Chưa hết sốc vì mức lương bình quân 7,3 triệu đồng/tháng mà Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực VN (EVN) công bố, dư luận càng sốc hơn khi Kiểm toán Nhà nước (KTNN) “khui” ra lương bình quân thực của khối văn phòng công ty mẹ gần 30 triệu đồng/tháng, trong khi tập đoàn này lỗ gần chục nghìn tỉ đồng. |
Phân chia tiền lương bất hợp lý
Theo kết luận thanh tra tài chính năm 2010 tại EVN của KTNN, thu nhập bình quân toàn công ty mẹ - tập đoàn - là 13,7 triệu đồng/tháng, trong đó khối trực tiếp làm việc lại có mức lương bình quân thấp hơn nhiều mức chung. Cụ thể, bình quân khối phân phối điện là 7,9 triệu đồng/tháng, khối truyền tải là 10,8 triệu đồng/tháng.
KTNN kết luận, việc phân phối tiền lương theo đơn giá cho các đơn vị trực thuộc công ty mẹ “chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các đơn vị”, bởi trong khi thu nhập bình quân toàn công ty tính cả tiền thưởng vận hành an toàn điện năm 2010 mới chỉ là 13,7 triệu đồng/tháng, thì bình quân khối văn phòng công ty mẹ đã cao gấp hơn 2 lần, tức xấp xỉ 30 triệu đồng/tháng.
Theo một nguồn tin của Thanh Niên, khối văn phòng công ty mẹ EVN hiện có khoảng 400 người, tức chỉ riêng tiền lương khối văn phòng tập đoàn, mỗi năm EVN đã phải chi ra khoảng 144 tỉ đồng.
Nguồn tin này cho hay, “khối văn phòng có nhiều người thu nhập hằng tháng tới 70 - 90 triệu đồng, riêng cấp lãnh đạo cao hằng tháng thu nhập trên 100 triệu đồng. Phân chia tiền lương theo lao động đang rất không hợp lý, ngồi văn phòng có anh chơi máy tính cả ngày mà lương 30 - 40 triệu đồng/tháng thì vô lý quá”.
Công nhân “gánh” lương cho tập đoàn
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình - tỏ ra ngạc nhiên khi nghe mức lương bình quân 13,7 triệu đồng/tháng.
“Tôi làm giám đốc, hệ số lương 6,8, cộng cả hệ số an toàn, ăn trưa, lương trách nhiệm mỗi tháng cũng chỉ ngót nghét 10 triệu đồng. Lương giám đốc nhà máy thủy điện lớn nhất nhì ngành cũng không bằng lương giám đốc doanh nghiệp tư bé tí”, ông Thành cho hay.
Ông Thành cũng trần tình, lương thưởng của các nhà máy như Hòa Bình vẫn hạch toán phụ thuộc tập đoàn, nếu xét về doanh thu và lợi nhuận riêng của nhà máy hằng năm chia cho công nhân thì cực kỳ giàu.
Nhưng vì phải đóng góp ngược trở lại cho tập đoàn, nuôi bộ máy gần 10.000 người nên mức lương nhận được lại rất bèo bọt. Thu nhập của trưởng ca ở độ tuổi gần về hưu, cộng tất cả các khoản phụ cấp cũng gần 10 triệu đồng/tháng. “Công nhân thủy điện phải chui hầm sâu, nguy hiểm, lương cũng chỉ 3 - 4 triệu đồng/tháng.
Vì lương thấp nên vài năm gần đây nhiều công nhân, kỹ sư tay nghề cao bỏ nhà máy chạy sang các doanh nghiệp khác như dầu khí. Cơ chế lương thế này khó giữ người tài thực sự, chúng tôi đã báo cáo tập đoàn nhiều lần nhưng chưa có giải pháp gì”, ông Thành ngậm ngùi.
Một lãnh đạo của Nhà máy thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi nói: “Công nhân tay nghề thấp của nhà máy lương chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng, công nhân tay nghề cao cộng thâm niên cao, sắp về hưu cũng chỉ khoảng 7 triệu/tháng. Nhưng số công nhân hưởng lương cao chỉ chiếm phân nửa”. Ông này cho biết, thu nhập của lãnh đạo nhà máy tính thêm tiền vận hành an toàn hệ thống điện mỗi tháng cũng chỉ trên 10 triệu đồng.
