Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Việt Nam thuộc nhóm nước có nhiều tham nhũng

Việt Nam thuộc nhóm nước có nhiều tham nhũng

Theo Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng, năm nay Việt Nam được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) chấm 2,9 điểm, xếp hạng 112 trên tổng số 183 nước.


Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng tại Hà Nội chiều 22/12, ông
Trần Đức Lượng cho biết, năm 2010 Tổ chức Minh bạch quốc tế đã chấm Việt Nam được 2,7 điểm, xếp hạng 116.

"
Năm nay TI đánh giá chúng ta tăng 4 điểm, cho thấy công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam có tiến bộ nhưng chưa có chuyển biến căn bản", ông Lượng nói. Theo đánh giá của TI, những quốc gia dưới 5 điểm có nhiều tham nhũng, phần nhiều là nước đang chuyển đổi nền kinh tế.

Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, để hạn chế tham nhũng tại những nước có nền kinh tế chuyển đổi, kiểu như Việt Nam, TI đưa ra 3 giải pháp, gồm: công khai minh bạch thông tin, trừ thông tin ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, thuần phong mỹ tục; kiểm soát tốt tài sản và thu nhập của quốc gia, kể cả tài nguyên khoáng sản; phát huy được vai trò của xã hội trong phòng chống tham nhũng.

Năm nay Việt Nam xếp hạng 112 trên tổng số 183 nước có tham nhũng
Năm nay Việt Nam xếp hạng 112 trên tổng số 183 nước có tham nhũng
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn Dũng, Chánh thanh tra TP Hà Nội, sau 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, Hà Nội vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức ở một số đơn vị nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp, tổ chức, nhất là trong thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thẩm định dự án, duyệt quyết toán... 

Ngoài ra, việc phát hiện tham nhũng trong từng cơ quan, tổ chức còn hạn chế, phần lớn do quần chúng tố giác.

5 năm qua, Công an thành phố đã phát hiện và khởi tố 125 vụ với 273 bị can tham nhũng, tổng số tài sản thiệt hại trong các vụ án này ước 900 tỷ đồng.


Để phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn, UBND thành phố đã ra quyết định yêu cầu nhiều lãnh đạo phải kê khai tài sản và bản kê khai này sẽ được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị người kê khai thường xuyên làm việc.


Người phải kê khai gồm: cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ từ phó trưởng phòng của UBND quận, huyện, thị xã; cán bộ địa chính xây dựng, tài chính kế toán từ cấp xã phường trở lên; các trưởng phó phòng doanh nghiệp nhà nước trở lên.


Việc kê khai tài sản sẽ phải định kỳ hàng năm, đơn vị tổ chức cán bộ sẽ xác minh tài sản của cán bộ.

Theo Đoàn Loan
VNE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét