Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Đại biểu quốc hội bị chỉ đạo 'không phát biểu về tham nhũng'

CTV Danlambao - Phát biểu tại buổi họp quốc hội vào sáng ngày 7/11, đại biểu Lê Như Tiến thuộc đoàn Quảng Trị đã tiết lộ một thông tin 'động trời': “Mỗi lần ra họp Quốc hội là lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ: phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng, vì nếu còn cơ chế xin cho thì mình xin ai cho. Càng không nên phát biểu tham nhũng ở địa phương vì dại gì vạch áo cho người xem lưng”.

Thực chất việc biểu quyết sửa đổi Hiến pháp tại QH

image.jpg
Toàn cảnh buổi lễ khai mạc Kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa 13 của Việt Nam hôm 21/10/2013.
AFP photo

Quốc Hội Việt Nam hiện đang nhóm họp để biểu quyết về việc sửa đổi Hiến pháp vốn ảnh hưởng đến vận nước dân tộc. Nhưng câu hỏi được nêu lên là thực chất diễn biến này ra sao?

Cản trở sự phát triển

Hồi đầu năm nay, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc Hội Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Sọan thảo Hiến pháp kiêm Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã thay mặt giới lãnh đạo Hà Nội hô hào người dân hãy mạnh dạn góp ý cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 mà “không có vùng cấm” nào.

Việt Nam: Các tài liệu báo cáo vẫn còn nhiều người bị bỏ tù vì lên tiếng

Amnesty International/Hành Nhân chuyển ngữ - Ngày 7/11/2013 - Chính quyền Việt Nam phải chấm dứt cuộc đàn áp đáng báo động của họ đối với giới bất đồng chính kiến ​​và ngay lập tức đưa ra các biện pháp để bảo vệ các nhà hoạt động khỏi sự sách nhiễu hơn nữa và bỏ tù chỉ vì thực thi các quyền của họ, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết trong một báo cáo mới ngày hôm nay. Những tiếng nói câm lặng: Tù Nhân Lương Tâm ở Việt Nam xem xét cách pháp luật và các nghị định được sử dụng để hình sự hóa tự do ngôn luận, cả trực tuyến và trên các đường phố. Nó cũng liệt kê 75 người tù nhân lương tâm tại Việt Nam, một số người bọn họ đã bị nhốt trong những điều kiện khắc nghiệt trong nhiều năm.

Ân Xá Quốc Tế tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền


DR
Tú Anh
Chính quyền Việt Nam phải chấm dứt tình trạng trấn áp nhân quyền đáng báo động và phải tức khắc ban hành các biện pháp bảo vệ các nhà tranh đấu cho dân chủ trước các hành động bạo lực và tù đày. Hiến pháp phải bảo vệ con người chứ không phải đàn áp con người. Trên đây là nội dung bản báo cáo của Ân Xá Quốc Tế - Amnesty International công bố hôm nay 07/11/2013 báo động tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế liệt kê danh sách 75 tù nhân chính kiến đang bị giam cầm tại Việt Nam chỉ vì họ phát biểu quyền tự do ngôn luận ngoài đường phố hoặc trên trang mạng internet.

Bị chặn bắt xe vô cớ, người dân kéo lên công an tỉnh phản ứng

Nhiều người dân xã Hải Thanh, H.Tĩnh Gia (Thanh Hóa) kéo về vây trụ sở Công an tỉnh Thanh Hóa sáng nay

Ngọc Minh (TNO) - Bức xúc vì bị cảnh sát bắt xe chở cá khô mà không đưa ra lý do, hàng chục người dân đã kéo lên trụ sở Công an tỉnh Thanh Hóa để phản ứng.

Sáng nay 7.11, khoảng 70 người dân của xã Hải Thanh, H.Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã kéo lên trụ sở Công an tỉnh Thanh Hóa để yêu cầu làm rõ việc hai xe container hàng cá cơm khô của người dân bị công an bắt giữ.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Giới chức Việt Nam bị cáo buộc dính líu tới buôn bán phụ nữ, trẻ em

Các cô gái mại dâm người dân tộc thiểu số từ Việt Nam ngồi chờ khách trong khu 'đèn đỏ' nổi tiếng ở Phnom Penh.
Các cô gái mại dâm người dân tộc thiểu số từ Việt Nam ngồi chờ khách trong khu 'đèn đỏ' nổi tiếng ở Phnom Penh.

HRW: Việt Nam muốn vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, hãy cải thiện nhân quyền

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á thuộc Human Rights Watch nói 'Việc Hà Nội phạt tù một người dân dùng Facebook đòi công lý về tội ‘lợi dụng quyền dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ phơi bày cho thế giới thấy các chính sách nhân quyền của Việt Nam đã phá sản'.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á thuộc Human Rights Watch nói 'Việc Hà Nội phạt tù một người dân dùng Facebook đòi công lý về tội ‘lợi dụng quyền dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ phơi bày cho thế giới thấy các chính sách nhân quyền của Việt Nam đã phá sản'.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Kinh tế suy thoái do “tham nhũng tràn lan”

Kinh tế suy thoái do “tham nhũng tràn lan”
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng tình hình tham nhũng vẫn còn tiềm ẩn và có chiều hướng gia tăng tại một số lĩnh vực, gây bức xúc trong dư luận - Ảnh minh họa.

Một số vị đại biểu cho rằng, cần rà soát, làm rõ có hay không có việc tham nhũng trong xây dựng chính sách...




Đây là một nhận xét được nêu tại báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ của Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng, vừa được gửi đến các vị đại biểu trước phiên thảo luận tại hội trường vào sáng 7/11.
Theo báo cáo, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng tình hình tham nhũng vẫn còn tiềm ẩn và có chiều hướng gia tăng tại một số lĩnh vực, gây bức xúc trong dư luận.

“Tình hình tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng đang hết sức nghiêm trọng, gây thiệt hại hàng trăm nghìn tỷ đồng nhưng chủ yếu mới phát hiện cán bộ cấp dưới sai phạm. Nguyên nhân là do công tác quản lý cán bộ trong lĩnh vực này còn nhiều sơ hở dẫn đến thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước rất lớn… “, báo cáo nêu rõ.

Gần 500 dân oan biểu tình trước trụ sở MTTQ

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok 2013-11-06


Sáng ngày 6 tháng 11,  khoảng 500 người dân 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên đang biểu tình trước cửa trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi Hà Nội. Sáng ngày 6 tháng 11, khoảng 500 người dân 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên đang biểu tình trước cửa trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi Hà Nội.
blog/diendanchinhtri
Mấy trăm nông dân thuộc ba xã Xuân Quan, Cửu Cao, Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên sáng nay lại phải kéo nhau đến văn phòng Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc tại 46 Tràng Thi, Hà Nội. Mục đích được cho biết nhằm yêu cầu cơ quan chức năng trung ương có ý kiến với các cấp chính quyền địa phương có biện pháp cụ thể ổn định trận tự tại địa phương trước những thành phần bất hảo công khai hoành hành tại đó.
Một người dân đi khiếu kiện trong đoàn cho biết như sau:
Hôm nay bà con đi độ khoảng 400-500 người thôi. Mục đích sang tại Mặt trận Tổ quốc là muốn họ giúp dân vì tình hình địa phương hiện nay rất phức tạp.

TIN BÃO: Tâm áp thấpnhiệt đới đi vào khu vực Khánh Hòa - Bình Thuận

Hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Hàng nghìn dân TP HCM phải di dời trước khi bão đổ bộ

Được dự báo là một trong những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 13, TP HCM tổ chức di gần 4.000 dân Cần Giờ, học sinh một số trường nội thành được nghỉ học...

bao2-3122-1383705042.jpg
Bão Pakhar đổ bộ vào TP HCM vào đầu năm ngoái khiến 500 căn nhà trên địa bàn thành phố bị đổ sập. Ảnh: Hữu Công

Ý kiến người dân về vụ nổ mìn tại trụ sở UBND xã giữa đêm khuya

Minh Nhân (Danlambao) - Một vụ nổ lớn vừa xảy ra tại trụ sở UBND xã Nghi Long (Nghệ An), phá nát phòng làm việc của Bí thư Đảng ủy xã. Đây là vụ nổ diễn ra ngay sau các cuộc tập trận "chống khủng bố, bạo loạn" do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức trên quy mô lớn. Thiệt hại về vật chất có thể không nhiều nhưng đây là một cảnh báo về sự “mục ruỗng, thối tha” của chốn công quyền và sự bức bách tột cùng của người dân trong những sự vụ gần đây ở Nghệ An.

Nhà nghiên cứu Mỹ: Việt Nam cấm chia sẻ tin trên mạng là 'điên rồ'

Cụ ông Tôn Thất Tần - người bị chế độ CS bỏ tù 30 năm đã qua đời

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Hành xử của an ninh và phản ứng của người dân: Bị đánh đến thương tật do giúp dân oan

Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-11-04
000_Hkg9055048-305.jpg
An ninh làm hàng rào ngăn chặn người dân đến dự phiên xử LS. Lê Quốc Quân hôm 02/10/2013 tại Hà Nội.
AFP photo
Một số người tại Việt Nam do có những hành động yêu nước công khai cũng như dám đứng ra giúp đỡ, bênh vực cho những người dân oan khiếu kiện đã bị đánh đập, sách nhiễu một cách vô cớ.

Bị đánh do hành động yêu nước

Phiên xử án facebooker Đinh Nhật Uy hồi ngày 29 tháng 10 vừa qua thu hút sự chú ý của những người quan tâm. Lý do theo những người này anh Đinh Nhật Uy không làm gì vi phạm pháp luật, thậm chí hành động của anh này còn chứng tỏ lòng yêu nước, chống Trung Quốc gây hấn xâm lấn Việt Nam, cũng như tệ nạn tham nhũng gây hại cho quốc gia...

Nhà nước CS Việt Nam đàn áp Tôn giáo

Công an không cho tín đồ Cao Đài mặc áo dài làm lễ tại nhà

RFA
2013-11-03
cao-dai
"Ngũ vị giáo chủ" của Đại đạo Tam kỳ Phổ độ
Courtesy photo caodai.net
Hôm nay tại Vĩnh Long, một nhóm tín đồ Cao Đài chân truyền làm lễ giỗ tại nhà bị công an ngăn cấm lễ và không cho mặc y phục tôn giáo
Một nhóm tín đồ Cao Đài chân truyền gồm 30 người hôm nay- chủ nhật ngày 3 tháng 11, tập trung làm lễ giỗ cho vị chức sắc lễ sanh Thái Kinh Sanh tại nhà của một đồng đạo ở phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Phó chủ tịch phường cùng công an đến yêu cầu phải có trình báo và không được mặc trang phục của tín đồ Cao Đài khi làm lễ giỗ tại nhà.
Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng cho biết về điều này và phản ứng của những tín đồ Cao Đài:
“ Phó chủ tịch phường 4, thành phố Vĩnh Long là ông Thức nói rằng theo Nghị Định 92 khi đồng đạo tụ tập đông người phải xin phép. Chúng tôi trình bày rằng Hiến pháp cho tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình; thế nhưng Nghị định không căn cứ Hiến pháp để ra vấn đề đối với tôn giáo.Trong khi Hiến pháp nói một đường, nghị định lại nói một nẻo và bó buộc, khống chế chúng tôi. Vì vậy chúng tôi không đồng ý. Quyền tự do tín ngưỡng là quyền của người dân và quyền này bất khả xâm phạm."

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Thủ lĩnh, bản lĩnh và búa rìu: Nỗi buồn mang tên 'Bình Thống đốc'

TP - Khai mở loạt bài này có lẽ bắt đầu từ thông cáo báo chí của bà Christine Largarde, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhân buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 9/2013 với các tổ chức tài chính quốc tế, Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF ở Washington DC.
“Chúng tôi đã thảo luận hiệu quả về tiến bộ Việt Nam đã đạt được trong việc khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô trong năm vừa qua và về các chính sách củng cố những thành tựu này và thúc đẩy hơn nữa thành tích giảm nghèo đáng ngợi khen của Việt Nam. Tôi hoan nghênh nỗ lực của các cơ quan Chính phủ trong việc duy trì củng cố tài khóa và đạt được mục tiêu về thâm hụt ngân sách trong năm nay, điều này cùng với chính sách tiền tệ hiện tại, sẽ góp phần giúp kiềm chế lạm phát.
Tôi chúc mừng Thủ tướng Dũng đã chỉ đạo xây dựng chương trình cải cách của Việt Nam để bắt đầu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tăng cường quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp này, và cải cách đầu tư công. Trong bối cảnh môi trường quốc tế hiện nay, tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải tiến triển nhanh chóng trong thời gian tới, để đảm bảo ổn định tài chính và tạo cơ sở để tăng trưởng mạnh và bền vững trên diện rộng”
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình. Ảnh: Hồng Vĩnh
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Vinashin chết, SBIC khai sinh: lộ sáng sự thật gì?

(Kienthuc.net.vn) - Chuyển đổi Vinashin thành SBIC cho thấy  mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước thất bại. SBIC sẽ phải gánh khoản nợ khổng lồ của Vinashin, vậy trả thế nào?
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã chính thức bị "khai tử" để chuyển sang mô hình hoạt động mới, mô hình tổng công ty với tên gọi là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Shipbuilding Industry Corporation, viết tắt là SBIC).

Nguyễn Văn Thạnh - Những sai lầm "thơm ngon"

Nguyễn Văn Thạnh
Câu hỏi đặt ra là tại sao một điều căn bản của kinh tế học, không có gì cao siêu khó hiểu - phải nói là đến con nít cũng biết - mà dân tộc chúng ta cứ lâm vào hết lần này đến lần khác?
image001_32.jpg
Vậy là điều gì đến cũng đã đến. Với món nợ lên gần cả 100.000 tỷ, trong khi thực lực chỉ là vài chục con tàu nát vương vãi khắp thế giới, phá sản là điều không thể tránh khỏi của quả đấm thép hùng tráng một thời: Vinashin. Điều đặc biệt ở đây không phải phá sản theo lệ thông thường mà đổi tên từ Vinashin thành SBIC. Một ảo thuật để (gần) 90 triệu dân đang đói kém quên đi nguồn cơn của nỗi khốn khó?
Cũng như những con quái vật, trước khi chết, chúng cũng sẽ ra sức giãy dụa, tiêu hao sinh lực rất nhiều. Ban đầu, chúng được những vị quan to nhất nước trấn an tinh thần kiểu như “sau tái cơ cấu, Vinashin sẽ phục hồi và có lãi” rồi “Vinashin tự vay tự trả, nhà nước không chịu trách nhiệm” rồi “tái cơ cấu chuyển Vinashin cho Vinalines tiếp quản” rồi “chính phủ bảo lãnh trả nợ thông qua phát hành trái phiếu”,... và cuối cùng là đổi tên.