Bạn đọc đang cầm trên tay một trong hàng trăm cuốn sách đang bị cấm lưu hành ở Việt Nam. Những cuốn sách bị cấm này có nhiều số phận khác nhau.
Hoặc nó chỉ xuất hiện một lần duy nhất tại một Nhà xuất bản trong nước rồi bị cấm tiệt như: Con nai đen của Nguyễn Đình Thi, Vào đời của Hà Minh Tuân, Những thiên đường mù của Dương Thu Hương, Đi về nơi hoang dã của Nhật Tuấn, Ly thân của Trần Mạnh Hảo…
hoặc có những cuốn chỉ vừa mới in xong đã bị thu hồi, cấm không được phát hành như Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Hệ thống xã hội chủ nghĩa của Kornai János, bản dịch của Nguyễn Quang A, thơ Chân dung của Xuân Sách…
Trong nhiều trường hợp, có những cuốn sách tuy đã lọt lưới kiểm duyệt của các biên tập viên Nhà xuất bản nhưng lại bị “các cơ quan chức năng” trong lãnh vực văn hóa, tư tưởng kịp thời phát hiện nên có lệnh thu hồi và lắm khi người được lệnh ký quyết định thu hồi lại chính là kẻ đã ký cho nó ra mắt tức các ông Giám đốc của các Nhà xuất bản!
Hoặc nó chỉ xuất hiện một lần duy nhất tại một Nhà xuất bản trong nước rồi bị cấm tiệt như: Con nai đen của Nguyễn Đình Thi, Vào đời của Hà Minh Tuân, Những thiên đường mù của Dương Thu Hương, Đi về nơi hoang dã của Nhật Tuấn, Ly thân của Trần Mạnh Hảo…
hoặc có những cuốn chỉ vừa mới in xong đã bị thu hồi, cấm không được phát hành như Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Hệ thống xã hội chủ nghĩa của Kornai János, bản dịch của Nguyễn Quang A, thơ Chân dung của Xuân Sách…
Trong nhiều trường hợp, có những cuốn sách tuy đã lọt lưới kiểm duyệt của các biên tập viên Nhà xuất bản nhưng lại bị “các cơ quan chức năng” trong lãnh vực văn hóa, tư tưởng kịp thời phát hiện nên có lệnh thu hồi và lắm khi người được lệnh ký quyết định thu hồi lại chính là kẻ đã ký cho nó ra mắt tức các ông Giám đốc của các Nhà xuất bản!
Hằng năm có cả chục “cuốn sách bị cấm” như thế mà lý do thông thường được nêu ra là đã “bôi đen xã hội”, đã “gây mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước” vân vân…
Với chủ trương sẽ lần lượt đưa ra ngoài ánh sáng những cuốn sách đã từng nằm trong cái số phậm hẩm hiu, đen tối kể trên, nhà xuất bản Tạp Chí Văn Học xin giới thiệu với bạn đọc cuốn đầu tiên trong loại sách này: Tác phẩm Chuyện Làng Ngày Ấy của nhà văn Võ Văn Trực.
“Chuyện làng ngày ấy” do NXB Lao Động Hà Nội ấn hành vào tháng Sáu năm 1993 do nhà văn Xuân Cang chịu trách nhiệm xuất bản, nhà văn Ma Văn Kháng chịu trách nhiệm bản thảo. Mặc dầu cuốn sách có giấy phép chính thức của Cục xuất bản Bộ Văn Hóa số 43 VH/LĐ nhưng chưa ra khỏi nhà in đã bị thu hồi cấm phát hành và bị “chôn sống” trong kho với một lệnh niêm phong “vô thời hạn”.
Võ Văn Trực được biết như một nhà thơ đảng viên, Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ trung ương, công tác lâu năm tại cơ quan Hội Nhà Văn, về hưu sau khi có sách bị cấm. Như “mấy lời tâm sự” của tác giả ở cuối sách: “Chuyện làng ngày ấy là chuyện làng xóm, gia tộc, gia đình xẩy ra những năm sau Cách Mạng tháng Tám. Tôi ghi lại một cách trung thực những điều tôi nghe, tôi thấy, tôi biết…”
Chính vì “ghi lại một cách trung thực” qua cái nhìn của một nhà văn lúc về già nhìn lại nên Chuyện Làng Ngày Ấy thực sự là một cuốn biên niên sử sinh động về cuộc cách mạng ruộng đất, “đào tận gốc, trốc tận rễ” tất cả những gì bị kết tội là “thuộc xã hội cũ” ở làng quê Việt Nam. Trong vẻn vẹn có gần 200 trang in, Võ Văn Trực cứ lặng lẽ, từ tốn và chậm rãi đưa ra rất nhiều “sự thực của lịch sử” mới nghe tưởng chuyện tầm thường, ngẫm lại mới thấy bàng hoàng, xót xa.
Và rồi gấp sách lại, người ta thấy rõ cái mô hình cộng sinh từ ngàn đời nay của dân quê Việt Nam vẫn là làng xóm chứ tuyệt nhiên không phải những hợp tác xã nông nghiệp, những tập đoàn sản xuất theo mô hình Cộng Sản.
Và rồi gấp sách lại, người ta thấy rõ cái mô hình cộng sinh từ ngàn đời nay của dân quê Việt Nam vẫn là làng xóm chứ tuyệt nhiên không phải những hợp tác xã nông nghiệp, những tập đoàn sản xuất theo mô hình Cộng Sản.
