Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Liệu Bắc Triều Tiên có trở thành một Việt Nam tiếp theo?

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ
Michael O’Hanlon

Nguồn: Global Public Square (CNN)


Bán đảo Triều Tiên chụp từ satellite vào buổi tối, cho thấy Bắc Hàn hầu như bao phủ bởi “bóng tối”.
Cái chết của Kim Jong-Il, nếu tất cả mọi thứ được xem xét, thì là một tin tốt. Trong khi sự ra đi của bất kỳ một nhân vật nào đều thực sự không phải là điều đáng mừng, nhưng tay ông đã đẫm quá nhiều máu để đáng được khen thưởng.


Các chương trình hoạt động vũ khí hạt nhân của ông, nạn đói hàng loạt ở Bắc Triều Tiên trong những năm 1990 và gần đây nhất là giết chết 50 người Hàn Quốc trong hai sự cố hồi năm ngoái là những sự kiện nổi bật hiện lại trong tâm trí của tôi, nêu lên những “thành tích” đáng khinh nhất của ông.



Mà sự thật rằng, mọi thứ luôn có thể trở nên tồi tệ hơn. Bắc Triều Tiên, qua sự xui khiến và quyết định sai lầm, có thể bị sụp đổ hoặc tấn công Nam Hàn. 

Vì vậy, sự cảnh giác là cần thiết của tất cả các bên, đặc biệt khi các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đang cố gắng thành lập mốt chính phủ mới, có lẽ sẽ dưới quyền ông Kim Jong-un. 

Làm việc với Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như Trung Quốc, chúng ta [Hoa Kỳ] nên gửi các thông điệp trấn an và nhấn mạnh rằng, tất nhiên, chúng ta không có ý định làm phức tạp hoặc khai thác tình hình.

Nói rộng hơn, ngay cả trong khi bảo vệ cho mình và còn tỉnh táo về những triển vọng cho sự thay đổi, Tổng thống Obama nên nhắc lại bài diễn văn nhậm chức của ông rằng Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng với tay ra cho bất kỳ chế độ cực đoan nào nếu trước tiên họ nới lỏng bàn tay của họ. 

Những ngôn ngữ như vậy thật không may đã có dịp gặp nhau trong lần thử phi đạn hạt nhân của Bắc Triều Tiên vào năm 2009. Nhưng có lẽ lần này có thể sẽ khác.

Không có lý do gì để bác bỏ các khả năng đó ra khỏi tầm tay của chúng ta. Tổng thống Obama đã đạt kết quả, trong vòng ba năm, để chứng minh rằng ông không phải còn ngây thơ về một triển vọng nhằm nối lại tình hữu nghị như vậy đối với một chế độ lừa đảo, nhưng trong cùng một thời gian thì ông đã mở cánh cửa mới đối với Miến Điện. 

Có lẽ điều tương tự cũng sẽ đến với Bắc Triều Tiên.
Trở lại năm 2003, Giáo sư Đại học tại George Washington là Mike Mochizuki và tôi đã viết một cuốn sách với tên Khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên (Crisis on the Korean Peninsula), đưa ra một chương trình nghị sự rộng rãi đối với các mối quan hệ Mỹ-Bắc Hàn và các cuộc đàm phán sáu bên. 

Một vài năm sau đó, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao khu vực châu Á là Kurt Campbell và tôi cũng đã nhắc lại lập luận cơ bản này trong một chương trong cuốn sách của chúng tôi, Quyền lực cứng rắn: Chính trị an ninh quốc gia hiện đại (Hard Power: The New Politics of National Security).


Kim Jong-un năm nay 28 tuổi, được cho sẽ là người “nối ngôi” Kim Jong-Il vừa qua đời ngày 17.12.2011 tại Bắc Hàn.
Trong cả hai trường hợp mà không cần sự cố gắng nào để nâng cao sự mong đợi, chúng tôi phác thảo ra những điều có thể được gọi là “mô hình Việt Nam” cho các cải cách của Bắc Triều Tiên. 

Nó sẽ đi xa hơn việc phi hạt nhân hóa để bao gồm, trong nhiều những thứ khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ bên trong CHDCND Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng quan tâm, và thực hiện các bước có ý nghĩa và có kiểm chứng đối với việc cải cách rộng lớn, thì thế giới bên ngoài sẽ dần dần có thể đáp lại, đầu tiên là bãi bỏ cấm vận và tăng viện trợ nhân đạo, và dần theo thời gian sẽ dẫn đến các việc lớn hơn như hỗ trợ phát triển kinh tế.

Sẽ có giá trị hơn nếu chúng ta đặt ra một tầm nhìn xa như vậy, thay vì chỉ sẵn sàng duy nhất có một chiến thuật là đối thoại với các lời hứa hẹn rất mơ hồ về một mối quan hệ có thể được cải thiện trong tương lai. 

Thông thường thì Washington vẫn còn nghiên quá nặng về phần chiến thuật và thiếu khả năng sáng tạo khi đề cập đến các tầm nhìn tương lai đối với bản đảo Triều Tiên, và đây là thời điểm tốt để thể hiện sự sáng táo và táo bạo đó. 

Không có điều gì có khả năng thay đổi nhanh chóng, nhưng đối với một nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên trẻ tuổi thì việc này có thể sẽ gây được nhiều ấn tượng. 

Và không chỉ có Việt Nam, mà còn có Trung Quốc, đã lần lượt xoay chuyển trong vòng cải cách này từ bên trong thể chế cộng sản. Điều này có thể hy vọng rằng Bắc Triều Tiên sẽ nối gót trong thời gian sớm nhất.
 _____
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của Michael O’Hanlon. Michael O’Hanlon đã ở Afghanistan hồi đầu tháng này và là tác giả của cuốn e-book mới nhất, “Người khổng lồ bị thương: Lực lượng vũ trang Mỹ trong thời đại của khắc khổ” (The Wounded Giant: America’s Armed Forces in an Age of Austerity). Bạn có thể đọc thêm các bài viết của tác giả trên Global Public Square.

© 2011 Bản tiếng Việt TCPT

http://phiatruoc.info/?p=6082

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét