Hà Nội (NV) - Nhà cầm quyền Việt Nam đang có chương trình nhờ các định chế tài trợ quốc tế tư vấn hầu có thể đối phó với cái núi nợ xấu khổng lồ trong hệ thống ngân hàng.
Nhân viên chi nhánh ngân hàng ACB ở Hà Nội giao tiền cho khách hàng đến rút vì sợ ngân hàng sập hôm 22 tháng 8, 2012 sau khi lãnh đạo ngân hàng bị bắt cùng với cổ đông lớn Nguyễn Ðức Kiên, tức bầu Kiên. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/GettyImages)
VOA - Tập đoàn đóng tàu lớn của Trung Quốc sẽ khởi sự các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, và nguồn nước tại thành phố Tam Sa do Bắc Kinh mới thành lập trên đảo Vĩnh Hưng (Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm), thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
Mối lo ngại về nguy cơ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông bị tham vọng chủ quyền của Trung Quốc giới hạn như vừa được chính nước này xác nhận. Theo báo chí Trung Quốc, vào hôm nay, 29/11/2012, tỉnh Hải Nam, địa phương được Bắc Kinh trao quyền quản lý Biển Đông, vừa thông qua các quy định mới cho phép cảnh sát biên phòng quyền « lên tàu, tịch thu giữ và trục xuất các tàu ngoại quốc xâm phạm trái phép vùng biển của tỉnh ». Quyết định này bị coi là một động thái mới của Trung Quốc trong mưu toan độc chiếm Biển Đông.
(NLĐO) – Sau hộ chiếu “đường lưỡi bò”, Trung Quốc tiếp tục có động thái mới đe dọa khiến tình hình biển Đông càng thêm căng thẳng, đó là trao thêm quyền lục soát tàu thuyền cho cảnh sát biển Hải Nam.
Giới truyền thông Trung Quốc ngày 29-11 đưa tin cảnh sát biển tỉnh Hải Nam sẽ có quyền lục soát những tàu nào "xâm phạm trái phép" những vùng biển mà Bắc Kinh xem là lãnh hải của mình ở biển Đông.
Sự hiện diện của tàu hải giám Trung Quốc đang gây căng thẳng biển Đông . Ảnh: Tân Hoa Xã
Những tin tức dồn dập vào cuối năm cho thấy núi nợ rất lớn của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước của Việt Nam, bên trong là nhiều khoản nợ xấu, loại khó đòi và sẽ mất.
AFP photo
Nhân viên dịch vụ môi trường đô thị làm việc cho một dự án bất động sản ngoại thành Hà Nội ngày 04 tháng 10 năm 2012.
Bà Hồ thị Bích Khương, một tù nhân lương tâm hiện phải thụ án lần thứ ba trong tù vì những hoạt động phản đối, tố cáo những bất công xã hội, được cho biết bị đối xử tàn tệ trong trại giam.
RFA file
Chị Hồ Thị Bích Khương (áo trắng) con trai Nguyễn Trung Đức và bà chị Hồ Thị Lan ảnh chụp năm 2009.
Hộ chiếu « lưỡi bò » : Đòn phủ đầu của Tập Cận Bình cho những ai còn ảo tưởng Trung Quốc sẽ hòa dịu hơn ở Biển Đông. Trước hành động in bản đồ hình lưỡi bò trong đó bao trùm gần hết diện tích Biển Đông lên hộ chiếu mới, chính quyền Trung Quốc đã gây bất bình cho rất nhiều nước.
Chúng
tôi, những người ký tên vào Tuyên bố này, cực lực phản đối hành động khiêu
khích mới của nhà cầm quyền Trung
Quốc cho in đường 9 đoạn bao trùm hầu hết Biển Đông (thường
gọi là đường “lưỡi bò”) lên hộ chiếu cấp cho công dân nước mình. Hành động được
tính toán này cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc ngoan cố tiếp tục thực hiện mọi thủ đoạn
nhằm thôn tính Biển Đông, mở đường cho những bước leo thang mới của Trung Quốc trực tiếp xâm phạm
chủ quyền quốc gia của các nước có liên quan trên Biển Đông, uy hiếp nghiêm
trọng hòa bình và ổn định trong khu vực.
VRNs (27.11.2012) - Nghệ An - Việc
không cần luật sư trước một phiên tòa mà những người bị xét xử biết là sẽ bị
đối xử cách bất công là một khẳng định về tình trạng pháp chế XHCN VN đang trở
nên đáng xấu hổ với mọi người dân, nhất là với giới trẻ Việt Nam.
Mấy hôm nay,
không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới xôn xao về tấm hộ chiếu Trung Cộng vẽ đường lưỡi bò
chiếm 80% Biển Đông, phần lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ, Đài Loan, Nam Hàn vào
hộ chiếu cấp cho công dân họ đi khắp thế giới. Đây là một đòn bẩn, nhằm buộc
các nước vào thế khó, nếu đóng dấu chứng thực vào tấm hộ chiếu này, nghĩa là
công nhận phần lãnh thổ tham vọng đó thuộc Trung Cộng.
Nói đến những
đòn bẩn của anh bạn 16 chữ vàng và 4 tốt của đảng và nhà nước ta, thì kể suốt
ngày không hết. Không chỉ chuyện bây giờ mà từ ngàn xưa đến nay vẫn thế, ai mà
không biết. Dù với thời đại nào, chính thể nào ở Trung Hoa, thì âm mưu bành
trướng bá quyền vẫn là một hằng số, không thay đổi. Vấn đề biết vậy, nhưng hành
động với nó ra sao, là điều cần bàn.
"Bao giờ cũng vậy, trước những hành động xâm lấn ngang ngược và phi pháp của nhà cầm quyền TQ, phía VN luôn luôn chậm và bị động đối phó bằng những lời phản đối suông mà người dân thường cười châm biếm là "biết rồi khổ lắm nói mãi". Mà cũng chỉ lời phản đối vô thưởng vô phạt của người phát ngôn bộ ngoại giao. Tại sao VN không làm như một số nước là triệu tập Đại sứ TQ để phản đối, buộc họ phải rút lại, hủy bỏ chủ trương phi pháp này. Với lòng tự trọng dân tộc, tôi thấy xấu hổ trước sự nhu nhược, mềm yếu đáng phê phán này..." - Lê Hiếu Đằng
"Cảnh sát giao thông tham nhũng nhưng nhỏ, chỉ như chuột ăn củ khoai, còn nơi như cọp bắt trâu, lợn sẽ ăn nhiều hơn gấp hàng trăm lần... Theo tôi, ngân hàng vẫn là ngành "ăn" khủng khiếp nhất. Nhà băng là mạch máu, "nguyên soái" của nền kinh tế, không có tiền thì kinh tế không thể đứng vững được. Tôi thử lấy ví dụ, anh muốn làm doanh nghiệp, muốn vay vốn không phải cứ vác hồ sơ đi vay là xong. Ngân hàng tuyên bố lãi suất cho vay là 12-13% nhưng thực tế doanh nghiệp phải vay với mức 17-18%. Số tiền phát sinh đó do họ phải "đi đêm" với ngân hàng để được giải ngân..."
Cầu Nhật Tân- Như đã đưa tin, thực hiện Kế hoạch số 157/KH-UBND của UBND quận Tây Hồ, Hà Nội nhằm cưỡng chiếm đất ở hợp pháp của nhân dân, sáng sớm 23/11/2012, hàng trăm công an với nhiều an ninh chìm nổi cùng toàn hệ thống chính trị quận, phường đã tràn ngập tổ 47B cụm 7 phường Phú Thượng để phá nhà 3 người dân lương thiện.
Theo chiều hướng áp đặt chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông, Trung Quốc vừa tiến thêm một bước với việc phát hành một hộ chiếu mới trên đó có in bản đồ của Trung Quốc, đặc biệt có bản đồ đường « lưỡi bò », tức là bản đồ mà Bắc Kinh tự vẽ nên, bao phủ gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Bản đồ đường lưỡi bò này đang bị các học giả quốc tế phản bác ngày càng mạnh, thể hiện qua cuộc hội thảo quốc tế mới đây tại Sài Gòn.
Hộ chiếu mới của Trung Quốc đã gây phản ứng mạnh không chỉ từ chính phủ Việt Nam, mà còn từ chính phủ Philippines và Đài Loan. Thậm chí Ấn Độ cũng đã lên tiếng phản đối, vì bản đồ in trên hộ chiếu mới của Trung Quốc lấn sang cả một phần lãnh thổ của Ấn Độ. Riêng về phía Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị trong cuộc họp báo ngày 22/11 đã tuyên bố : « Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông. » Ông Lương Thanh Nghị cho biết là đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ bản đồ in trên hộ chiếu nói trên. Phía Ấn Độ đã tỏ thái độ phản đối cụ thể bằng cách đóng dấu bản đồ Ấn Độ lên các tờ thị thực nhập cảnh đối với công dân Trung Quốc. Việt Nam cũng đã bắt đầu có biện pháp trả đủa tương tự như Ấn Độ. Theo tiết lộ của tờ Tuổi Trẻ, trong số gần 200 khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam ngày 23/11/2012 tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cơ quan chức năng phía Việt Nam đã đóng dấu hủy bốn hộ chiếu có in hình đường lưỡi bò, đồng thời bộ đội biên phòng tại cửa khẩu này đã đóng dấu thị thực vào giấy thông hành rời cho người nhập cảnh. Tờ báo trích lời trung tá Trần Việt Huynh - đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Lào Cai - cho biết đến nay họ đã đóng dấu hủy vào 111 hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình đường lưỡi bò khi nhập cảnh vào VN. Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Quảng Ninh cũng đã áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam. Đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc ngày 24/11/2012 trong phần tin thời sự có trích dẫn phản ứng của một số du khách Trung Quốc sang Việt Nam đã bị từ chối tin dấu thị thực lên hộ chiếu mới. Có người còn nói là nếu cứ tiếp tục như vậy họ sẽ không đến các nước như Việt Nam nữa. Điều đáng nói là theo báo chí chính thức của Trung Quốc, Bắc Kinh đã phát hành hộ chiếu mới có bản đồ đường lưỡi bò từ ngày 15/05/2012, tức là hơn nửa năm nay rồi, vì sao cho đến ngày 22/11/2012, Việt Nam mới chính thức phản đối ? Ngoài Lào Cai và Móng cái, các cửa khẩu quốc tế khác đã có những hành động trả đũa như vậy hay không ? Trung Quốc đã phát hành hộ chiếu mới có tính chất áp đặt chủ quyền, mặc dù bản đồ đường lưỡi bò in trên đó đang bị giới học giả phản bác ngày càng mạnh mẽ, thể hiện qua cuộc Hội thảo Khoa học quốc tế lần thứ IV với đề tài “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” , vừa diễn ra tại Sài Gòn trong ba ngày từ 19 đến 21/11/2012. Theo bản thông cáo kết thúc hội thảo, các đại biểu dự hội thảo đã nhất trí rằng « đường lưỡi bò và cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, không được thừa nhận bởi các quốc gia hữu quan, chồng lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển và đi ngược lại các quy định của pháp luật quốc tế". Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát xung đột và giải quyết tranh chấp tại biển Đông, trong cuộc hội thảo đó, các học giả khuyến nghị các bên tranh chấp hợp tác khảo sát các điều kiện tự nhiên và địa lý của các thực thể tại biển Đông nhằm xác định quy chế pháp lý của các thực thể này theo quy định của Công ước luật biển 1982. Trên cơ sở khảo sát đó, các bên trong tranh chấp làm rõ phạm vi các yêu sách về chủ quyền và vùng biển tại biển Đông. Là một trong những học giả tham gia hội thảo nói trên, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, một trong những nhà nghiên cứu về Biển Đông hàng đầu ở Việt Nam, trả lời phỏng vấn RFI : RFI : Kính thưa tiến sĩ Nguyễn Nhã, trong những ngày qua, dư luận Việt Nam đã rất phẫn nộ sau khi nghe tin Trung Quốc phát thành hộ chiếu mới có in bản đồ đường « lưỡi bò ». Ông có nhận định thế nào về hành động này của Trung Quốc, cũng như phản ứng của Việt Nam ? TS Nguyễn Nhã : Đó là hành động đang gây bức xức cho nhiều người. Các chính quyền ở cửa khẩu như Lào Cai đã có hành động thể hiện sự phản đối. Ít ra phải làm như thế. Tôi nghĩa rằng người Việt Nam không sợ đường lưỡi bò. Trong thời đại này, bất cứ một siêu cường nào dù lớn đến đâu cũng không thể sống ngoài pháp luật, bất chấp pháp luật được, bởi vì như vậy làm sao có thể bảo đảm được trật tự thế giới ? Nếu có xảy ra chiến tranh lớn thì sẽ không giống như vào thế kỷ 20, bởi vì những vũ khí hủy diệt hàng loạt có thể hủy diệt cả Trái đất này. Những hành động ngang ngược như vậy không phù với quốc gia cũng như với toàn thể nhân loại. Theo tôi rất có nhiều việc chúng ta có thể làm được để phản đối hộ chiếu in bản đồ đường lưỡi bò. Chúng ta đã đối đầu với một nước lớn, mà họ ngang ngược như vậy, thì tôi nghĩ rằng là mọi hành xử thì cũng phải thế nào cho phù hợp và hiệu quả. Đó là sự khôn ngoan của ông cha ta từ trước đến nay. Nhưng dầu sao hình thức phản đối nào đó cũng là cần thiết. Tôi nghĩ rằng là các giới chức có thẩm quyền sẽ nghĩ ra cách nào cho phù hợp nhất trong tình hình hiện nay. Đối với một nhà nghiên cứu, một công dân, một trong những cách phản đối mang tính ngoại giao, lịch sự đó là in bản đồ lưỡi bò bị gạch bỏ trên mũ, như chúng ta đã in lên áo, để thể hiện thái độ phàn đối hành động của Trung Quốc. RFI : Trong cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông vừa qua ở Thành phố Hồ Chí Minh, các học giả đã phản bác bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc như thế nào ? TS Nguyễn Nhã : Việc in hộ chiếu này đã diễn ra trước hội thảo. Trong hội thảo đó, rất nhiều học giả trong khu vực cũng như của các nước lớn, kể cả của Liên hiệp châu Âu đã lên tiếng phản đối bản đồ đường lưỡi bò đó, cho rằng nó không có cơ sở pháp lý quốc tế và lịch sử nào. Tôi thấy chưa bao giờ các học giả nói thẳng thắng như vậy. Tôi thấy các học giả Trung Quốc tỏ ra rất mềm mỏng. Khi bị chất vấn trong hội thảo cũng như khi bị báo chí đặt câu hỏi sau hội thảo, giáo sư Tô Hạo cũng đã nói rằng đường lưỡi bò này là « kế thừa lịch sử », tức là Trung Hoa Quốc Gia đã đưa ra từ 1947. Trung Quốc rất khó mà trả lời với các cơ sở pháp lý cũng như lịch sử. Nói « kế thừa lịch sử », mà lịch sử đó cũng chỉ là từ 1947 ! Ngay từ năm 1909, khi chính quyền Quảng Đông bắt đầu có những hành động tranh chấp chủ quyền, nói đó là đất « vô chủ ». Nhưng hồi đó, Việt Nam còn bị Pháp đô hộ, tức là mất quyền ngoại giao, nhưng sự thật lịch sử cho thấy là cả thế kỷ 19 và sau này, Việt Nam đã luôn có sự chiếm hữu thật sự và hòa bình liên tục tại Hoàng Sa rồi. Như vậy, bản đồ đường lưỡi bò chiếm đến 90 Biển Đông về mặt quyền lịch sử cũng đã không có cơ sở gì, chứ đừng nói gì đến pháp lý. Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 chưa có bao giờ quy định nội thủy lớn như thế và Trung Quốc cũng không có cách nào giải thích được mà chỉ nói là không thừa nhận về mặt pháp lý quốc tế thôi, trong khi Trung Quốc đã ký vào Công ước 1982. Tôi cũng đã có phát biểu rằng vai trò của Trung Quốc ở Biển Đông rất quan trọng. Vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi Trung Quốc lời nói đi đôi với việc làm. Muốn có quan hệ hữu hảo thì phải có những việc làm hợp lý. RFI : Ngoài việc tổ chức các hội thảo như trên, chúng ta nên tiếp tục vận động quốc tế như thế nào để có sựhậu thuẫn mạnh mẽ khi vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông được đưa ra trước một cơ chế trọng tài quốc tế ? TS Nguyễn Nhã : Trong vấn đề Biển Đông, các nước khác nói là họ không quan tâm đến tranh chấp chủ quyền, mà chỉ quan tâm đến quyền lợi ở Biển Đông. Dĩ nhiên là lợi ích cốt lõi của mỗi nước có khác nhau. Nhưng khi Trung Quốc đăng ký đường lưỡi bò đó, thì nó liên quan đến vấn đề lịch sử chủ quyền. Cho nên, trong hội thảo quốc tế lần trước, tôi đã có đề nghị là phải làm rõ sự thật lịch sử chủ quyền biển đảo, tức là tổ chức các hội thảo để sang bằng sự khác biệt quan điểm về lịch sử chủ quyền Biển Đông. Phía Trung Quốc cũng đã nói sẵn sàng tham gia những hội thảo như vậy, nhưng tôi chưa thấy chuyện ấy xảy ra. Có rất nhiều hội thảo, diễn đàn để trình bày những công trình nghiên cứu khoa học của các học giả để hiễu rõ sự thật lịch sử như thế nào. Tôi nghĩ rằng phải giải quyết việc đó, rồi từ đó mới có thể mới có thể giải quyết vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. Ở Việt Nam, đã đến lúc phải quảng bá rộng rãi những chứng cứ mang tính Nhà nước : các văn bản của Nhà nước từ chính quyền trung ương đến địa phương chứng minh sự chiếm hữu thật sự Hoàng Sa - Trường Sa một cách hoà bình và liên tục. Quảng bá rộng rãi như thế thì khi mà có đưa vấn đề ra trước tòa án quốc tế, thì chúng ta đã sẵn sàng. Có điều để đưa vấn đề ra trước tòa án quốc tế thì cả hai bên đều phải đồng ý. Trong một luận án tiến sĩ ở Đại học Sorbonne, tác giả người Trung Hoa Đài Loan đã nói rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ đưa ra trước tòa án quốc tế về tranh chấp chủ quyền cả, bởi vì họ chẳng có cơ sở nào cả. Nhưng chúng ta có Công ước về Luật Biển mà Việt Nam và Trung Quốc đều ký kết. Nếu Trung Quốc tiếp tục vi phạm chủ quyền, nhất là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chúng ta có thể dựa trên Công ước đó để đưa vấn đề ra Tòa án Luật Biển. Trong buổi nói chuyện vừa qua tại Đại học Havard, giáo sư Tạ Văn Tài cũng đã nói rằng là chúng ta có thể đơn phương đưa ra Tòa án Luật Biển, vì nó có những điều khoản có tính chất ràng buộc. Nhưng cũng phải cân nhắc kỹ, vì mỗi lần đưa như vậy, ít ra ta cũng phải mất 10 triệu đôla tiền thủ tục. Cho nên đấu tranh (cho chủ quyền) là một việc rất phức tạp, cần sự khôn ngoan của mỗi người, từ chính quyền đến người dân. RFI : xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Nhã.
Tại chí Việt Nam trong dòng thời sự ngày 26.11.2012
Việc áp dụng Nghị định 71/CP về xử phạt xe không chính chủ gây bất bình trong dân chúng đã được đem ra mổ xẻ trong các buổi họp của đại biểu quốc hội.
Photo courtesy of vietpress
Số lượng xe gắn máy tăng cao trong những năm gần đây
Hiện một vài chuyên gia của Bộ Tư Pháp và Bộ Công An đưa ra giải pháp tạm hoãn thi hành nghị định. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng đây chỉ là phương án “hoãn binh” chứ không phải là giải pháp. Khánh An hỏi chuyện LS. Trần Thu Nam để biết thêm chi tiết.
Trước tiên LS. Trần Thu Nam cho biết về thực trạng quản lý phương tiện giao thông hiện tại:
Thời gian trước, pháp luật Việt Nam đã bỏ lỏng việc đăng ký, quản lý các phương tiện giao thông. Ngoài ra, thực trạng ở Hà Nội cũng như các thành phố khác là để đăng ký một phương tiện giao thông cũng rất khó. Ví dụ những người tỉnh ngoài lên các thành phố lớn để học tập, làm việc, để được đăng ký phương tiện thì họ phải có hộ khẩu. Không có hộ khẩu thì không đăng ký được phương tiện nên họ nhờ những người khác đăng ký hoặc là mua lại những suất đăng ký của những người tại các thành phố đó. Ngoài ra, sinh viên để có được phương tiện thì họ mua những xe máy cũ để sử dụng vào việc học tập, đi lại của mình.
Việc này đã diễn tiến qua một thời gian rất dài, số lượng phương tiện giao thông không chính chủ hiện nay đã lên một con số rất lớn. Những thủ tục hành chính đã cản trở người ta sang tên, mua mới. Cho nên việc đi những phương tiện không chính chủ là cái tất yếu của Việt Nam. Vì vậy cho nên bây giờ ban hành một nghị định để xử phạt việc đó mà trong một thời gian ngắn có hiệu lực thì những phương tiện đó để sang tên chính chủ là bất khả thi.
Khánh An: Như ông đã nói, có những người mua xe sang tên rất nhiều lần, bây giờ để tìm được người chủ đứng tên thì đúng là không khả thi. Vậy những trường hợp đó thì xử lý thế nào (theo quy định)?
LS. Trần Thu Nam: Đây là một câu hỏi khó mà bản thân những nhà lập pháp cũng như chính quyền đang rất bối rối trong những trường hợp như thế này. Hiện nay họ cũng chưa có câu giải đáp đối với những trường hợp như vậy. Thường thì họ nói rằng nếu trường hợp như vậy thì coi như xe không lưu hành được. Đây là câu hỏi mà các nhà lập pháp và hành pháp tại Việt Nam chưa lường trước được và cũng chưa có hướng gì để giải quyết việc này.
Khánh An:Như thế, việc một nghị định được đưa ra mà lại không lường trước được những tình huống xảy ra khiến cho những người thi hành bị bối rối thì ông nhận xét thế nào về điều này?
LS. Trần Thu Nam: Theo quan điểm cá nhân cũng như là của cộng đồng chung thì nghị định 71 đó không khả thi, không có tính thực tiễn. Nó gây ra những hậu quả gây thiệt hại cho những tầng lớp nghèo đi xe máy như những người không có hộ khẩu, sinh viên, người lao động… Thứ hai, nó không thực thi là trong một thời gian ngắn có hiệu lực thì việc xoay chuyển sang tên đổi chủ cũng rất gấp. Ngoài ra về mặt thực tiễn, nghị định 71 không xem xét đến việc một gia đình có thể có một người đăng ký nhưng nhiều người xử dụng xe đó. Vì vậy, chúng tôi cho rằng nghị định đó không thực thi và không thực tế. Có lẽ trước khi ban hành thì phải lấy ý kiến của người dân hoặc có một nghiên cứu về mặt thực tiễn và trước khi thực hiện nghị định thì phải tính đến phương án khi rơi vào những tình huống khó. Đấy là điều không thực tế của nghị định.
Không khả thi
Giao thông tại Sài Gòn. RFA photo
Khánh An:Như vậy, nghị định 71 khi đưa ra đã không có một nghiên cứu thực tiễn hay lấy ý kiến chuyên gia trước khi có hiệu lực thi hành?
LS. Trần Thu Nam:Việc thông qua nghị định thì tôi cũng không hiểu là các chuyên gia đã tư vấn, cố vấn để ra nghị định như thế nào, nhưng nói chung khi có việc ban hành nghị định này thì đã vấp phải rất nhiều phản ứng của người dân cũng như một số cán bộ công chức đã phản ứng rất dữ dội. Quan điểm của tôi là nghị định đã được ban hành một cách vội vàng, không nghiên cứu kỹ những tình huống xấu có thể xảy ra để xử lý nó.
Khánh An:Vâng. Ngoài việc gây thiệt hại cho người dân, một số ý kiến cho rằng nghị định 71 mâu thuẫn với chủ trương của Việt Nam hiện nay là hạn chế xe máy. Nếu mỗi người đứng tên một xe như vậy thì hóa ra một người phải có một xe phải không?
LS. Trần Thu Nam: Theo quan điểm của tôi thì đây là một nhận định cá nhân chứ nó không gây ảnh hưởng đến việc làm phát sinh nhiều phương tiện. Bởi vì phương tiện phát sinh nhiều hay ít là do nhu cầu của người dân, người sử dụng, chứ không phải do một nghị định mà làm phát sinh ra nhiều xe khác. Về mặt thực tiễn, nghị định này cũng có mặt tích cực của nó về mặt quản lý, chống thất thoát về thuế, quản lý về các phương tiện vi phạm… Tuy nhiên do thời gian trước, chính phủ đã bỏ lỏng việc quản lý phương tiện, cũng như có nhiều chính sách gây cản trở việc sang tên, đổi chủ hoặc đăng ký chính chủ, vì thế bây giờ đưa ra một cái để khắc phục những cái tồn tại trước đây thì chỉ là xử lý phần ngọn chứ không xử lý phần gốc.
Trước khi thực thi thì phải có những phương án xử lý những cái tồn tại do thời gian trước đây. Ví dụ như một người mua xe đã sử dụng lâu ngày rồi, có xác nhận của chính quyền địa phương, có người làm chứng cam kết rằng xe này là hợp pháp, thì cũng phải có chính sách để cho họ sang tên. Không thể nào nói rằng nếu không tìm được chủ thì xe đó không được lưu hành, bỏ đi, thì đó là điều đó mà chúng tôi cho là bất cập.
Khánh An:Như thế với cái nhìn của một luật sư, ông cho là nghị định này mang lại điều tiêu cực hay sẽ gây ra hậu quả tiêu cực nhiều hơn?
LS. Trần Thu Nam: Hiện nay thì mặt tích cực chỉ mới nhìn trên lý thuyết thôi. Thế nhưng chưa nhìn thấy mặt tích cực đâu thì đã thấy mặt tiêu cực là phản ứng dữ dội của người dân trong thời gian ngắn vừa rồi. Nó thể hiện là nghị định không đạt được mục đích khi ban hành ra.
Khánh An:Vâng. Khánh An cám ơn ông đã dành thời gian cho đài.
Ông William Lowther (trái) đã phải ra tòa ở quận Westminster, London hồi tháng 9/2011
Tòa Anh dự kiến sẽ xử doanh nhân liên quan đến vụ tiền polymer vì có dính líu đến tội ‘đưa hối lộ’ cho nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Lê Đức Thuý.
Theo báo Anh Telegraph hôm 25/11/2012, ông William Lother, năm nay 73 tuổi, vốn là một doanh nhân có tiếng tại vùng Cumbria, sẽ phải ra tòa ngày 26/11 vì tội ‘đưa hối lộ’.
Danlambao - Hôm 25/11/2012, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã chính thức gửi đơn yêu cầu 'khẩn trương điều tra' về việc cán bộ trại giam 'cố ý hãm hại' chồng mình là Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ.
Động cơ của UBND tỉnh Cao Bằng đã rõ, nó được guồng lái
bởi lợi ích “sân sau” hay gọi là lợi ích nhóm. Bộ máy chính quyền, công an được
dân đóng thuế để nuôi lại trở thành công cụ đàn áp nhân dân, phục vụ lợi ích
của một số bố già. Tập đoàn sâu mọt này đang hàng ngày chọc vòi vào hút máu mủ
nhân dân bằng mọi cách ti tiện nhất. Những con sâu, tưởng chỉ có ở Trung ương,
ở Bộ Chính trị thì nay đã sinh sôi này nở thành bầy lan ra khắp vùng biên viễn
này.
Tối 22-11-2012, khán giả màn hình nhỏ
của VTV1 đã thấy người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Tấm
hộ chiếu mới của Trung Quốc
đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam
đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông”.
Ba câu hỏi đã được đặt ra: Những cuốn hộ chiếu của Trung Quốc có in hình lưỡi bò
bắt đầu được lưu hành từ bao giờ? Đã có bao nhiêu người Trung Quốc dùng hộ chiếu này để
vào Việt Nam? Tại sao người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam không khăng
định: “Những người Trung Quốc
nào dùng hộ chiếu có in hình lưỡi bò sẽ không được nhập cảnh vào Việt Nam”.
TAIPEI, Đài Loan – Trung Quốc đã làm một số nước láng giềng tức giận vì in ‘đường chín đoạn’ vào trong hộ chiếu mới, khoanh vùng yêu sách của họ trên toàn bộ Biển Đông và thậm chí cả Đài Loan.
Một người đàn ông Trung Quốc đứng bên ngoài văn phòng hộ chiếu tại Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm thứ Sáu ngày 23 tháng 11 2012 – cầm hộ chiếu mới với các trang bao gồm ‘đường chín đoán’ ở Biển Đông mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền. Ảnh: Ng Han Guan / Associated Press