giun bị dày xéo,' nó cũng quằn quại để thoát chết! Người có đạo chúng tôi, một khi bị dồn ép quá, bị dồn ép gần 40 năm rồi, cũng muốn được thở, được 'sống cho ra sống'! Chính quý ngài đã học và từng dạy 'Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh' và 'Ðấu tranh là hạnh phúc!' Ðơn giản vậy thôi!


Có ai lại đi chụp cho con giun 'cái mũ chống đối người giẫm lên nó' đâu! Ðừng ai chụp cho cái mũ phản động hay chống đối người thi hành công vụ, cũng đừng ai vu cho cái tội âm mưu lật đổ chính quyền hoặc diễn tiến hòa bình này nọ! Oan lắm!”  

Wednesday, May 09, 2012 6:38:22 PM

Bookmark and Share GIA LAI (NV) - Nhà cầm quyền Việt Nam đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát cơ động cấp trung đoàn bắt hàng chục người Thượng ở tỉnh Gia Lai và cáo buộc họ thuộc tổ chức “Fulro phản động” đòi tự trị.




Rựa và nỏ là các dụng cụ đi rừng làm rẫy của người Thượng bị báo Gia Lai Online nói là “hung khí” bị tịch thu. (Hình Gia Lai Online)

Một phụ nữ Trung Quốc bị cưỡng chế, liều mạng nổ bom làm 2 người chết

Thằng EM CSVN liệu hồn, con giun xéo mãi cũng quằn.

Thứ năm 10 Tháng Năm 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Năm 2012  


Một phụ nữ Trung Quốc bị cưỡng chế, liều mạng nổ bom làm 2 người chết  
Nông dân Trung Quốc phản đối việc trưng thu nhà đất 12/2011 (Reuters)


Nông dân Trung Quốc phản đối việc trưng thu nhà đất 12/2011 (Reuters)

Tẩy chay Ecopark: Nếu bạn tử tế thì không làm ăn với kẻ cướp.

Dự án của họ cướp đất của dân, đàn áp dân bằng được để ăn cướp đất, cày xới phá tung mồ mả vườn tược của Đồng bào mình thì tốt nhất tránh xa cái dự án  đó ra, vì đó là dự án của những kẻ ăn cướp, nếu bạn tử tế thì không làm ăn với kẻ cướp. 

+++++

Thứ năm, ngày 10 tháng năm năm 2012


Không làm ăn với kẻ cướp !


Nếu bạn có lương tri thì hãy nhìn những nông dân này xem.

Vì sao phiên xử các bloggers Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do bị trì hoãn?

Vì sao phiên xử các bloggers bị trì hoãn?

 Việc chính quyền Việt Nam hoãn phiên xử blogger Điêu Cày, tức nhà báo Nguyễn Văn Hải cùng hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải đang làm dấy lên nhiều câu hỏi


RFA/civilrightsdefenders.org
Blogger Điếu Cày đã được “Civil Rights Defenders” ở Thụy Ðiển tuyển chọn là “nhà bảo vệ nhân quyền” của tháng (năm 2011)

bởi vì giới chức Việt Nam đã không đưa ra bất cứ giải thích nào về lý do hoãn phiên xử cũng như ngày giờ của phiên xử tới. Liệu Hà Nội có thể hoãn phiên xử những blogger này đến bao giờ và sức ép quốc tế có tác động thế nào lên phiên xử của các blogger này? Việt Hà có bài tìm hiểu

Giới blogger Việt Nam kiên quyết thực hiện quyền tự do thông tin

KHÔNG THỂ BỊT MIỆNG ĐƯỢC SỰ THẬT ===> Theo AFP đã ghi nhận vai trò càng lúc càng quan trọng của giới blogger Việt Nam trong việc đưa tin, bất chấp các biện pháp đe dọa và trấn áp của chính quyền. Trên một đất nước mà báo chí truyền thống bị Nhà nước kiểm soát, internet đã mang lại cho giới blogger một phương tiện thông tin hữu hiệu, và họ ngày càng mạnh dạn và sáng tạo hơn trong công việc của mình.

Chế độ Việt Nam từ trước đến nay không bao giờ chấp nhận là độc quyền về quyền lực của họ bị thách thức, và internet ngày càng làm cho họ lo ngại. Nỗi lo sợ đặc biệt gia tăng trong thời gian gần đây khi nhiều người tấn công vào các vấn đề như tham nhũng, tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc hoặc các vấn đề đất đai, toàn là những vấn đề phiền phức cho chính quyền.


