Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Hà Nội : Giáo dân Thái Hà biểu tình đòi trả lại đất cho giáo xứ




Các linh mục và giáo dân Thái Hà
trước cửa Ủy ban Nhân dân
thành phố Hà Nội ngày 18/11/2011.
REUTERS/Peter Nguyen
Theo AFP, căng thẳng giữa chính quyền cộng sản và giáo xứ Thái Hà đã lên đến cao độ vào đêm thứ tư 16/11/2011 khi nhà nước khởi công xây trạm xử lý nước thải tại khu đất có tranh chấp. Hôm nay, 18/11/2011, hàng trăm giáo dân tại Hà Nội đã tuần hành tại hồ Hoàn kiếm đòi chính quyền phải trả lại tu viện và đất đai của giáo xứ Thái Hà bị chính quyền « mượn tạm » từ năm 1954.

Biển Đông chiếm vị trí quan trọng trong thông cáo chung kết thúc hội nghị Asean





Lãnh đạo ASEAN chuẩn bị ký thông cáo chung
Thượng đỉnh Bali ngày 17/11/2011
REUTERS/Enny Nuraheni
Giới quan sát từng dự báo : Biển Đông là một trọng tâm nổi bật tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần này.Chiều hôm nay 18/11/2011 tại Bali, Chủ tịch luân lưu của hiệp hội Asean là Indonesia công bố bản thông cáo đúc kết Thượng đỉnh Asean thứ 19. Điểm đáng chú ý là vấn đề biển Đông đã được nêu lên khá rõ rệt chiếm một trang trên tổng số 45 trang trong bản thông cáo.






Trung Quốc dọa trừng phạt kinh tế các láng giềng châu Á




Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (Trái)
và Tổng thống Philippines Benigno Aquino
tại Thượng đỉnh Bali ngày 18/11/2011.
REUTERS/Sonny Tumbelaka
Xã luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo số ra ngày 18/11/2011 cảnh báo các nước láng giềng châu Á về nguy cơ bị Trung Quốc trừng phạt kinh tế nếu các nước đó được Mỹ yểm trợ trong cuộc đọ sức với Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Nam (tức Biển Đông).



Lời cảnh báo trên đây được đưa ra đúng vào lúc bế mạc thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 tại Bali. Hoàn cầu Thời báo đe dọa « Bất kỳ một cuốc gia nào muốn trở thành quân cờ của Mỹ sẽ mất đi cơ hội gặt hái những thành quả kinh tế của Trung Quốc ». Trung Quốc là nền kinh tế thứ nhì trên thế giới. Còn ASEAN là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Bắc Kinh. Thặng dư thương mại hiện nghiêng về phía ASEAN chủ yếu nhờ vào xuất khẩu nguyên, nhiên liệu cho Trung Quốc.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Chính quyền Hà Nội cho công an phong tỏa đường vào giáo xứ Thái Hà




Nhà thờ Thái Hà
chiều Thứ Bảy 12 /11/ 2011.
DR / Nữ Vương Công Lý
Hôm nay (17/11) tình hình lại căng thẳng giữa Hà Nội và Giáo hội Công giáo, khi chính quyền cho cảnh sát cơ động phong tỏa con đường dẫn đến giáo xứ Thái Hà, để bắt đầu xây dựng một trạm xử lý nước thải. Trạm này được thi công trên phần đất được Giáo hội cho nhà nước mượn sử dụng trước đây và đang yêu cầu trả lại.

Linh mục Matthiew Phụng cho AFP biết, khoảng 300 giáo dân Thái Hà đã tập hợp lại tại đây trong đêm thứ Tư rạng sáng thứ Năm, khi việc thi công bắt đầu. Trang nuvuongcongly.net nói rằng hàng trăm công an vào 23 giờ tối thứ Tư 16/11 đã đưa nhiều thiết bị, xe máy đặc chủng đến đây.

Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Bali : Biển Đông vẫn là hồ sơ nóng




Ngoại trưởng Indonesia họp báo.
Bali ngày 17/11/11
RFI/Trọng Nghĩa
Ngày 17/11/2011, lãnh đạo các nước Đông Nam Á chính thức khởi động Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 tại Bali- Indonesia. Mối quan tâm chính của khối Đông Nam Á là thúc đẩy tiến trình hội nhập. Nhưng tranh chấp Biển Đông giữa nhiều thành viên ASEAN với Trung Quốc đã nổi cộm trở lại buộc hội nghị phải quan tâm. Mối quan ngại này đã được chính chủ tịch hiện thời của ASEAN là Tổng thống Indonesia gợi lên.


Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

2,4 tỷ đồng tiền ủng hộ bao giờ đến tay nạn nhân vụ hỏa hoạn tại Tân Dân?

Như PLVN đã phản ánh, sau trận hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra tại xã Tân Dân (huyện An Lão, Hải Phòng) khiến 13 người bị thiệt mạng, 25 người bỏng nặng. Gần 4 tháng qua đi, có rất nhiều nhà hảo tâm đã ủng hộ cho các nạn nhân với số tiền gần 2,4 tỷ đồng, không hiểu sao số tiền này hiện vẫn nằm ở kho bạc Nhà  nước huyện An Lão?…

“Treo” tiền ủng hộ các nạn nhân

Dường như không khí làng quê nghèo Tân Dân vẫn còn ảm đạm, mặc dù không còn cảnh đâu đâu cũng nhìn thấy vành tang trắng nhưng nỗi đau vẫn ngày đêm hiển hiện trên gương mặt khắc khoải của những người ở lại.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà ở nhờ người anh, bà Vũ Thị Nga (54 tuổi) nạn nhân trong vụ hỏa hoạn, không nén nổi những giọt nước mắt chua chát. Nhìn cảnh tượng người phụ nữ lúc nào cũng phải đeo găng tay, băng gạc quấn kín người, khuôn mặt chỗ đỏ vì lên da non, chỗ vàng vì bôi nghệ; người ta không khỏi xót thương.

Bà Vũ Thị Nga lo lắng liệu rằng có đủ tiền để trang trải thuốc men hay không!
Bà Vũ Thị Nga lo lắng liệu rằng có đủ tiền để trang trải thuốc men hay không!
Thều thào trong từng hơi thở khó khăn, bà than thở: “Cuộc đời tôi lắm nỗi chuân chuyên nhưng có lẽ đây là vết thương đau đớn nhất. Muốn khóc cũng không dám khóc vì nước mắt tràn ra xót da, xót thịt. Cái cảm tưởng như từng mảng da thịt trên cơ thể mình như bị xé ra trong những ngày nằm viện vẫn còn âm ỉ. Đều đặn hai ngày, tôi bôi hết lọ thuốc trị bỏng giá 480 ngàn đồng. Con trai nghỉ làm để chăm sóc mẹ, tôi thì không làm được bất cứ việc gì, tay còn bất động, giờ không biết lấy đâu ra tiền để chữa trị tiếp đây?”

Mới 19 tuổi, em Đỗ Thị Ngọc Hà phải chịu đựng nỗi đau quá lớn, cả về thể xác lẫn tinh thần. Ánh mắt em lúc nào cũng buồn rười rượi, bạn bè cùng tuổi thi đỗ đại học, cao đẳng và theo đuổi con đường sự nghiệp của riêng mình, riêng em, ngày ngày làm bạn với chiếc tivi và… bệnh viện. 

Em tâm sự: “Có những lúc chán chường, em chỉ muốn đập hết những thứ trong phòng nhưng tay chân băng kín. Cuộc sống đối với em bây giờ nặng nề như địa ngục. Cả ngày quanh đi, quẩn lại mấy chương trình tivi. Chưa đầy 20 tuổi mà ngày ngày bố mẹ phải thay băng, cơm bưng nước rót, vệ sinh cá nhân cho, em nản chí. Mối tình đầu trong trắng của em cũng tan tành theo mây khói kể từ ngày cuối tháng 7 định mệnh ấy. Nhiều đêm nằm trằn trọc, em chỉ ước giá như mình nằm trong số 13 nạn nhân xấu số kia, có lẽ thanh thản hơn nhiều”.

Là bệnh nhân nặng nhất trong 24 ca được điều trị trên Viện bỏng Quốc Gia, riêng số tiền thuốc mà gia đình em Hoàng Hải Quỳnh (19 tuổi) phải thanh toán là 123 triệu. Ngước nhìn chúng tôi bằng ánh mắt trong veo, Quỳnh khẽ cất lời chào lí nhí. Thân thể em rộp lên những mảng sẹo lớn, tóc mọc được vài sợi lơ thơ.

Ông Hoàng Việt Hùng, bố Quỳnh cho biết: “Mỗi đêm đến là những cơn ác mộng tai nạn ấy lại hành hạ đứa bé. Nhiều đêm thấy con gái gào thét, hoảng hốt, người đầm đìa mồ hôi, tôi chỉ biết ôm xiết đứa con tội nghiệp  và nuốt nước mắt vào trong. Gia đình tôi thuộc diện nghèo nên trong lúc chờ kết quả thi đại học, Quỳnh mới xin đi làm.

Ngày vụ cháy xảy ra, tôi chạy vạy khắp nơi được 700 ngàn để lên viện. Vợ tôi đi xuất khẩu lao động bên Trung Quốc chưa về, chứ nếu nhìn thấy cháu, chắc cô ấy không sống nổi. Bác sỹ bảo rằng phải mất ít nhất 2 năm nữa, việc chữa trị mới tạm gọi là ổn thỏa, sức khỏe tạm phục hồi”.

Cứ thế, ngày qua ngày, người đàn ông này vẫn đang phải chạy vạy từng bữa ăn, chạy từng lọ thuốc để chữa trị cho con gái. Cứ thế, 25 mảnh đời, 25 gia đình nạn nhân xấu số phải “gồng mình” vượt qua thực tại khắc nghiệt.

Chính quyền xã trả lại đơn đề nghị của dân

Được biết, hầu hết những gia đình có nạn nhân bị bỏng thuộc diện khó khăn, không có bảo hiểm y tế; họ phải tìm đủ thứ nghề để duy trì cuộc sống hàng ngày.

Kể từ khi xuất viện, số tiền thuốc men và chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện địa phương là quá sức với họ.

Đại diện gia đình những nạn nhân cho biết, qua phương tiện thông tin đại chúng của xã, số tiền các nhà hảo tâm ủng hộ vẫn còn 2,4 tỷ.

Ngày 28/9/2011, 25 nạn nhân đã đồng ký đơn đề nghị đến chính quyền xin được tiếp tục hỗ trợ trang trải cho việc chữa bệnh nhưng không rõ vì lý do gì, đơn kiến nghị được UBND xã Tân Dân trả lại không có văn bản trả lời?.

Theo tìm hiểu của phóng viên, chính quyền xã Tân Dân và huyện An Lão đã đón tiếp 590 đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và quyên góp được 5 tỷ đồng hỗ trợ cho các nạn nhân.

Trong đó, các đoàn thể trực tiếp đến tận gia đình thăm hỏi, động viên nạn nhân với tổng số tiền 1,4 tỷ đồng. Lượng tiền mặt chính quyền xã và huyện tiếp nhận là 3,6 tỷ đồng.

Trao đổi với PLVN, ông Đỗ Văn Sóng, Chủ tịch UBND xã Tân Dân cho biết: “Ngay sau khi các nạn nhân xuất viện, lãnh đạo địa phương đến thăm hỏi và dùng 1,91 tỷ đồng để hỗ trợ cho gia đình nạn nhân thanh toán tiền viện phí. Số tiền 2,4 tỷ đồng còn lại hiện đang nằm ở Kho bạc Nhà nước An Lão. Chờ khi phương án tiếp tục hỗ trợ người dân được UBND huyện An Lão thông qua, địa phương sẽ xúc tiến tức thì”?!.

Tuy nhiên, điều khó hiểu ở đây, phải đến ngày 14/11/2011 sau gần 4 tháng xảy ra vụ cháy, phương án tiếp tục hỗ trợ các nạn nhân mà chính quyền xây dựng mới được gửi đến UBND huyện An Lão.

Giải thích cho sự chậm trễ trên, ông Đỗ Văn Sóng cho rằng, Viện bỏng Quốc gia “vòng vo”, không cung cấp số liệu liên quan đến tiền viện phí nên việc xây dựng phương án gặp ít nhiều khó khăn.

“Thực chất, đó là phương án thứ 2 mà xã xây dựng. Trước đó vài ngày, chính quyền đã gửi phương án 1 nhưng không khả thi vì không dựa trên phiếu thanh toán viện phí của nạn nhân bị bỏng”. Đồng thời ông Sóng còn khẳng định: “Thông tin đồng chí Phó chủ tịch UBND xã trả lại đơn đề nghị của người dân là đúng. Tôi cũng thấy cách giải quyết này chưa kín nhẽ, nhưng cũng phải thừa nhận nội dung đơn không đủ chuẩn mực”, ông Sóng cho biết.

Tuy nhiên, tận mắt chứng kiến lá đơn gửi chính quyền, ai ai cũng cho rằng, lá đơn này hợp tình, hợp lý, không có điều gì thiếu chuẩn mực!
Nỗi đau mà nạn nhân phải gánh chịu không có thứ gì có thể khỏa lấp ngay cả khi nhận đầy đủ số tiền hỗ trợ. Thiết nghĩ, việc trình bày ý kiến của dân bất luận đúng sai, chính quyền xã Tân Dân cũng cần đưa ra cách giải quyết một cách thấu tình đạt lý.

UBND huyện An Lão cũng cần nhanh chóng xem xét và thông qua phương án tiếp tục hỗ trợ cho gia đình nạn nhân để những mảnh đời lay lắt còn lại có cơ hội tiếp tục chữa trị và bắt nhịp cuộc sống.

Phương Thanh

http://phapluatvn.vn/nhipcaubandoc/201111/24-ty-dong-tien-ung-ho-bao-gio-den-tay-nan-nhan-vu-hoa-hoan-tai-Tan-dan-2060573/

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

SOS: Nhà cầm quyền Hà Nội quyết thi công trạm xử lý nước thải trong đêm nay


Đăng Bởi cheoreo Lúc 16/11/11 9:55 Chiều


VRNs (16.11.2011) – Bây giờ là 21 giờ 45 phút. Tin từ Hà Nội cho hay nội trong đêm nay, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ đưa quân tới quyết thi công trạm xử lý nước thải ngay trên phần đất của Tu viện DCCT Hà Nội đang bị mượn làm bệnh viện Đống Đa, bất chấp sự phản đối của các linh mục và giáo dân Thái Hà, là chủ sở hữu hợp pháp của Tu viện DCCT Hà Nội.

Điều đó cho thấy nhà cầm quyền không hề biết đối thoại. Buổi gặp gỡ giữa Nhà thờ Thái Hà và bệnh viện Đống Đa chỉ là trò lừa bịp. Nhà cầm quyền luôn sử dụng bạo lực để vi phạm pháp luật và cưỡng chiếm tài sản của công dân.

Philippines sẽ không lùi bước trước Trung Quốc, với sự hỗ trợ của Mỹ





Ngoại trưởng Philippines
Albert del Rosario
và đồng nhiệm Trung Quốc
Dương Khiết Trì (Reuters)
Hôm nay (16/11/2011), Philippines cho biết sẽ không lùi bước trong chiến dịch tổ chức một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh hải, và nhấn mạnh rằng Philippines có được sự ủng hộ của Hoa Kỳ về vấn đề này.



Bắc Kinh đã làm cho Washington và nhiều nước châu Á lo ngại khi đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, bao trùm nhiều tuyến đường hàng hải quan trọng và được cho là có trữ lượng dầu hỏa và khoáng chất lớn. Nhân hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali, Indonesia tuần này, Philippines đã vận động các nước Đông Nam Á đưa ra quan điểm chung về vấn đề trên. Tuy nhiên Manila đã vấp phải sự thờ ơ của nhiều quốc gia trong khu vực, vì các nước này sợ phải đối đầu với Trung Quốc.


Tranh chấp chủ quyền Biển Đông lại gây căng thẳng Mỹ - Trung


Thanh Phương






Tổng thống Mỹ Obama và
chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào
tại Diễn đàn APEC, Hawai
(REUTERS)
Vào ngày thứ bảy tới 19/11/2011, tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali (Indonesia), để tìm cách làm đối trọng với Trung Quốc và trấn an các quốc gia đồng minh về sự hiện diện của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.





ASEAN Bali: Đồng thuận về Miến Điện, tranh luận về Biển Đông




Cổng vào Trung Tâm Hội nghị Quốc tế Bali - Indonesia
RFI/Trọng Nghĩa
Tại Bali, Indonesia, hôm nay, 15/11/2011, các cuộc họp của ASEAN bắt đầu đi vào thực chất với 10 ngoại trưởng Đông Nam Á nhập cuộc để thống nhất ý kiến - nếu có thể được - trên những đề nghị, để trình cho lãnh đạo các nước quyết định. Cuộc họp các ngoại trưởng ASEAN là tiền đề cho các Hội nghị chính sắp diễn ra. Từ Bali, đặc phái viên Trọng Nghĩa tường trình.



Ngoại trưởng Mỹ tới Philippines tiếp tục khẳng định mối quan tâm đến châu Á




Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
tại sân bay Manila Philippines,
15/11/2011 REUTERS
Sau hội nghị APEC, từ Honolulu Ngoại trưởng Mỹ tới Manilla, Philippine hôm nay, 15/11/2011, tiếp tục hành trình ngoại giao hướng tới châu Á của Hoa Kỳ.


Theo các quan chức tháp tùng Ngoại trưởng Mỹ, ngày mai, bà Hillary Clinton sẽ gặp tổng thống Benigno Aquino. Hai bên sau đó sẽ ra tuyên bố đề cập đến tương lai quan hệ đồng minh giữa Washington và Manila. Bà Clinton cũng sẽ cùng tổng thống Aquino tới thăm một chiến hạm của Philippines. Giới quan sát cho đây là một động thái có ý nghĩa nhằm gửi tới Trung Quốc, nước đang có tranh chấp chủ quyền Biển Đông với nhiều nước trong khu vực, trong đó có Philippines.


Philippines chỉ trích ASEAN thiếu đoàn kết để đối phó với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông




Các ngoại trưởng ASEAN
trong cuộc họp ngày 15/11/2011,
Bali, Indonesia
REUTERS
Vào lúc Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN nhóm họp thượng đỉnh tại Bali, Indonesia, chính quyền Manila đã lên tiếng phê phán một số nước trong Hiệp hội chỉ chú ý đến các tính toán chính trị, kinh tế quốc gia, không tạo được một khối thống nhất đối phó với Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Theo Reuters, Philippines có những lo ngại là Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình đối với một vài nước ASEAN ngăn chặn khả năng giải quyết các tranh chấp qua con đường đàm phán đa phương. Cho đến nay, Bắc Kinh chỉ muốn thương lượng trong khuôn khổ song phương, giữa Trung Quốc với từng nước có liên quan.

Chính Quyền Lại Bảo Kê Xúi Giục Quần Chúng Tấn Công Nhà Nguyện tại Con Cuông


Chính Quyền Lại Bảo Kê Xúi Giục Quần Chúng Tấn Công Nhà Nguyện tại Con Cuông

15-11-2011

(TNCG) - Theo tin chúng tôi mới nhận được cùng với Video dưới đây, Chính quyền lại tổ chức bảo kê và xúi dục hàng trăm người dân dùng loa tay đến hô hoán, chửi bới, ném gạch đá và đập phá một nhà nguyện Công giáo tại giáo điểm Con Cuông, Thôn Trung Hương, Xã Yên Khê, Huyện Con Cuông, Nghệ An ngay trong khi Cha đang dâng lễ.

Trước đó không lâu Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã đến thăm giáo điểm này và làm phép cơ sở sinh hoạt tôn giáo mới này, Ngài đã đón nhận 53 anh chị em dự tòng trong niềm vui khôn tả của gần 250 người trong giáo họ. Khi đó bà con lương giáo thật vui vẻ, chia sẻ với nhau tình yêu, tình đoàn kết. Đức Cha còn muốn xây dựng nơi đây là một trung tâm y tế để chăm sóc bệnh tật cho tất cả đồng bào không kể lương giáo.

Thế mà chỉ ít ngày sau, Chính Quyền đã đứng ra tổ chức tuyên truyền, thuê tiền dân chúng chống lại những sinh hoạt tôn giáo với mục đích rất rõ ràng là tiêu diệt giáo điểm này. Thái độ hung hãn của đám quần chúng "tự phát" trong đoạn Video dưới đây thể hiện thái độ chỉ đạo rất quyết liệt từ chính quyền cố tình ngăn cản sự tự do tôn giáo.


Cha Giuse Phạm Ngọc Quang đã nói rõ sự thật nguồn gốc của mảnh đất, Ngài an ủi những con chiên mỏng dòn yếu đuối mới tập hợp lại với nhau để sống trong sự thật, sống đúng đức tin của mình và vững tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Cha hướng dẫn con chiên bảo vệ tài sản, đất đai một cách ôn hòa những cũng rất dứt khoát với sự dữ, với cái ác "dù có phải đổ máu".

Sự việc gây rối một cách có kế hoạch này xảy ra ngay sau khi Chính quyền tổ chức một đoàn người ô hợp vào chửi bới và tấn công các Cha ngay trong sân nhà thờ Thái Hà vào ngày 3/11 vừa qua. Điều này đã thể hiện rõ chính sách gây hấn, cố tình chia rẽ lương giáo của nhà nước để dễ bề cai trị.

Trong khi biển đảo của quê hương đang bị mất đi, ngư dân bị xua đuổi và hàng trăm ngàn mét vuông đất nơi biên giới, hải đảo và vùng tây nguyên bị đem đi bán cho giặc tàu thì Chính Quyền lại dùng trò chia rẽ nhân dân, xúi giục tranh chấp những mảnh đất nhỏ mà rõ ràng là của người Công giáo nhiều chục năm nay. Điều này thể hiện rõ chính sách "chia để trị" và thái độ "hèn với giặc -ác với dân" của nhà cầm quyền.

Thanh Niên Công giáo kính mời Anh Chị Em xem Video dưới đây để thấy rõ sự việc.
(Nguồn Video: Youtube.com) 


Lực lượng cảnh sát giao thông đã chặn xe Cha Giuse Phạm Ngọc Quang, nhằm gây khó khăn cho Ngài để Ngài đến dâng Thánh lễ tại đây



  Đây là quần chúng tự phát? Hay là quần chúng bức xúc?



Cha Giuse Phạm Ngọc Quang dâng Thánh Lễ tại đây, trong khi phía bên ngoài, chính quyền sử dụng lực lượng quần chúng tự phát để ngăn cản việc dâng Thánh lễ.





Tên này đã ném đá vào nhà tạm - trong khi Cha Giuse Phạm Ngọc Quang dâng Thánh Lễ




 Những hòn đá tảng được lực lượng "quần chúng tự phát" ném vào nhà nguyện





Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Hoa Kỳ tỏ ý thất vọng về tình trạng thiếu nhân quyền tại Việt Nam.



Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (T)
và chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang
gặp bên lề Hội nghị APEC tại Honolulu,
Hawaii, ngày 10/11/ 2011.
REUTERS/Yuriko Nakao
Ngày 10/11/2011 vừa qua tại Honolulu, ngoại trưởng Mỹ nhận định Hà Nội cần phải cải thiện nhân quyền nếu muốn có quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ. Vì sao ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra lời tuyên bố này trước thượng đỉnh Apec và chỉ vài giờ sau khi vòng đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt lần thứ 16 kết thúc tại thủ đô Hoa Kỳ ?

Nhà báo Nguyễn Ngọc Bích từ Washington 14/11/2011 by Tú Anh Nghe (07:47)



Được biết, trong cuộc đối thoại này, phái đoàn Mỹ đã trình bày nguyện vọng của một cựu tù nhân chính kiến tại Việt Nam, hiện vẫn còn bị quản thúc, là luật sư Nguyễn văn Đài.

Từ Washington, nhà báo Nguyễn Ngọc Bích trả lời các câu hỏi của RFI Việt ngữ.





ASEAN bắt đầu thảo luận về bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông, COC



Bản đồ yêu sách lãnh hải tại biển Đông,
trong đó có yêu sách của Trung Quốc
mang tên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U.
eia.doe.gov
Hôm qua, 13/11/2011, tại Bali, Indonesia các quan chức cao cấp của ASEAN đã họp phiên đầu tiên thảo luận về việc xây dựng bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông – COC, nhằm tìm kiếm giải pháp loại bỏ nguy cơ gây xung đột ở vùng biển này.

Mỗi nước ASEAN có những diễn giải khác nhau về nội dung cần phải có trong bộ Quy tắc ứng xử, nhưng theo nhận định của nhật báo Indonesia Jakarta Post, thì cuộc thảo luận về việc đề ra những quy định mang tính ràng buộc hơn đối với hành vi ứng xử giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông mang tính biểu tượng cao, cho thấy là ASEAN sẽ đoàn kết với nhau để đương đầu với Trung Quốc.

Philippines dứt khoát bác bỏ đòi hỏi mới của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông


Tú Anh

Dân biểu Philippines và một số quân nhân
đến đảo tranh chấp Pagasa, tỉnh Palawan,
khẳng định chủ quyền của Manila .
Ảnh ngày 20/07/2011
REUTERS/Rolex Dena Pena/Pool/Files
Vùng biển và đảo mà Bắc Kinh tranh giành nằm ngoài khơi tỉnh Palawan có 80 km và cánh Hoa lục 800 km. Manila cho biết là bằng mọi giá sẽ bảo vệ lãnh thổ và các nhà đầu tư dầu khí. Tham vọng của Trung Quốc muốn lấn sát vào bờ biển Philippines sau khi tuyên bố chủ quyền trên 80% biển Đông mà họ gọi là Nam hải sẽ được Manila thảo luận với ngoại trưởng Mỹ vào thứ tư tới đây.

Theo hãng AP, Thứ trưởng bộ năng lượng Philippines Jose Layug Jr hôm nay 14/11/2011 cho biết Trung Quốc đã phản đối kế hoạch của Manila cho thăm dò dầu khí tại vùng biển nằm cách tỉnh Palawan không tới 50 hải lý. Đây là những địa điểm sát cạnh Philippines nhất trong số các khu vực bị Bắc Kinh xem là chủ quyền của Trung Quốc.

Làm Thế Nào Để Giành Lại Tự Do?



Hôm nay ngừơi viết xin vắn tắc thảo luận về phương cách để đẩy mạnh tiến trình giành lại tự do cho dân tộc Việt Nam. Người viết xin cám ơn một số góp ý của đồng hương tham dự buổi giới thiệu sách “Thắp Một Ngọn Nến Cho Thái Hà” của Linh Mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh tổ chức tại Melbourne vào ngày thứ Bảy 05-11-2011 vừa qua.

Tiếng Chuông Thái Hà
Chiều ngày 3/11/2011, tiếng chuông của nhà thờ Thái Hà đột nhiên vang vọng kêu gọi giáo dân đến bảo vệ nơi tôn nghiêm đang bị những “người lạ” xâm phạm. Cùng lúc là tiếng loa kêu gọi những người còn lương tri hãy rời khỏi khuôn viên nhà thờ.

Theo báo Hà Nội Mới thì những “người lạ” nói trên là đại diện Hội Cựu Chiến Binh và Hội Người Cao Tuổi, hai tổ chức ngọai vi của đảng Cộng sản. Khi chiếm được khuôn viên nhà thờ họ chửi bới, lăng mạ các tu sĩ và giáo dân. Họ gây náo loạn khuôn viên và phá họai tài sản nhà thờ. Thật không ngờ những “cựu chiến binh” và những “người cao tuổi” lại có hành động côn đồ gây tiếng xấu đến Hà Nội một thành phố được tự hào có ngàn năm văn hóa.

Blogger Người Buôn Gió phát hiện trong số người xâm nhập nhà thờ có cả một thiếu tá an ninh. Người này mặc đồ dân sự và quay phim đám đông đập phá. Như thế vụ tấn công này đã được “Đảng” và “Nhà Nước” đứng ra tổ chức và được sửa sọan khá chu đáo. Còn có cả người của “Đảng” được thu xếp quay phim tuyên truyền. Có điều chỉ khỏang một trăm người tham dự, con số tự nó lại nói lên sự thật là đảng cộng sản đã mất đi khả năng vận động quần chúng. Không còn mấy người tin và theo lệnh của “Đảng” làm những chuyện thiếu tư cách thiếu lương tâm.

Vụ tấn công còn bộc lộ bản chất của chế độ cộng sản: mượn mà không chịu trả lại còn sử dụng côn đồ sử dụng công an đàn áp người đòi. Không riêng gì Thái Hà, đảng cộng sản luôn đối xử côn đồ với những người ôn hòa lên tiếng đòi lại các quyền tự do đã mất. Nhưng càng côn đồ thì cộng sản càng biểu lộ sự sợ hãi và cố gắng lội ngược dòng thăng tiến dân tộc.

Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa
Thời đại ngày nay là thời đại thông tin tòan cầu mọi tin tức nhanh chóng phân tích và thông tin đến quảng đại quần chúng. Mọi sự thực lần lượt được phơi bày đánh tan mọi huyền thọai mọi tuyên truyền dối trá. Mọi tư tưởng mới mọi suy nghĩ khác biệt được nhanh chóng lan truyền và đón nhận bởi một thế giới mở rộng đến mọi người không phân biệt biên giới quốc gia.

Những người trẻ, nhờ tiếp cận thông tin, một số nhờ đào tạo nước ngòai, đã nhận ra nhu cầu thăng tiến đất nước cần gắn liền với tư tưởng mới, cách sống mới, cách suy nghĩ mới, cách làm việc mới, cách quản lý quốc gia mới. Họ nhận ra thời đại ngày nay là thời đại của tự do dân chủ. Họ thấy rõ nhu cầu thay đổi chính trị là cần thiết và đang bằng nhiều cách khác nhau vận động cho các chuyển biến chính trị tại Việt Nam. Đặc biệt một cao trào đấu tranh cho dân chủ càng ngày càng thu hút giới trẻ, tương lai và trụ cột của dân tộc Việt Nam .

Ngược lại giới cầm quyền cộng sản thì già nua, độc tài, bảo thủ, kém khả năng lại càng ngày càng lộ rõ bản chất theo Tàu bán nước. Tội bán nước sớm muộn cũng sẽ được lịch sử phán xét.

Nhiều diễn biến đang dồn dập xẩy ra đưa đảng Cộng sản vào thế bị động. Có ai trong chúng ta tiên đóan được các cuộc biểu tình đã liên tục xảy ra giữa trung tâm Hà Nội, Sài Gòn, Bà Rịa… và cho đến nay những người tham dự biểu tình chưa ai bị bắt, bị khép tội. Họ còn kết thân dưới hình thức “Câu Lạc Bộ” của những người yêu nước. Họ được ủng hộ bởi một lực lượng dân tộc đang sửa sọan vận động tòan dân đứng lên. Đây là dấu hiệu rõ nhất nhà cầm quyền cộng sản sợ hãi tức nước vỡ bờ chưa dám ra tay trấn áp.

Sáng thứ ba 08/11/2011 trước cửa tòa Đại sứ quán Trung cộng tại Hà Nội khoảng 30 học viên Pháp Luân Công tọa thiền. Họ đòi nhà cầm quyền Bắc Kinh chấm dứt bức hại phong trào Pháp Luân Công và yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội lập tức thả hai ông Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành đang bị giam cầm. Đây là cuộc tọa thiền lần thứ ba và kéo dài trên 1 tiếng trước khi bị an ninh cộng sản giải tán. Có ai trong chúng ta tiên đóan được nhiều cuộc tọa thiền như thế đang liên tục xảy ra.

Đó là những sinh họat công khai và hợp pháp có thể chứng kiến được, còn các tổ chức chống cộng thì âm thầm củng cố, phát triển để sẵn sàng chủ động cùng với tòan dân đứng dậy.

Thiên thời địa lợi nhân hòa xét ra đủ cả. Muốn đẩy mạnh đấu tranh dẫn đến thành công người viết xin phép được vắn tắc thảo luận việc lấy binh pháp “Công Tâm, Công Lương, Công Đồn” làm phương hướng cho cuộc đấu tranh.

Công Tâm
Công tâm là vận động nhân tâm. Chúng ta vận động chính chúng ta bằng cách trau dồi cả tâm trí dũng và sẵn sàng chủ động trong mọi tình huống. Chúng ta vận động để những người đã dấn thân trở nên tích cực hơn, chủ động hơn, gắn bó với nhau hơn. Chúng ta vận động các tổ chức chính trị liên kết và phân công trách nhiệm. Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Chúng ta vận động để quần chúng tham gia đấu tranh. Quần chúng có người tích cực, có người thụ động. Thậm chí có người còn tiếp tay với cộng sản, còn tiếp tay giặc Tàu xâm lựơc. Chúng ta vận động người tích cực dấn thân đấu tranh, vận động người thụ động trở nên tích cực, vận động thành phần tiếp tay với giặc quay về với chính nghĩa dân tộc hay ít ra không chống lại nhân dân.

Chúng ta vận động để nhà cầm quyền cộng sản tránh tang thương đổ máu cho cả hai bên trả lại quyền tự quyết dân tộc hay ít ra không để thiểu số cộng sản bị dồn vào đường cùng để phải đổ máu chống lại nhân dân. Làm được như thế là tối ưu công cuộc vận động nhân tâm.

Trong chế độ dân chủ ngay cả khi người cầm quyền không thực hiện được những gì đã hứa hay thiếu khả năng điều hành quốc gia, người đối lập muốn thắng cử đều phải đưa ra được những chính sách có thể thuyết phục được đa số dồn phiếu cho mình.

Trong trường hợp Việt Nam, đảng cộng sản không chấp nhận đối lập và chọn phương cách đối đầu với tòan dân. Việc giải thể cộng sản sẽ ảnh hưởng đến tòan xã hội, vì thế chúng ta phải sửa sọan, trao đổi, xây dựng chiến lược và chính sách thích hợp nhất về chính trị, ngọai giao, kinh tế, giáo dục, y tế, an sinh xã hội... Các chính sách cần cụ thể, khả thi, dễ truyền đạt và bằng mọi cách thông tin rộng rãi đến quần chúng. Có thế chúng ta mới xây dựng được niềm tin về một Việt Nam Tự Do, sẽ thực sự mang lại cơm no áo ấm tự do hạnh phúc cho mọi người.

Một cách tổng quát chế độ cộng sản tập trung mọi nguồn lực quốc gia vào tay các tập đòan kinh tế, ngược lại doanh nghiệp tư nhân phải chịu thuế cao để bù lỗ cho các tập đòan kinh tế quốc doanh. Doanh nghiệp tư nhân luôn phải cạnh tranh bất bình đẳng với các tập đòan kinh tế quốc doanh. Đa số dân thành thị lại phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp tư nhân, giải thể cộng sản là tư nhân hóa doanh nghiệp quốc doanh tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn, lợi tức cao hơn, nhiều công ăn việc làm hơn và việc làm sẽ vững chắc hơn cho người dân thành thị.

Một số doanh nhân trong thời gian qua nhờ nỗ lực kinh doanh đã trở nên giàu có. Họ vừa phải đóng thuế cho cộng sản, vừa chịu đựng một hệ thống tham nhũng thối nát bòn rút. Trên thương trường họ phải cạnh tranh bất bình đẳng với giai cấp thống trị. Họ vừa lo sợ đảng cộng sản sẽ cướp đi công lao gây dựng này, như nhiều lần cải taọ tư sản trước đây. Khi những người này hiểu rõ chính sách kinh tế tự do gắn liền với một chính phủ dân chủ sẽ là nền tảng vững chắc bảo vệ tài sản do họ tạo ra và cho phép họ cạnh tranh bình đẳng trên thương trường, những người này sẽ góp phần không ít trong nỗ lực giải trừ cộng sản.

Khu vực nông nghiệp xưa nay lại bị bỏ quên, một chính sách hướng về Nông Thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nông dân sẽ giúp vận động tầng lớp này dấn thân cho công cuộc đấu tranh chung.

Chúng ta cũng tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực phá vỡ huyền thoại mà đảng cộng sản đã đang và sẽ tiếp tục thêu dệt. Sự sống còn của cộng sản dựa trên những huyền thoại. Do đó việc minh bạch mọi sự thật, mọi tội ác mà đảng cộng sản đã gây ra sẽ triệt tiêu khả năng chống cự của bạo quyền.

Để vận động nhân tâm chúng ta cần tiếp tục thu nhặt và phổ biến những hình ảnh tin tức về những cá nhân đang tiếp tục cản trở bước tiến dân tộc, những cá nhân đang tiếp tục tham nhũng tiếm đọat tài sản Quốc Gia. Những tài liệu này trước nhất gây áp lực làm giảm tội ác do họ gây ra, sau đó dùng để truy tố khi Việt Nam đã đạt được tự do dân chủ.

Trên thực tế đảng cộng sản xây dựng dựa trên chuyên chế lấy bạo lực làm phương tiện để bảo vệ chế độ. Thành phần thừa hành chiếm đa số, lại phải trực tiếp thi hành bạo lực, thi hành những mệnh lệnh từ giai cấp cầm quyền đưa ra. Họ mang một nỗi lo sợ sẽ bị trả thù hay bị mang ra trước pháp luật. Một chính sách đại ân xá những tội ác do những thành phần thừa hành đã mắc phải sẽ tách thành phần này khỏi giai cấp bảo thủ thống trị, giúp họ quay trở về với chính nghĩa dân tộc. Lấy chính nghĩa để thắng hung tàn lấy trí nhân mà thay cường bạo.

Những quân nhân hay cảnh sát nếu thực hiện đúng nhiệm vụ của mình là bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ an ninh cho người dân thì sẽ tiếp tục chức năng và vai trò của họ.

Lương hưu là quyền lợi của những người đã nhiều năm đóng góp cho đất nước dân tộc. Vì thế lương hưu của đại đa số những người đã làm việc dưới chế độ cộng sản, như giáo viên, quân nhân, công chức… , sẽ được duy trì. Lẽ đương nhiên những người làm công tác “Đảng” chỉ biết tuyên truyền láo khóet hay công an cộng sản chỉ biết “trung với Đảng” đàn áp người dân thì không xứng đáng để hưởng lương hưu.

Nói về chính sách hưu liễm chúng ta cũng cần phải đặc biệt quan tâm đến các chiến sỹ, các thương binh trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa nay đều đã đến tuổi hưu trí. Sau 1975 họ và gia đình bị đối xử bất cộng. Đa số luôn sẵn sàng đứng lên giành lại những gì đã mất: danh dự, tự do và tổ quốc. Họ xứng đáng trợ dưỡng và đặc biệt chăm sóc khi tuổi đã về chiều.

Dứơi thể chế dân chủ người dân sẽ chọn lựa những nhà lãnh đạo ở mọi cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Chính trong môi trường này những người trẻ có tài có đức đều có cơ hội tham gia điều hành quốc gia. Giới trẻ thường chấp nhận và đẩy mạnh cải cách. Cải cách chính là nhu cầu thiết yếu để xây dựng và phát triển Việt Nam. Vận động giới trẻ Việt Nam dấn thân đấu tranh và qua đấu tranh họ sẽ tự giới thiệu đến quần chúng để được chọn lựa tham gia vào một chính quyền dân chủ. Ông bà ta thường dạy thà làm tớ kẻ khôn còn hơn làm thầy người dại. Trong tình hình hiện nay người dại lại làm thầy kẻ khôn.

Lẽ đương nhiên chúng ta còn vận động những người hay chính quyền ngọai quốc yểm trợ cho công cuộc đấu tranh giải thể cộng sản Việt Nam. Và cũng đương nhiên chống Trung cộng cũng chính là đấu tranh giải thể chế độ cộng sản tại Việt Nam. Sự sống còn của hai đảng Cộng sản luôn gắn liền nhau.

Nói tóm lại vận động nhân tâm chính là vận động tòan dân đấu tranh, mỗi người đều có thể trở thành chiến sỹ tự do. Ai cũng có thể dễ dàng thông tin và chia sẻ suy nghĩ đến bạn bè, gia đình, hàng xóm… Sự quan tâm, tin tức và sự thực sẽ thúc đẩy mọi người tham gia nỗ lực giải trừ cộng sản. Người đấu tranh có nắm vững quy tắc này thì mới có thể hòa đồng và vận động người người đứng lên, nhà nhà đứng lên giành lại tự do cho cộng đồng dân tộc.

Công Lương
Công lương tức là tiêu diệt nguồn tiếp tế cho bạo quyền cộng sản hay phong tỏa kinh tế đối phương. Đã từ lâu người Việt hải ngoại thường khuyên nhủ nhau giới hạn gởi tiền về Việt Nam, giới hạn về thăm nhà, đừng đi du lịch. Kết quả những lời kêu gọi đều có giới hạn vì chúng ta đều có bổn phận và trách nhiệm đối với gia đình và những người còn ở lại Việt Nam. Tình hình hiện nay đảng Cộng sản đang cần ngọai tệ, thiếu ngọai tệ cộng sản sẽ mất sức đề kháng sẽ bị tê liệt và vì thế chúng ta cần hy sinh phong tỏa kinh tế của cộng sản. Cũng như đấu tranh chính trị nếu thiếu hy sinh chúng ta không thể thực hiện được ước nguyện của mình.

Ở Hải Ngọai việc làm từ thiện là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Ở đây người viết không muốn tranh luận mà chỉ mong bạn đọc nhìn ra chế độ cộng sản hiện nay đang khát tiền và mọi giới hạn chuyển ngọai tệ về Việt Nam đều là trực tiếp đóng góp cho việc giải thể chế độ cộng sản Việt Nam.

Nếu ai đó còn nghĩ việc làm từ thiện là việc làm “phi chính trị” thì người viết xin nhắc lại trường hợp cô Mi Vân, một người Việt có quốc tịch Na Uy. Một người đã nhiều lần về Việt Nam làm từ thiện. Ngày 17/10/2011 vừa qua, cô không được nhập cảnh Việt Nam. Được Đài Á Châu phỏng vấn cô Mi Vân cho biết Tòa Đại Sứ Cộng Sản tại Thái Lan khuyên nếu cô muốn tiếp tục làm từ thiện thì phải thông qua “Mặt Trận Tổ Quốc” hay “Đòan Thanh Niên” hai cánh tay nối dài của “Đảng”.

Cũng vậy trong khi nhà cầm quyền cộng sản chiếm nhà thờ chiếm chùa thì việc phải làm là giúp bảo vệ nơi tôn nghiêm và đòi lại những gì thuộc về chúng ta. Khi đất nước có tự do mọi người đều có quyền làm từ thiện mà không phải xin phép ai. Vì thế việc chúng ta cần làm là đòi lại quyền được làm từ thiện.

Chúng ta cũng kêu gọi nhau mua vàng, mua ngọai tệ, hay gởi tiền ngân hàng ngọai quốc thay vì để tiền trong ngân hàng Việt Nam. Bất cứ hành động nào làm suy yếu khả năng chống đỡ của bạo quyền cộng sản đều tích cực rút ngắn ngày Việt Nam có tự do.

Cộng đồng và các Tổ chức hải ngọai cần liên tục lên tiếng về việc sử dụng tiền thuế của người gốc Việt một cách hiệu quả thay vì viện trợ cho nhà cầm quyền cộng sản. Chúng ta cũng có thể vận động các quốc gia ngưng, giảm hay kiểm sóat chặt chẽ tiền cho cộng sản vay mượn.

Có lập luận cho rằng nếu cộng sản Việt Nam bị kiệt quệ về kinh tế thì sẽ càng lệ thuộc vào Tàu. Thực tế cho thấy đảng Cộng sản Việt Nam luôn lệ thuộc tư tưởng, lệ thuộc chính trị, lệ thuộc kinh tế và để sống còn đang dựa hẳn vào Tàu. Họ càng dựa vào Tàu thì bản chất tay sai bán nước càng lộ rõ và Việt Nam càng sớm có dân chủ tự do. Dân tộc thì trường tồn nhưng chế độ thì tạm thời. Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ chấp nhận một chế độ theo Tàu bán nước.

Công Đồn
Tôn Tử nhận xét “Thượng sách là công tâm; trung sách là công lương; hạ sách mới công thành”. Nhiều sự kiện liên tiếp xẩy ra cho thấy hệ thống chính trị tại Việt Nam sẽ phải thay đổi và có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Nội bộ cộng sản có thể phân hóa đến độ đảo chánh ? Nội chiến giữa những người theo và chống Tàu ? Chiến tranh giữa hai nước ? Chuyện gì cũng có thể xảy ra và có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Tòan khối cộng sản Âu Châu sụp đổ chỉ trong một thời gian rất ngắn. Sửa sọan tốt công tâm và công lương chính là sửa sọan để chủ động trong mọi tình thế có thể xẩy ra.

Đuổi Chó
Lẽ ra bài viết được kết thúc ở đây nhưng sáng ngày 7/11/2011, một đoạn video được đưa lên YouTube với tựa đề “Đuổi Chó” chiếu cảnh một tàu Việt Nam rượt đuổi và chạm vào tàu hải giám Trung cộng. Đọan phim đã nhanh chóng truyền đi được phân tích dựa trên nhiều câu hỏi: đọan phim là thật hay giả ? xẩy ra lúc nào ? ai đưa ra ? mục đích đưa ra ? kết qủa việc đưa ra ? Tại sao không thấy phản ứng chính thức của hai phía cầm quyền Trung – Việt ? Phản ứng của cộng đồng mạng chứng tỏ chúng ta đã trưởng thành và chủ động kiểm sóat mọi tình huống.

Người viết muốn nhắc đến đọan Video vì nó ít nhiều củng cố nhận định trứơc đây của người viết “Sự nhu nhược, đê hèn của Bộ Chính Trị không có nghĩa là Việt Nam sẽ tránh được chiến tranh. Quân Tàu có thể gây chiến nổ súng trước. Hải Quân Việt Nam cũng có thể nổ súng vì không thể mãi chịu ươn hèn làm nô lệ tay sai để bị muôn đời nguyền rủa. Chiến Tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào.”

Từ 1945 đến 1989, đảng Cộng sản đã liên tục đưa Việt Nam từ cuộc chiến tranh này sang cuộc chiến tranh khác. Chiến tranh chỉ mang đến khổ lụy cho dân chúng, kiệt quệ quốc gia nhưng chiến tranh lại giúp giới cầm quyền cộng sản củng cố quyền lực thêm quyền lợi. Chiến tranh là phương tiện phục vụ quyền lợi riêng tư của giới cầm quyền. Bao xương máu của dân tộc đã phải đổ để xây quyền lực và quyền lợi của giai cấp cầm quyền Việt Nam.

Nếu chiến tranh lại xảy ra, nguyên nhân vẫn là tranh chấp giữa những kẻ cầm quyền. Chiến tranh sẽ làm cho chúng ta quên đi các thất bại về ngọai giao, chính trị, văn hóa, giáo dục… và nhất là kinh tế đang dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Trung. Cần hiểu rõ điều này để thấy rõ chiến tranh sẽ tránh được khi Việt Nam có tự do dân chủ. Nhưng nếu chiến tranh xẩy ra và nếu chúng ta biết chủ động thì chiến tranh cũng là thời điểm để thay đổi hệ thống chính trị đang trong thời kỳ sụp đổ. Trong bài tới người viết thảo luận thêm về đề tài này.

Kết
Tóm lại, thiên thời địa lợi nhân hòa đều đủ cả. Đồng bào quốc nội đã đứng lên đòi tự do yêu nước, đòi tự do tôn giáo, đòi đất, ... Cuộc đấu tranh đòi lại những gì đã bị cộng sản cứơp đi là cuộc đấu tranh Tòan Diện Tòan Dân.

Trong cuộc đấu tranh tòan diện tòan dân, mỗi người chúng ta đều có thể trở chiến sỹ: vận động nhân tâm, tiêu diệt khả năng kháng cự của giặc và vận động tòan dân đứng lên. Mỗi người chúng ta đều có thể đóng góp: người có trí góp trí, người có sức góp sức, người có của góp của. Đấu tranh vận động nhân tâm là phương cách giúp chúng ta bớt đổ xương, đổ máu, đổ công sức, để dành công sức và xương máu cho việc thiết lập và xây dựng lại Việt Nam.

Vận động nhau cùng đứng lên vì tự do là lẽ sống của dân tộc. Có tự do chúng ta mới có thể giành lại đất nước từ tay giặc Tàu xâm lược. Có tự do chúng ta mới có thể xây dựng được một Việt Nam Độc Lập Dân Chủ và Phú Cường. Tự do chính là mục tiêu tối hậu của công cuộc đấu tranh giải trừ cộng sản, kiến thiết và xây dựng Việt Nam.



Melbourne, Úc Đại Lợi
10/11/2011