Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

18g30 Chúa Nhật 16/2/2014: Sài Gòn thắp nến cầu nguyện cho Ls. Lê Quốc Quân


VRNs (14.02.2014) – Sài Gòn – Ngày 18/2/2013 tòa án tối cao tại Hà Nội sẽ xét xử phúc thẩm Luật sư Công giáo Giuse Lê Quốc Quân về tội danh “trốn thuế”. Tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng, Quận 3 vào lúc 18g30 Chúa Nhật 16/2/2014 sẽ có thánh lễ đồng tế và thắp nến cầu nguyện cho Ls. Quân và cho phiên xét xử phải diễn ra luôn tôn trọng sự thật. Thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình sớm xuất hiện trên quê hương đất nước Việt Nam.

Ông Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù nhân lương tâm nhận định với VRNs: “Nhà cầm quyền cs VN không muốn bắt người ta về tội danh quốc gia bởi vì những tội danh như Điều 79, Điều 88, Điều 258 đều bị cộng đồng quốc tế lên án. Do đó họ dựa vào những tội danh kinh tế để bỏ tù những người yêu nước như vụ án của Luật sư Lê Quốc Quân. Sự việc của tôi liên quan đến vay dân sự, tất cả được thỏa thuận tại tòa án dân sự và không cần buộc tội tôi là lừa đảo hay chiếm đoạt tài sản. Nên tất cả những cái này là do công an đã dàn dựng và buộc những người bạn của tôi đứng ra kiện thưa tôi.”

Thông báo về việc kỷ niệm Ngày Biên Giới Việt Nam 17/2

Kính thưa đồng bào!

Cách đây đúng 35 năm, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã nổ súng tấn công trên toàn tuyến biên giới phía bắc, giết hại, làm bị thương hơn 60,000 binh lính và dân thường Việt Nam.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Không còn ai bảo vệ chúng tôi

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok 2014-02-12

Sáng ngày 12 tháng 2, bà con nông dân xã Phụng Công tiếp tục kéo nhau ra đồng giữ đất
Sáng ngày 12 tháng 2, bà con nông dân xã Phụng Công tiếp tục kéo nhau ra đồng giữ đất
Photo Dongchuacuuthe
Sáng ngày 12 tháng 2, bà con nông dân xã Phụng Công tiếp tục kéo nhau ra đồng giữ đất mặc dù không ai trong chính quyền từ cấp xã cho tới huyện có tiếp xúc với bà con để tìm hiểu về vụ côn đồ dùng súng hoa cải bắn bị thương 5 người vào ngày 10 tháng 2 vừa qua tại cánh đồng mà người dân phải ra sức bảo vệ không cho tập đoàn Ecopark chiếm lấy. Mặc Lâm có thêm chi tiết.

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Thư kêu cứu của gia đình Huỳnh Thục Vy

Thưa quý vị bằng hữu,

Tối qua, ngày 11 tháng 2 năm 2014, nhà ba tôi ở Tam Kỳ, Quảng Nam đã bị bốn tên an ninh giả danh côn đồ tấn công. Họ dùng nhiều gạch đá lớn ném vào nhà ba tôi. Diễn biến cụ thể như sau:

Tin giờ chót: CA Đồng Tháp âm mưu bỏ tù những người đến thăm anh Nguyễn Bắc Truyển


CTV Danlambao - Liên quan đến vụ việc côn an Đồng Tháp đánh đập và bắt giam 21 người khi đến thăm nhà anh Nguyễn Bắc Truyển hôm 11/2/2014. Vào lúc 23 giờ khuya ngày 12/2/2014, ông Lưu Trọng Kiệt cho biết 18 người đã rời khỏi trại giam CA huyện Lấp Vò sau hơn một ngày một đêm bị giam giữ phi pháp. Tuy nhiên, 3 người còn lại vẫn tiếp tục bị cơ quan CA giam giữ gồm có: chị Bùi Thị Minh Hằng, chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh.

THÔNG BÁO VỀ VIỆC KỶ NIỆM NGÀY BIÊN GIỚI VIỆT NAM 17/02


Kính thưa đồng bào!


Cách đây đúng 35 năm, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã nố súng tấn công trên toàn tuyến biên giới phía bắc; giết hại, làm bị thương hơn 60,000 binh lính và dân thường Việt Nam.

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Công an huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp đánh các nhà hoạt động


VRNs (11.02.2014) – Đồng Tháp - Vào lúc khoảng 10 giờ sáng nay, các nhà hoạt động và tu sỹ PGHH đến thăm bà Bùi Thị Kim Phượng (vợ ông Nguyễn Bắc Truyển) tại ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. 


Cách nhà bà Phượng 300 m, đoàn người khoảng 20 người đã bị công an đánh rất dã man bằng ba-trắc, sau đó áp giải tất cả về đồn công an huyện Lấp Vò (nằm trên QL 80). Vài nữ tín đồ PGHH đã ngất xỉu.
Đoàn người gồm có: bà Bùi Hằng; tu sỹ PGHH Võ Văn Thanh Liêm; cư sỹ PGHH Võ Văn Bửu, Tô Văn Mãnh, Trương Kim Long; Phật tử Trần Văn Thường; 2 cựu TNCT Huỳnh Anh Tú, Huỳnh Anh Trí, cư sỹ Võ Văn Bảo; nhà hoạt động Lưu Trọng Kiệt…

140211-NBTNhững người bị đánh đập và bắt đi sáng nay

Phỏng vấn nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển sau khi được phóng thích

24 giờ sau khi thông tin về vụ hàng trăm công an bao vây, dùng võ lực tấn công, bắt giam nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển tại Đồng Tháp hôm 9/2 nhanh chóng được loan tải trên các trang mạng xã hội, ông Truyển đã được phóng thích vào tối hôm nay 10/2 tại Sài Gòn.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Chiến dịch gửi thư cho Đỗ Thị Minh Hạnh nhân dịp sinh nhật lần thứ 5 trong tù

Bà Trần Thị Ngọc Minh cầm bức ảnh Đỗ Thị Minh Hạnh và các bạn 
(Ảnh: Aleksandra Szyłło, amnesty.org.pl)

Trọng (Danlambao) – Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Ba Lan vừa phát động chiến dịch viết thư cho Đỗ Thị Minh Hạnh, một tù nhân lương tâm chuẩn bị đón sinh nhật lần thứ 5 trong tù tạiPhân trại số 3, trại giam Thanh Xuân, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Ông Nguyễn Bắc Truyển bị bắt

Ông Nguyễn Bắc Truyển kêu gọi trả tự do cho gia đình luật sư Lê Quốc Quân
Ông Nguyễn Bắc Truyển kêu gọi trả tự do cho gia đình luật sư Lê Quốc Quân
RFA
Ông Nguyễn Bắc Truyển một tù nhân lương tâm bị tù ba năm rưỡi về tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 bộ luật tố tụng hình sự khi tham gia “Đảng dân chủ nhân dân”, rải truyền đơn, biểu tình vào dịp Việt Nam tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC năm 2006.
Sau khi mãn hạn tù ông liên tục bị chính quyền theo dõi, sách nhiễu và tìm mọi cách ngăn cản ông trong các sinh hoạt bình thường của một công dân sau khi mãn án. Trường hợp mới nhất xảy ra vào sáng hôm nay theo lời ông kể trước khi bị bắt:

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Việt Nam bị LHQ khuyến nghị 227 điểm về quyền con người.

Phạm Trần (Danlambao) - Chiều Thứ Sáu ngày 07/02/2014, Nhóm Công tác (the Working Group) thuộc "cơ chế kiểm định kỳ phổ quát" (UPR, The Universal Periodic Review), chu kỳ II của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc họp tại Geneve, Thụy Sỹ đã trao cho Việt Nam 227 Điểm khuyến nghị yêu cầu xem xét để để bảo vệ Quyền Con Người, trong đó có 5 lĩnh vực quan trọng cần được thực thi là:

1) Tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí trên Internet và bên ngoài, tự do hội họp.

2) Quyền tự to tín ngưỡng, tôn giáo đặc biệt của các sắc dân thiểu số.

3) Hủy bỏ án Tử hình hoặc xét lại hình phạt quá nặng này đối với các tội phạm Kinh tế vá các tội không nghiêm trọng khác.

4) Hủy bỏ hoặc Tu chính các Điều 79, 88, 258 mơ hồ và bị lạm dụng nhằm hạn chế tự do của Bộ Luật hình sự như yêu cầu của Gia Nã Đại, Pháp, Hòa Lan (Netherlands).

Đại diện Pháp viết: "Repeal or modify the Penal Code relating to national security particularly Articles 79, 88 and 258, in order to prevent those articles from being applied in an arbitrary manner to impede freedom of opinion and expression, including on the Internet (France)". Gia Nã Đại: “Amend the provisions concerning offences against national security which could restrict freedom of expression, including on the internet, particularly articles 79, 88 and 258 of the Penal Code, to ensure its compliance with Viet Nam’s international obligations, including the ICCPR (Chú thích: International Covenant on Civil and Political Rights, Công ước Quốc tế về quyền Công dân và Chính trị)"
5) Một số nước khác, trong đó có Phần Lan (Finland), Hòa Lan (Netherlands) và Tân Tây Lan (New Zealand) yều cầu sửa lại hai Nghị định 72 và 174 đã hạn chế và kiểm soát hoạt động của Truyền thông Xã hội và các Tổ chức Phi Chính phủ.

Đại biểu Úc Đại Lợi yêu cầu sớm có Luật để quy định quyền tự do hội họp và biểu tình ôn hòa phù hợp với Công ước Quốc tế về quyền Công dân và Chính trị. (Enact laws to provide for and regulate freedom of assembly and peaceful demonstration in line with the ICCPR (Australia).

Riêng Hy Lạp đã thẳng thắn yêu cầu Việt Nam áp dụng những biện pháp chấm dứt truy tố những công dân thực thi quyền phản đối hòa binh. (Adopt measures to end prosecution of peaceful protesters (Greece).

Cũng có những khuyến nghị như Việt Nam cần “đình chỉ tịch thu tài sản, đuổi dân thiểu số ra khỏi nơi cư trú của họ, phải bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em và các quyền khác của công dân, đồng thời tạo điều kiện bình đẳng và tôn trọng pháp luật cho mọi người."

Riêng Hoa Kỳ đã công khai yêu cầu Việt Nam sửa những Luật mơ hồ về “an ninh” để đàn áp dân và trả tự do “vô điều kiện” cho các tù nhân chính trị Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân, Nhà báo tự do Điếu Cầy và ông Trần Huỳnh Duy Thức. (Revise vague national security laws that are used to suppress universal rights, and unconditionally release all political prisoners, such as Dr. Cu Huy Ha Vu, Le Quoc Quan, Dieu Cay and Tran Huynh Duy Thuc (United States of America)

Đặc biệt Nhật Bản đã đề nghị Việt Nam hãy thi hành những biện pháp để “bảo đảm quyền tự do tư tưởng và quyền tự do, độc lập của báo chí và Internet". (Actively promote steps to guarantee freedom of expression, as well as the freedom and independence of the press, including on the internet (Japan).

Vào năm 2009, trong Chu kỳ I của “cơ chế kiểm định kỳ phổ quát” (UPR, The Universal Periodic Review) năm 2009 chỉ có 123 yêu cầu của 60 nước tham dự. Việt Nam chỉ chấp nhận thi hành 96 đề nghị.

Ngược lại, tại phiên họp ngày 05/02/2014, có tới 106 Quốc gia tham gia phát biểu, chất vấn Phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu.

Sau đó, Nhóm Công tác của Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận tới 227 yêu cầu của các nước thành viên gửi cho Việt Nam.

Theo Văn phòng Báo chí của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam phải phúc đáp những khuyến nghị này, chậm nhất vào Kỳ họp thứ 26 của Hội đồng trong Tháng 6/2014.

Chúng tôi sẽ có bài phân tích chi tiết về 227 Khuyến nghị vào tuần tới.

02/014