Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Bất đồng về đối sách Biển Đông trong giới lãnh đạo Trung Quốc ?



Trọng Nghĩa


Ông Nguyễn Phú Trọng và 
phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, 
ngày 12/10/2011 tại Bắc Kinh. 
Nhân chuyến công du của ông Trọng, 
Trung Quốc đã cam kết 
không dùng võ lực tại Biển Đông.
Reuters
Cuối tháng 9/2011, trên cùng một tờ báo chính thức của Trung Quốc, vào cùng một ngày, đã xuất hiện hai bài báo cùng về Biển Đông, nhưng một bài hết sức hung hăng, và bài còn lại lời lẽ rất ôn hòa. Giới phân tích Ấn Độ tự hỏi : Phải chăng trong nội bộ chính quyền Bắc Kinh, hiện có hai khuynh hướng đối nghịch nhau về chính sách cần áp dụng tại Biển Đông, đặc biệt là đối với Việt Nam và Philippines ?

Hoa kỳ xác định trở lại quyết tâm dấn thân sâu hơn vào châu Á





Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Hà Nội, 
nhân Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN lần thứ 17, 
tổ chức vào tháng 7/2010 tại Hà Nội.
Reuters
Ngày 11/10/2011, trong một bài viết trên chuyên san Foreign Policy (số tháng 11), Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã xác định rằng vùng Châu Á – Thái Bình Dương là nơi mà chính quyền Mỹ phải đầu tư đáng kể về mọi mặt trong thập kỷ tới đây. Bài viết mang một ý nghĩa quan trọng vào lúc nhiều nước Châu Á đang chờ đợi Mỹ tiếp tục đóng vai trò cường quốc Thái Bình Dương.

Học giả Trung Quốc phủ nhận Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển



Trọng Nghĩa


Một vùng thuộc quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) 
- Biển Đông
DR
Vào hôm qua, 17/10/2011, Quỹ Hòa bình và Phát triển Carlos P. Romulo (CPRFPD) tại Philippines và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore đã phối hợp tổ chức tại Manila một hội nghị khoa học về Biển Đông. Vào lúc đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh trên Biển Đông, thể hiện qua tấm bản đồ hình « lưỡi bò », tiếp tục bị đả kích vì không dựa trên cơ sở luật pháp nào, đại diện Trung Quốc đã công khai phủ nhận giá trị của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Hà Nội : biểu tình đòi công an thả một phụ nữ đội mũ có chữ Hoàng Sa






Những người biểu tình mang biểu ngữ : 
"Trả tự do cho người yêu nước Bùi Hằng", 
Hà Nội, 18/10/2011.
Ảnh : Ba Sàm
Hôm nay 18/10/2011, khoảng ba mươi người dân Hà Nội đã đến trước trụ sở công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đòi trả tự do cho bà Bùi thị Minh Hằng bị bắt ngày 16/10.

Theo thông tin trên các blog lề trái, người phụ nữ này khi đang « đi dạo » bên bờ hồ Hoàn Kiếm, đội nón có ghi hàng chữ Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, thì bị nhiều thanh niên bao vây giật nón. Khi bà kêu gọi công an đến bảo vệ, thì chính bản thân bà lại bị bắt.

Chủ tịch nước Việt Nam công du Philippines từ 26 đến 28 tháng Mười 2011





Một nhóm nghị sĩ Philippines trương khẩu hiệu
kêu gọi hòa bình, bảo vệ chủ quyền quốc gia
ở biển Tây Philippines (tức Biển Đông),
trong một cuộc họp báo tại Manila 18/7/2011
REUTERS/Romeo Ranoco
Bộ Ngoại giao Philippines vừa xác nhận : Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ công du nước này từ ngày 26 đến 28 tháng 10/2011. Mục tiêu chính thức của chuyến đi là kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập bang giao giữa hai bên. Bên cạnh đó, theo các nhà quan sát, hồ sơ Biển Đông sẽ nổi bật trong chương trình nghị sự giữa hai quốc gia Đông Nam Á, đang là nạn nhân của các hành động áp đặt chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong bản thông cáo công bố ngày hôm qua, 17/10/2011, bộ Ngoại giao Philippines đã chính thức xác nhận thời điểm ông Trương Tấn Sang đến thăm Philippines « để củng cố quan hệ song phương ». Theo chương trình dự trù, Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng thống Philippines sẽ hội đàm với nhau vào ngày 26/10 để thẩm định các bước tiến đạt được trong quan hệ song phương trong vòng một năm qua, từ sau chuyến ghé thăm Việt Nam của ông Aquino. Đây là lần đầu tiên mà Tổng thống Philippines Aquino tiếp xúc với ông Trương Tấn Sang, từ khi ông nhậm chức chủ tịch nước. Lãnh đạo hai bên cũng sẽ « trao đổi quan điểm về những vấn đề hai bên cùng quan tâm. »

Tập trận chung Mỹ và Philippines gần Trường Sa





Hải quân Mỹ- Philippines tập trận trên biển năm 2009
Nguồn Wikipédia
Khỏang 3000 binh lính Mỹ và Philippines bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài 2 tuần trên Biển Đông, gần khu vực quần đảo Trường Sa. Mục tiêu nhằm tăng cường khả năng phối hợp trong việc bảo đảm an ninh chung trong khu vực.

Đại diện hải quân Mỹ, thiếu úy Nick Eisenbeiser hôm nay 17/10/11 cho biết cuộc tập trận chung kéo dài từ ngày 17 đến 28 tháng 10 nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa hải quân hai nước trong việc bảo đảm an ninh chung trong khu vực. Đợt tập trận chung lần này không nhằm đối phó với Trung Quốc hay bất kỳ một nước nào.

Bắc Kinh có thể "há miệng mắc quai" do thỏa thuận về Biển Đông Việt-Trung





Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam 
Nguyễn Phú Trọng (trái)
và đồng nhiệm Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, 
Bắc Kinh, 11/10/2011
REUTERS
Ngày 11/10/2011, nhân chuyến công du Trung Quốc của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, Bắc Kinh và Hà Nội đã ký kết thỏa thuận xác định những nguyên tắc định hướng giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Một trong những điểm được giới phân tích chú ý là việc hai bên đồng ý dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (1982) và Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (2002).

Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, tại Đại Học Maine Hoa Kỳ, dù đây là hai văn kiện đều đã được Trung Quốc ký kết từ lâu, nhưng không hề được Bắc Kinh tôn trọng. Lần này, Trung Quốc có thể bị lâm vào tình trạng "há miêng mắc quai" nếu lại coi thường thỏa thuận vừa ký với Việt Nam.

Philippines kêu gọi Đài Loan làm rõ kế hoạch đưa tên lửa đến Trường Sa




Chiến hạm Gregorio Del Pilar 
vừa được Philippines mua về 
nhằm tăng cường sức mạnh cho hải quân
REUTERS/John Javellana
Hôm nay, 16/10/2011, bộ Quốc phòng Philippines khẳng định là quân đội nước này sẵn sàng bảo vệ tới cùng các hòn đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Philippines.

Chính quyền Manila đã có phản ứng như trên sau khi có thông tin nói là Đài Loan dự tính triển khai tên lửa tại quần đảo Trường Sa, ở Biển Đông.

Hôm thứ Tư, 12/10, Ủy ban Quốc phòng Đài Loan đã đề nghị trang bị tên lửa phòng không cho các đơn vị biên phòng duyên hải Đài Loan đang đóng quân trong vùng quần đảo Trường Sa và quần đảo Pratas, còn gọi là Đông Sa.

Báo chí Trung Quốc lại cảnh báo Ấn Độ không nên hợp tác với Việt Nam về dầu lửa




Tờ Tin tức Năng lượng Trung Quốc, số ra ngày hôm nay, 16/10/2011 cảnh báo là Ấn Độ đang đùa với lửa khi ký kết các thỏa thuận với Việt Nam tiến hành thăm dò dầu lửa tại những khu vực có tranh chấp ở Biển Đông. Tin tức Năng lượng Trung Quốc do Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc, phát hành.

Theo bình luận của tờ Tin tức Năng lượng Trung Quốc, được Reuters trích dẫn, việc hợp tác về năng lượng giữa Ấn Độ và Việt Nam tại những nơi có tranh chấp ở Biển Đông là một ý tưởng tồi tệ và « chiến lược năng lượng của Ấn Độ đang trượt vào một vùng nước xoáy nguy hiểm ».

Mỹ quan ngại về việc Đài Loan dự trù triển khai tên lửa ở Trường Sa




Phát ngôn viên Lầu năm góc,
ông George Little (Reuters)
Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi các bên giữ thái độ hòa hoãn sau khi Đài Loan tuyên bố dự trù đem tên lửa đến Trường Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á. Ngày 12/10/2011, Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Đài Loan yêu cầu trang bị tên lửa cho các đơn vị phòng thủ trong vùng này.

Vào hôm qua 14/10/2011, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ, ông George Little tuyên bố : « Hoa Kỳ khuyến khích tất cả các bên liên quan giải quyết bất đồng bằng những phương tiện ôn hòa, trong khuôn khổ luật quốc tế và tránh sử dụng hoặc đe doa sử dụng vũ lực ».

Việt Nam - Trung Quốc tái khẳng định giải quyết tranh chấp Biển Đông qua hoà đàm






Hai lãnh đạo Hồ Cẩm Đào  
và Nguyễn Phú Trọng
 (Reuters)
Hôm nay 15/10/2011, tại Bắc Kinh, khi kết thúc chuyến viếng thăm của tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Trung Quốc đã ra một tuyên bố chung về chuyến đi này. Một lần nữa, cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc khẳng định giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đàm phán hoà bình.



Bản tuyên bố chung cho biết trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã khẳng định « quyết tâm chính trị » thông qua « đàm phán và hiệp thương hữu nghị » để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Theo bản tuyên bố, lãnh đạo hai Đảng và hai nước sẽ đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển « từ tầm cao chính trị và chiến lược », kịp thời chỉ đạo xử lý các vấn đề trên biển.

Đài Loan dự trù đem tên lửa đến vùng đảo Trường Sa




Các đơn vị tuần duyên của Đài Loan hoạt động trong vùng Trường Sa sẽ được trang bị tên lửa tối tân . Đề nghị này đã được bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Cao Hoa Trụ ủng hộ.


Một dàn tên lửa Chapparral
DR
Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông, Đài Loan chuẩn bị kế hoạch đem tên lửa tối tân «Thiên kích» vào vùng tranh chấp chủ quyền.

Theo tuyên bố của một dân biểu Quốc hội thì bộ trưởng Quốc phòng Cao Hoa Trụ đã ủng hộ đề nghị của ủy ban quốc phòng Quốc hội Đài Loan yêu cầu trang bị cho các đơn vị phòng thủ trong vùng Trường Sa vũ khí nội hóa tân tiến nhất, Chapparral hoặc Thiên Kích số 1.

Theo AFP, do lo ngại trước tình hình căng thẳng tại Biển Đông, bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho rằng Đài Loan cần phải trang bị hỏa tiễn tối tân hơn là loại Chapparral, chế tạo từ thập niên 1980.

Báo Trung Quốc đòi ngăn chặn hợp tác dầu khí Ấn Độ-Việt Nam





Việt Nam và Ấn Độ hôm 12/10/2011
đã ký hiệp định hợp tác về thăm dò dầu khí
ở vùng Biển Đông

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo ( Global Times ), một tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay (14/10/2011) đã có một bài xã luận phản ứng về việc Việt Nam và Ấn Độ hôm thứ tư vừa qua ký hiệp định hợp tác về thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông. Tờ báo này lưu ý là hiệp định nói trên được ký kết chỉ một ngày sau khi Việt Nam và Trung Quốc đạt thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông, nhân chuyến đi Bắc Kinh của tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, khó có thể nói là việc này chứng tỏ thái độ nước đôi của Hà Nội hay nó phản ánh bất đồng trong nội bộ giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Theo nhận định của Hoàn Cầu Thời Báo, qua việc ký hiệp định với Việt Nam, Ấn Độ có lẽ có những suy tính sâu xa hơn về chiến lược khu vực, chứ không đơn thuần là tìm nguồn cung cấp dầu khí.

Tổng thống Philippines sẽ thảo luận về Biển Đông với chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang





Tổng thống Philippines Benigno Aquino
Reuters
Trong cuộc gặp với Hiệp hội các phóng viên nước ngoài, ở thành phố Makati, ngày hôm qua, 12/10/2011, tổng thống Benigno Aquino cho biết là chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ công du Philippines vào cuối tháng 10, nhưng ông không nêu ra ngày cụ thể của chuyến viếng thăm này. Tổng thống Benigno Aquino nói rằng, trong số các chủ đề thảo luận với lãnh đạo Việt Nam sẽ có hồ sơ Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines.

Lãnh đạo Philippines nhấn mạnh là trước đây, ông đã thảo luận hồ sơ Biển Đông với cựu chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết và hai nước có đồng quan điểm trong cách thức giải quyết vấn đề này.

Thỏa thuận Việt Trung về Biển Đông : Một bước tiến bị hoài nghi


Trọng Nghĩa

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (P) và Tổng bí thư Đảng Cộng Sản 
Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Đại Lễ Đường Nhân Dân Bắc Kinh, 
ngày 11/10/2011.REUTERS/China Daily
Về hình thức, chuyến công du Trung Quốc của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã mang lại một “kết quả” thấy rõ. Bắc Kinh cam kết giải quyết tranh chấp Biển Đông với Hà Nội một cách hòa bình. Việc hai bên ghi lại trên giấy trắng mực đen các nguyên tắc hướng dẫn đàm phán, được giới phân tích xem là một tiến bộ. Thế nhưng, căn cứ vào tiền lệ thường thấy liên quan đến vấn đề Biển Đông là lời hứa không đi đôi với việc làm, giới phân tích vẫn dè dặt về hiệu quả thực thụ của thỏa thuận.

Trả lời phỏng vấn nhanh của Ban Việt ngữ RFI về bản “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” được hai thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc ký kết ngày hôm qua, 11/10/2011, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales) trước tiên ghi nhận rằng thỏa thuận này là một bước tiến mới trong tiến trình đàm phán Việt Trung về biên giới :

21.10.2011 Biểu tình phản đối Đài TH HÀ NỘI vu cáo người yêu nước. 2. NLT