Việt Nam, nước bị Tổ chức Phóng viên Không Biên giới mệnh danh là một "kẻ thù của Internet", cũng đang soạn thảo một nghị định để kiểm soát các trang blog. Tuy nhiên, theo AFP, một số quan sát viên không tin rằng chính quyền sẽ thành công trong chủ trương kiểm soát này. Một blogger khẳng định : « Bất kỳ cố gắng nào để áp đặt các hạn chế mới, sẽ chỉ dẫn đến những cách thức mới để phá vỡ các giới hạn đó. Mọi người sẽ tìm được những phương cách sáng tạo để truy cập vào các trang web bị cấm, tương tự như họ làm với Facebook ». Facebook là một trong những trang mạng thường xuyên bị chặn ở Việt Nam 

+++++++++

Thứ tư 09 Tháng Năm 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 09 Tháng Năm 2012


Giới blogger Việt Nam kiên quyết thực hiện quyền tự do thông tin

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện (áo đỏ) và Gs Ngô Đức Thọ trong một cuộc biểu tình tại Hà Nội chống Trung Quốc gây hấn hôm 19/6/2011
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện (áo đỏ) và Gs Ngô Đức Thọ trong một cuộc biểu tình tại Hà Nội chống Trung Quốc gây hấn hôm 19/6/2011
xuandienhannom.blogspot.com
Trọng Nghĩa
Từ Tiên Lãng đến Văn Giang, và hiện nay là Nam Định, các vụ chính quyền Việt Nam dùng nhân viên công lực để trục xuất cư dân ra khỏi những vùng đất bị trưng thu càng lúc càng thu hút mối quan tâm của công luận. Trong một bản tin hôm nay, 09/05/2012, hãng thông tấn Pháp AFP đã ghi nhận vai trò càng lúc càng quan trọng của giới blogger Việt Nam trong việc đưa tin, bất chấp các biện pháp đe dọa và trấn áp của chính quyền. 
 Theo AFP, trên một đất nước mà báo chí truyền thống bị Nhà nước kiểm soát, internet đã mang lại cho giới blogger một phương tiện thông tin hữu hiệu, và họ ngày càng mạnh dạn và sáng tạo hơn trong công việc của mình.
Vụ cưỡng chế đất đai ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày 24/04/2012 đã được AFP nêu lên làm ví dụ điển hình cho thái độ mạnh dạn này : « Ngay khi công an xông vào giải tán đám đông phản đối vụ cưỡng chiếm đất đai tại Hưng Yên, các blogger đã có mặt tại chỗ, ẩn mình đằng sau các rặng cây gần đấy. Ho đã quay phim và chụp ảnh sự cố, các bằng chứng mà họ nhanh chóng công bố lên mạng. Đây là các tài liệu có chất lượng kỹ thuật kém cỏi, nhưng lại có giá trị chính trị tuyệt vời »


Từ Hà Nội, phóng sự của blogger Nguyễn Xuân Diện về vụ hàng ngàn cảnh sát xông vào trục xuất người dân tại Hưng Yên – với đoạn video cho thấy cảnh sát chống bạo động hành hung hai phóng viên một đài truyền thanh nhà nước đến đấy để làm công việc nhà báo của họ - đã lan tỏa trên mạng như một đám cháy rừng, bù đắp vào sự im lặng của các phương tiện truyền thông chính thức.


Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc (Australian Defence Force Academy), « Hiện tượng các blogger đích thân đến những nơi có phong trào phản kháng để theo dõi và đưa tin là một yếu tố mới », nối tiếp theo sự kiện đã có từ lâu là nhiều nhà báo đã đưa lên mạng internet những bài viết mà họ không được công bố trên báo đài truyền thống.


Việt Nam 'sao y bản chánh' cách đối phó của Trung Quốc


Thái độ mạnh dạn của giới blogger lẽ dĩ nhiên không được chế độ tán đồng, và rất nhiều biện pháp đã được áp dụng nhằm bóp nghẹt các tiếng nói không chính thống trên mạng Internet. Biện pháp đầu tiên là hù dọa các blogger.


Một phụ nữ trong số những người đã tiết lộ vụ cưỡng chế Văn Giang hôm 24/04 vừa qua xác nhận với hãng AFP : « Họ theo dõi tôi, họ lưu lại tất cả những gì tôi viết, họ giám sát tất cả các blogger bất đồng chính kiến. Tất cả những gì họ có thể làm được để sách nhiễu chúng tôi, họ đều làm ».


Đối với người phụ nữ mà AFP đặt cho một cái tên giả là Nguyễn Thị Dung, thì chính quyền có một đội ngũ đông đảo những người chuyên « lướt net để làm báo cáo về tất cả những gì mà chính quyền không ưa ». Việt Nam, theo chị Dung đã « sao y bản chánh những gì Trung Quốc đang làm. »


Theo AFP, Việt Nam, nước bị Tổ chức Phóng viên Không Biên giới mệnh danh là một "kẻ thù của Internet", cũng đang soạn thảo một nghị định để kiểm soát các trang blog.


Theo một bản sao dự thảo văn kiện mà AFP có được, các blogger sẽ bị buộc phải đăng ký dưới tên thật và địa chỉ thật. Các website chứa các trang blog đó thì bị buộc phải khai báo bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào. Nghị định này cũng đòi các tập đoàn internet ngoại quốc, đi đầu là Facebook và Google, là phải hợp tác với chính quyền Việt Nam.


Tuy nhiên, theo AFP, một số quan sát viên không tin rằng chính quyền sẽ thành công trong chủ trương kiểm soát này. Một blogger khẳng định : « Bất kỳ cố gắng nào để áp đặt các hạn chế mới, sẽ chỉ dẫn đến những cách thức mới để phá vỡ các giới hạn đó. Mọi người sẽ tìm được những phương cách sáng tạo để truy cập vào các trang web bị cấm, tương tự như họ làm với Facebook ». Facebook là một trong những trang mạng thường xuyên bị chặn ở Việt Nam.


Ông David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu, từng làm việc ở nhiều nước châu Á, đã cho rằng dự án đó hoàn toàn không khả thi. « Tệ hại nhất là khả năng nghị định tạo ra các tội trạng rõ ràng hơn để truy tố các blogger, còn khó có thể tác động đến Facebook hoặc Google, hoặc làm thay đổi được quan hệ giữa các blogger và chính quyền ».


Riêng giáo sư Thayer thì cho rằng nghị định kiểm soát đó thể hiện một quyết tâm của chính quyền, không muốn bị chậm chân so với các thành phần mà họ muốn bịt miêng : « Họ sẽ xiết chặt gọng kềm trên giới bất đồng chính kiến ở trong nước, và hạn chế đáng kể hoạt động của tầng lớp này bằng cách buộc họ, cũng như là các nhà cung cấp dịch vụ internet, là phải chịu trách nhiệm về những gì được loan tải hay lưu trữ trên internet ».


Theo AFP, chế độ Việt Nam từ trước đến nay không bao giờ chấp nhận là độc quyền về quyền lực của họ bị thách thức, và internet ngày càng làm cho họ lo ngại. Nỗi lo sợ đặc biệt gia tăng trong thời gian gần đây khi nhiều người tấn công vào các vấn đề như tham nhũng, tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc hoặc các vấn đề đất đai, toàn là những vấn đề phiền phức cho chính quyền.


Nhìn chung, theo AFP, nghị định đang soạn thảo không dự báo điều gì tốt lành về ý định của chính quyền, về tương lai của các blogger. Bà Nguyễn Thị Dung thừa nhận : « Nếu được thông qua, nó sẽ cung cấp cho công an một khuôn khổ pháp lý để tiêu diệt quyền tự do ngôn luận »

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120509-gioi-blogger-viet-nam-kien-quyet-thuc-hien-quyen-tu-do-thong-tin

Hàng trăm người "vây" Agribank…đòi nợ

Sáng nay (10/5), hàng trăm cán bộ, nhân viên, công nhân của các công ty đã kéo đến trụ sở của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) để đòi nợ...


Họ mang băng rôn, biểu ngữ tập trung đứng ngồi la liệt phía trước trụ sở của Agribank tại đường Nguyễn Cơ Thạch từ rất sớm. Những người này còn mang theo đồ ăn, thức uống với quyết tâm "cố thủ" tại đây, cho đến 12h trưa nay vẫn chưa có dấu hiệu giải tán.



Những người này tập trung tại trụ sở Agribank để đòi nợ từ rất sớm.

Ủy Ban Điều Tra Nhân Quyền của Quốc Hội Úc thăm Trương Quốc Việt

Ủy Ban Điều Tra Nhân Quyền của Quốc Hội Úc thăm Trương Quốc Việt



LyHương.net

Sáng nay trời Canberra nắng ấm, anh Trương Quốc Việt không bị ướt lạnh như mấy ngày qua. Nắng ấm đủ để sưởi thêm tinh thần của anh đã tọa kháng đến ngày thứ 8 trước Quốc Hội Úc và ngày thứ 15 kể cả 8 ngày anh tọa kháng trước toà đại sứ VC ở Canberra. Ấm áp hơn khi được hai vị Đại diện của Ủy Ban Điều Tra Nhân Quyền của Quốc Hội Úc, ông Philip RuddockLaurie Ferguson đến thăm, hỏi han anh về lý do và nguyện vọng của anh khi tọa kháng trước Quốc Hội Úc. Anh Việt cho biết là căn nhà và đất đai của gia đình anh đã bị VC cướp đi, anh và dì của anh đã bị đánh đập và bỏ tù khi thưa kiện chính quyền địa phương.