Mọi mưu toan xóa bỏ đơn vị “làng xóm”, thay thế bằng những thiết chế kìm kẹp khác, đều phá vỡ cân bằng môi trường sinh tồn của dân tộc, đều bộc lộ những ảo tưởng của những đầu óc nông cạn. Đó là cái tài tình của Võ Văn Trực khi không cần lôi kéo mà ông cũng vẫn dẫn người đọc đi đến kết luận đó…
Ngay từ hồi chủ nghĩa cộng sản mới giành được thắng lợi ở nước Nga Sa hoàng, một nhà báo tên là Prudon đã vạch trần một sự thực mà cho đến nay mọi người mới thấy là ông đã có tầm nhìn xa hàng thế kỷ: “Chủ nghĩa cộng sản là sự đánh đồng cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác, cái cao thượng với cái ti tiện…”.
Cuốn Chuyện Làng Ngày Ấy là một minh chứng rất sinh động và cụ thể cho lời nhận xét kể trên của Prudon.
Cuốn Chuyện Làng Ngày Ấy là một minh chứng rất sinh động và cụ thể cho lời nhận xét kể trên của Prudon.
Từ thượng cổ, con người vẫn có hai cơ chế kiểm soát: ở bên trong là trời Phật, ở bên ngoài là luật pháp và miệng tiếng người đời. Chủ nghĩa cộng sản xóa bỏ cả hai cơ chế kiểm soát con người bên trong và bên ngoài để thiết lập một cơ chế kiểm soát toàn trị bằng một ý thức hệ thô thiển, giản lược hóa con người vào những mô hình kinh tế, bằng các tổ chức quản lý thực chất là kìm kẹp, bằng những chủ trương, chính sách đường lối dựa trên một “khế ước xã hội” áp đặt lên toàn dân:
Đảng là mặt trời duy nhất, và quyền lợi của Đảng là tối cao, cao hơn cả dân tộc và lịch sử.
Đảng là mặt trời duy nhất, và quyền lợi của Đảng là tối cao, cao hơn cả dân tộc và lịch sử.
Để tuyệt đối hóa vai trò bao trùm của mình lên toàn xã hội, vào thời kỳ đó, Đảng chủ trương phải xóa bỏ cơ chế kiểm soát bên trong con người cũ, thiết lập cơ chế kiểm soát mới bằng xóa bỏ giáo lý của tôn giáo, chôn vùi huyền thoại của tín ngưỡng, thay thế chúng bằng những tín điều cộng sản, xóa bỏ thần Phật thay thế bằng hình ảnh các lãnh tụ.
Qua Chuyện Làng Ngày Ấy, tác giả Võ Văn Trực bằng những hình ảnh sinh động đã khắc họa bức tranh toàn cảnh của một làng quê Việt Nam vào thời chủ nghĩa Cộng Sản khởi sự đâm chồi, bức tranh tuy rất giản dị, chân thực như một bức ký họa nhưng lại ẩn chứa rất nhiều điều kỳ quặc gây xáo trộn và tràn ngập những khổ đau trong một làng quê vốn đã xơ xác, nghèo nàn và khốn khổ.
Khi khép lại Chuyện Làng Ngày Ấy ở những trang cuối, nhà văn Võ Văn Trực đã có đôi lời tâm sự:
“Tôi xin dâng bạn đọc cuốn sách nhỏ này bằng hai bàn tay chân tình của tôi. Xin bạn hãy xem mọi điều tôi viết trong đó như những lời tâm sự tha thiết: chúng ta cùng chung tay đẩy lùi và xóa sạch mọi sai lầm ấu trĩ, cùng vun trồng nền văn hóa Việt Nam hiện đại được bắt rễ sâu trong truyền thống bốn nghìn năm của dân tộc…”
May cho ông, cuốn sách đã được hoàn thành vào năm 1990 – đúng vào thời Tổng bí thư Đảng Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói” cho văn nghệ sĩ. Cùng hoàn cảnh sáng tác như ông, chỉ trong vòng hai năm, các nhà văn đã cho ra đời hàng loạt những tiểu thuyết nếu chưa có những đột biến về giá trị nghệ thuật thì ít nhất cũng phanh phui được một số sự thật vốn từng bị che đậy giấu giếm dưới khung cảnh toàn trị của một thể chế độc tài và nghiêm khắc.
Tuy nhiên, chẳng phải bây giờ mọi sự đã hoàn toàn thay đổi. Tác phẩm này của ông cho đến thời điểm này (2005) vẫn còn bị cấm lưu hành ở Việt Nam, mặc dù nguyện vọng của tác giả chỉ là muốn viết ra những điều giản dị và chân thực. Nhưng trong khi sáng tác, ông đâu có biết rằng tác phẩm của ông càng giản dị và chân thực bao nhiêu thì giá trị tố cáo của nó càng mạnh mẽ bấy nhiêu, chẳng khác gì một thùng thuốc nổ có thể làm vỡ tung mọi bưng bít, làm sụp đổ cả một sách lược ngụy tạo che giấu hay xí xóa về cả một thời kỳ lịch sử tuy đã qua nhưng hãy còn nóng hổi tính thời sự.
Chính vì vậy, chúng tôi xin mời độc giả hãy đọc và hãy tiếp tay lan truyền nó.
Chúng tôi nghĩ rằng hẳn đó cũng là tâm nguyện của tác giả khi ông sáng tác tác phẩm này.
California ngày 15-5-2005
Tạp Chí Văn Học
http://www.diendantheky.net/2011/12/chuyen-lang-ngay-ay.html(Tiếp theo)
Bác Chắt Kế đã về!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét