Ngư dân khốn khổ nhà nước CSVN tỉnh bơ như không, cứ tuyên bố chống đối lấy lệ, trong khi TQ hành hạ ngư dân và chiếm gần hết biền Đông, thậm chí còn đi sứ sang Tàu tăng cường giao hảo đôi bên
Trung Quốc lại lấy tàu, thả ngư dân
24/05/2012 3:35
Sau 5 ngày bị phía Trung Quốc bắt, giam giữ tại đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa), rạng sáng 23.5, tàu cá QNg-50003TS đã đưa 14 ngư dân cập cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi).
14 ngư dân này đi trên 2 tàu cá QNg-50003TS và QNg-55003TS, đều của ngư dân xã Bình Châu, bị phía Trung Quốc bắt giữ hôm 16.5 khi đang hành nghề lặn ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, sau đó đưa về đảo Phú Lâm giam giữ. Trưa 21.5, phía Trung Quốc thả tàu QNg-50003TS và 14 ngư dân nhưng giữ lại tàu QNg-55003TS.
7 ngư dân đi trên tàu cá QNg-55003TS trở về nhà trong cảnh trắng tay - Ảnh: Hiển Cừ
|
Cố tình đuổi bắt tàu cá
Sáng 23.5, tiếp xúc với PV Thanh Niên, thuyền trưởng tàu cá QNg-50003TS Võ Minh Quân (42 tuổi, ở xã Bình Châu), kể: Sáng 16.5, khi tàu cá QNg-50003TS với 7 ngư dân, và 2 tàu cá khác (ở cùng quê) đang neo để anh em nghỉ ngơi lấy lại sức sau một đêm lặn mò dưới đáy đại dương săn hải sản thì phát hiện tàu của phía Trung Quốc mang số hiệu 306, màu trắng xuất hiện từ khá xa. “Biết có chuyện chẳng lành nên cả 3 tàu lập tức nổ máy chạy 3 hướng khác nhau. Tuy nhiên, 2 tàu kia chạy thoát, còn tàu của tôi bị tàu Trung Quốc rượt đuổi đến cùng”, thuyền trưởng Quân nhớ lại. Chỉ trong nháy mắt, tàu 306 của phía Trung Quốc đã áp sát, dùng 2 vòi rồng phun nước xối xả qua tàu QNg-50003TS, rồi những người đi trên tàu Trung Quốc tràn sang khống chế, buộc dây kéo về đảo Phú Lâm. Các ngư dân chỉ kịp thông báo cho các tàu cá khác là mình đã bị bắt.
Trên đường chạy đến đảo Phú Lâm, khoảng 14 giờ ngày 16.5, tàu 306 của phía Trung Quốc gặp tàu cá QNg-55003TS do ngư dân Trần Thế Anh (26 tuổi) làm thuyền trưởng, trên tàu có 7 ngư dân, liền rượt đuổi.
Dù cố chạy nhưng chỉ sau 2 giờ, tàu cá QNg-55003TS bị phía Trung Quốc bắt, khống chế đưa về đảo Phú Lâm giam giữ.
Thiệt hại nặng nề
Theo thuyền trưởng Quân, tàu cá QNg-50003TS do ngư dân Nguyễn Thành Nhất (29 tuổi) đứng tên chủ phương tiện nhưng thực ra là tài sản của 4 ngư dân. Sau nhiều năm đi bạn với các tàu cá khác, anh Quân, Nhất cùng 2 ngư dân khác ở cùng quê dành dụm được ít vốn liếng. Cuối năm 2011, 4 ngư dân mua lại tàu cá cũ với giá 250 triệu đồng, sau đó đầu tư thêm 100 triệu đồng để tu sửa, mua sắm thêm ngư cụ.
Những tưởng có tàu ra khơi bám biển làm ăn, cuộc sống gia đình sẽ đỡ vất vả hơn, nào ngờ từ đầu năm 2012 đến nay, chỉ sau 4 chuyến biển thì đã có 2 chuyến bị Trung Quốc bắt giữ, lấy tài sản. “Đầu tháng 3 bị bắt, thiệt hại hơn 100 triệu đồng, đến tháng 5 này lại bị bắt nữa, cả 4 anh em ngư dân coi như trắng tay, nợ nần”, anh Nhất nói.
Ngư dân Nhất nhẩm tính, dù được thả về nhưng con tàu giờ trống trơn bởi phía Trung Quốc không chỉ lấy hết khoảng 3 tấn hải sản đã đánh bắt được mà còn chặt phá dây hơi dùng để lặn, lấy máy định vị, máy dò, máy quét, máy Icom, các bộ đồ lặn, 400-500 lít dầu… với tổng thiệt hại hơn 400 triệu đồng.
Còn ông Trần Phương (57 tuổi), chủ tàu cá QNg-55003TS, thở dài: “Bị Trung Quốc lấy tàu, bây giờ gia đình tôi coi như mất sạch, biết lấy gì làm ăn rồi còn phải trả nợ vay”. Suốt mấy chục năm đi biển, năm 2009, ông Phương dành dụm, vay mượn mới đóng được tàu cá QNg-55003TS. Song sức khỏe yếu, thường xuyên đau ốm nên ông giao lại tàu cho con trai là thuyền trưởng Trần Thế Anh.
“Trước khi bị Trung Quốc rượt bắt, tàu đã đánh được gần 3 tấn cá, trị giá khoảng 200 triệu đồng nhưng anh em ngư dân bảo nhau suốt mấy tháng qua tàu đã nằm bờ rồi thì chuyến ra khơi đầu tiên của năm 2012 phải cố gắng làm ráng ít bữa nữa. Bây giờ mỗi ngư dân về nhà chỉ còn bộ đồ trên người, điện thoại, đồng hồ đeo tay cũng không còn”, thuyền trưởng Anh buồn bã.
Chiêu mới
Theo trung tá Đặng Quốc Tánh, Đồn trưởng Đồn biên phòng Bình Hải (BĐBP Quảng Ngãi), đồn đã cử người đến nhà các ngư dân ở xã Bình Châu xác minh cụ thể sự việc để báo cáo lên cấp trên. Ông Bùi Hồng Vân, Chủ tịch Hội Nghề cá xã Bình Châu, cũng đã đến nhà các ngư dân nắm tình hình. “Qua tường trình của các ngư dân, tôi khẳng định chắc chắn rằng tàu của phía Trung Quốc đã rượt đuổi, bắt giữ 2 tàu cá và 14 ngư dân Việt Nam khi đang hành nghề hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa vào hôm 16.5”, ông Vân nói.
Theo ông Vân, trong văn bản báo cáo các cơ quan chức năng, Hội Nghề cá xã Bình Châu đã kiến nghị nhà nước có sự can thiệp kịp thời, yêu cầu Trung Quốc thả ngay tàu cá QNg-55003TS, đồng thời cần bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân khi hành nghề trên vùng biển của Việt Nam.
“Việc lấy tàu, ngư cụ, hải sản rồi thả ngư dân hoặc dùng máy bay trực thăng bay cách mặt biển chừng 20 m để gây khó cho tàu cá của Việt Nam khi đang đánh bắt ở Hoàng Sa là chiêu mới mà phía Trung Quốc đang thực hiện. Hành động này nhằm đánh vào kinh tế khiến ngư dân kiệt quệ, không còn phương tiện, ngư cụ ra biển và làm ngư dân lo sợ không dám ra đánh bắt ở Hoàng Sa nữa”, ông Vân nhận định.
Hiển Cừ
Việt Nam đòi Trung Quốc giao trả hai chiếc tàu cá còn bị giữ lại
Bà Trương Thị Bông (trái) và Bùi Thị Vân (phải), vợ của các ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt đang ngóng chờ chồng. Ảnh chụp ngày 10/04/2012.
REUTERS/Kham
Ngày 21/05/2012 vừa qua, năm ngày sau khi chận bắt hai tàu đánh cá Việt Nam tại vùng Hoàng Sa cùng với 14 ngư dân, chính quyền Trung Quốc đã trả tự do cho những người bị bắt giữ, đồng thời trả lại một chiếc tàu.
Chiếc còn lại cùng toàn bộ ngư cụ, thiết bị, hải sản đánh bắt được đã bị phía Trung Quốc tịch thu. Ngay sau khi số ngư dân về đến Quảng Ngãi an toàn, vào hôm qua, 24/5, chính quyền Việt Nam đã lên tiếng đòi Trung Quốc trao trả toàn bộ các tài sản của ngư dân Việt Nam đã bị họ cưỡng chiếm.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị, sau khi nhận được thông báo của phía Trung Quốc về vụ này, Việt Nam có công hàm phản đối, nội dung nêu rõ :
« Việc Trung Quốc cản trở và bắt giữ ngư dân và tàu cá Việt Nam hoạt động nghề cá hợp pháp, bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ».
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120525-viet-nam-doi-trung-quoc-giao-tra-hai-chiec-tau-ca-con-bi-giu-lai
Quân đội CSVN thì đang làm gì ?
Việt-Trung thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng
25/05/2012 | 20:26:00
Chiều 25/5, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Khổng Huyễn Hựu.
Tại buổi tiếp, hai bên đã trao đổi các vấn đề cùng quan tâm trong khu vực và trên thế giới, nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác
http://www.vietnamplus.vn/Home/Viet-NamTrung-Quoc-trao-doi-ve-cong-tac-lanh-su/20125/142039.vnplus
Bộ ngoại giao Nhà nước CSVN làm gì ?
Việt Nam-Trung Quốc trao đổi về công tác lãnh sự
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn (bên trái) và Bộ trưởng Dương Khiết Trì. (Nguồn: vov.vn)
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 25/5, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tiếp thân mật Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn sang trao đổi về công tác lãnh sự và kinh nghiệm về công tác kiều dân; đồng thời tham dự
Diễn đànhợp tác kinh tế, thương mại đầu tư và du lịch Việt Nam-Trung Quốc.
Bộ trưởng Dương Khiết Trì đánh giá cao kết quả Diễn đàn hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch Việt Nam-Trung Quốc do Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc phối hợp cùng trung tâm Trung Quốc-ASEAN cùng tổ chức, tại Bắc Kinh từ ngày 20-23/5 vừa qua.
Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn bày tỏ mong muốn quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông dày công vun đắp ngày càng phát triển tốt đẹp, phù hợp với tinh thần các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Cùng ngày, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ nhiệm Văn phòng kiều vụ Quốc Vụ viện Trung Quốc Hà Á Phi về công tác kiều vụ.
Trước đó, ngày 24/5, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cũng đã có cuộc hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tạ Hằng Sinh về công tác lãnh sự giữa hai nước./.