Thánh Thất Cao Đài ở Long An: Đông đảo công an xã, huyện và tỉnh ở Long An, có phóng viên tháp tùng, đã kéo tới đàn áp Thánh Thất Cao Đài An Ninh Tây trong tỉnh, đe doạ, hành hung tín đồ ở đó, buộc đồng đạo phải rời thánh thất.

Thánh thất Cao Đài An Ninh Tây bị đàn áp
AFP PHOTO
Các tín đồ Cao Đài trong một lần chờ hành lễ trước đây.


Công an khám xét tùy tiện

Theo tín đồ Cao Đài ở xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An thì cuộc đàn áp Thánh Thất An Ninh Tây hồi cuối tuần rồi khiến tín đồ Nguyễn Thị Nữ đã ngoại lục tuần bị ngất xỉu, như Thông sự Nguyễn Thuý Liễu của Thánh Thất An Ninh Tây cho biết:

Tìm thấy mảnh vụn máy bay Sukhoi Superjet-100 của Nga mất tích

TPO - Sáng nay (10-5), lực lượng cứu hộ Indonesia đã tìm thấy chiếc máy bay Sukhoi Superjet 100 (SSJ-100) của Nga bị mất tích một ngày trước đó khi đang trình diễn ở Indonesia.


Chiếc máy bay Sukhoi và đồ họa hành trình trước khi mất tích. Ảnh: Ria Novosti.

Các nhân viên cứu hộ cho biết họ tìm thấy các mảnh vỡ máy bay ở sườn núi Salak, thuộc Bogor, Tây Java. Lực lượng cứu hộ đã phải huy động máy bay trực thăng để tìm kiếm chiếc máy bay xấu số này.

Số phận những người trên máy bay hiện vẫn chưa được rõ. Ông Gagah Prakoso, phát ngôn viên cơ quan cứu hộ quốc gia cho hay toàn bộ nhân viên cứu hộ, cảnh sát đang đến khu vực phát hiện xác máy bay. Xe cấp cứu và các bệnh viện trong khu vực cũng đang trong tình trạng sẵn sàng.

Máy bay Nga Xu Khôi mất tích trước khi sang Việt Nam trình diễn

Máy bay Nga mất tích trước khi sang Việt Nam trình diễn

Chiếc Sukhoi Superjet-100 của Nga đang bay trình diễn tại Indonesia chiều qua mất tích khỏi hệ thống radar. Sự cố xảy ra ngay trước khi máy bay này sang Việt Nam chào hàng.




Máy bay Sukhoi Superjet-100 do Nga chế tạo. Ảnh: EPA


RIA Novosti trước đó cho hay có 44 người trên khoang chiếc Sukhoi Superjet-100 (SSJ-100), gồm 8 người Nga và 36 người ngoại quốc. Sau đó các nguồn tin mới thông báo trên máy bay có tổng cộng 50 người, chủ yếu là người Indonesia.

Chiếc SSJ-100 cất cánh từ sân bay Halim Perdanakusuma ở Jakarta lúc 14h chiều qua và mất tích khỏi màn hình radar sau đó 50 phút. Đây là chuyến bay trình diễn thứ hai trong ngày ở Indonesia của chiếc máy bay này.

Thư kêu cứu cho Văn Giang: mời các bạn tham gia


VRNs (09.05.2012) – Sài Gòn – Lời ngỏ: Chúng tôi là những người Việt Nam, bao gồm chức sắc các tôn giáo, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ, bloggers,… cùng nhiều thành phần khác, kêu gọi quý anh chị em cùng tham gia gửi đi lá thư dưới đây, cùng các địa chỉ đã sọan sẵn để đến được những nơi cần thiết. Công việc này nhằm chia sẻ trong tình đồng bào và cứu vãn cho những hiện trạng đầy nghịch cảnh của người Việt hiện nay.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

TIN MỚI NHẬN: 400 NGƯỜI KÉO LÊN UBND TỈNH THANH HÓA ĐÒI ĐẤT





.Gần 400 tiểu thương chợ Bỉm Sơn kéo lên

UBND tỉnh Thanh Hóa đòi đất  

 

Hôm nay, 9/5/2012, gần 400 chị em tiểu thương chợ Bỉm Sơn (Thanh Hoá) kéo về UBND tỉnh từ 6 giờ sáng đến bây giờ là 17 giờ 50 phút xin được gặp Chủ tịch UBND tỉnh để khiếu nại về việc UBND thị xã Bỉm Sơn bán chợ Bỉm Sơn cho Công ty Đông Bắc thời hạn 50 năm, không được sự đồng ý và thoả thuận của hơn 850 hộ dân buôn bán lâu năm tại đây.