Lỗ nặng, lương vẫn khủng
Theo KTNN, EVN không bảo toàn được vốn đầu tư của chủ sở hữu, nguyên nhân chính do kết quả kinh doanh trong năm 2010 lỗ 8.416 tỉ đồng, ước năm 2011 lỗ 12.251 tỉ đồng, và lỗ lũy kế đến 31.12.2011 là 35.981 tỉ đồng. Còn theo ước tính của EVN, lỗ lũy kế tới hết năm 2011 là 40.400 tỉ đồng. KTNN cho rằng EVN có thể giảm lỗ kinh doanh điện nếu thực hiện tiết giảm chi phí nhân công hợp lý giữa các vùng miền và các đơn vị thành viên.
“Lương thưởng của công nhân viên lấy từ lợi nhuận, với khoản lỗ cả chục nghìn tỉ đồng, lại lỗ lũy kế nhiều năm như vậy, EVN lấy nguồn nào để chia lương cho nhân viên lớn như vậy”, một chuyên gia ngành điện nêu vấn đề.
Cũng theo ông này, bộ máy 10.000 công nhân viên của EVN quá cồng kềnh, ở nhiều nước để sản xuất 1 MW chỉ cần 2,5 - 3 người thì của EVN, con số đó là trên 10 người. Từ chối bình luận về chênh lệch cả chục lần giữa nhân viên văn phòng và công nhân ngành điện, ông này cho rằng “gần mặt trời bao giờ cũng sáng, vào được văn phòng tập đoàn cũng toàn con ông cháu cha”.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cảnh báo, còn rất nhiều chênh lệch bất hợp lý về lương như vậy đang tồn tại trong các tập đoàn nhà nước khác, nhà nước phải có biện pháp chấn chỉnh, xử lý, nếu không rất nguy hiểm.
''Lương thưởng của công nhân viên lấy từ lợi nhuận, với khoản lỗ cả chục nghìn tỉ đồng, lại lỗ lũy kế nhiều năm như vậy, EVN lấy nguồn nào để chia lương cho nhân viên lớn như vậy'' - Một chuyên gia ngành điện |
KTNN kết luận, việc phân phối tiền lương theo đơn giá cho các đơn vị trực thuộc công ty mẹ “chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các đơn vị”, bởi trong khi thu nhập bình quân toàn công ty tính cả tiền thưởng vận hành an toàn điện năm 2010 mới chỉ là 13,7 triệu đồng/tháng, thì bình quân khối văn phòng công ty mẹ đã cao gấp hơn 2 lần, tức xấp xỉ 30 triệu đồng/tháng.
Theo một nguồn tin của Thanh Niên, khối văn phòng công ty mẹ EVN hiện có khoảng 400 người, tức chỉ riêng tiền lương khối văn phòng tập đoàn, mỗi năm EVN đã phải chi ra khoảng 144 tỉ đồng.
Nguồn tin này cho hay, “khối văn phòng có nhiều người thu nhập hằng tháng tới 70 - 90 triệu đồng, riêng cấp lãnh đạo cao hằng tháng thu nhập trên 100 triệu đồng. Phân chia tiền lương theo lao động đang rất không hợp lý, ngồi văn phòng có anh chơi máy tính cả ngày mà lương 30 - 40 triệu đồng/tháng thì vô lý quá”.
Lập đoàn thanh tra về lương tại EVN Ngày 20.12, ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho biết, Bộ LĐ-TB-XH đã lập đoàn thanh tra, kiểm tra về lương tại EVN. Sau khi có kết quả, sẽ công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền, đúng quy định, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ không được thưởng tết. Thu Hằng |
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình - tỏ ra ngạc nhiên khi nghe mức lương bình quân 13,7 triệu đồng/tháng.
“Tôi làm giám đốc, hệ số lương 6,8, cộng cả hệ số an toàn, ăn trưa, lương trách nhiệm mỗi tháng cũng chỉ ngót nghét 10 triệu đồng. Lương giám đốc nhà máy thủy điện lớn nhất nhì ngành cũng không bằng lương giám đốc doanh nghiệp tư bé tí”, ông Thành cho hay.
Ông Thành cũng trần tình, lương thưởng của các nhà máy như Hòa Bình vẫn hạch toán phụ thuộc tập đoàn, nếu xét về doanh thu và lợi nhuận riêng của nhà máy hằng năm chia cho công nhân thì cực kỳ giàu.
Nhưng vì phải đóng góp ngược trở lại cho tập đoàn, nuôi bộ máy gần 10.000 người nên mức lương nhận được lại rất bèo bọt. Thu nhập của trưởng ca ở độ tuổi gần về hưu, cộng tất cả các khoản phụ cấp cũng gần 10 triệu đồng/tháng. “Công nhân thủy điện phải chui hầm sâu, nguy hiểm, lương cũng chỉ 3 - 4 triệu đồng/tháng.
Vì lương thấp nên vài năm gần đây nhiều công nhân, kỹ sư tay nghề cao bỏ nhà máy chạy sang các doanh nghiệp khác như dầu khí. Cơ chế lương thế này khó giữ người tài thực sự, chúng tôi đã báo cáo tập đoàn nhiều lần nhưng chưa có giải pháp gì”, ông Thành ngậm ngùi.
Dù vất vả, công nhân ngành điện chỉ nhận được mức lương bằng 1/10 khối văn phòng Tập đoàn EVN - Ảnh: Ngọc Thắng - Đồ họa: Du sơn |
Một lãnh đạo của Nhà máy thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi nói: “Công nhân tay nghề thấp của nhà máy lương chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng, công nhân tay nghề cao cộng thâm niên cao, sắp về hưu cũng chỉ khoảng 7 triệu/tháng. Nhưng số công nhân hưởng lương cao chỉ chiếm phân nửa”. Ông này cho biết, thu nhập của lãnh đạo nhà máy tính thêm tiền vận hành an toàn hệ thống điện mỗi tháng cũng chỉ trên 10 triệu đồng.
Thiếu tiền đầu tư, có tiền gửi ngân hàng Theo KTNN, số dư các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của EVN tính đến hết năm 2010 là 3.911 tỉ đồng, chủ yếu là khoản tiền gửi ngân hàng để thu lãi cao hơn. Trong khi đó, dù nhà nước đã có nhiều cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ các dự án điện như được chỉ định thầu, vừa thiết kế, vừa thi công, ưu đãi vay vốn... song tiến độ thực hiện vẫn chậm, làm giảm hiệu quả của dự án, tăng lãi vay. |
Theo KTNN, EVN không bảo toàn được vốn đầu tư của chủ sở hữu, nguyên nhân chính do kết quả kinh doanh trong năm 2010 lỗ 8.416 tỉ đồng, ước năm 2011 lỗ 12.251 tỉ đồng, và lỗ lũy kế đến 31.12.2011 là 35.981 tỉ đồng. Còn theo ước tính của EVN, lỗ lũy kế tới hết năm 2011 là 40.400 tỉ đồng. KTNN cho rằng EVN có thể giảm lỗ kinh doanh điện nếu thực hiện tiết giảm chi phí nhân công hợp lý giữa các vùng miền và các đơn vị thành viên.
“Lương thưởng của công nhân viên lấy từ lợi nhuận, với khoản lỗ cả chục nghìn tỉ đồng, lại lỗ lũy kế nhiều năm như vậy, EVN lấy nguồn nào để chia lương cho nhân viên lớn như vậy”, một chuyên gia ngành điện nêu vấn đề.
Cũng theo ông này, bộ máy 10.000 công nhân viên của EVN quá cồng kềnh, ở nhiều nước để sản xuất 1 MW chỉ cần 2,5 - 3 người thì của EVN, con số đó là trên 10 người. Từ chối bình luận về chênh lệch cả chục lần giữa nhân viên văn phòng và công nhân ngành điện, ông này cho rằng “gần mặt trời bao giờ cũng sáng, vào được văn phòng tập đoàn cũng toàn con ông cháu cha”.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cảnh báo, còn rất nhiều chênh lệch bất hợp lý về lương như vậy đang tồn tại trong các tập đoàn nhà nước khác, nhà nước phải có biện pháp chấn chỉnh, xử lý, nếu không rất nguy hiểm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét