Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Lính Bắc Hàn và chiến tranh Việt Nam


Ông Hồ Chí Minh và Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng năm 1957 

Hai nước cộng sản Việt Nam và Bắc Hàn có mối quan hệ thân thiết lâu đời và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiêu (Bắc Hàn) là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ năm 1950.

Tháng Bảy năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyến thăm chính thức Bình Nhưỡng, và nối tiếp là chuyến thăm Hà Nội của lãnh tụ Kim Nhật Thành cuối năm 1958. Phải đến năm 2000, 25 năm sau ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, Bắc Hàn và Việt Nam mới lần đầu tiên xác nhận - như tin đồn đã có từ lâu - rằng phi công Bắc Hàn đã tham chiến chống các cuộc tấn công không quân của Hoa Kỳ tại miền Bắc Việt Nam.
Tuy vậy, sự xác nhận đó không đi kèm theo việc công bố bằng chứng nào về sự hỗ trợ của quân đội Bắc Hàn.

Báo Tuổi Trẻ năm 2007 tiết lộ vào năm 2002, 14 phi công Bắc Hàn bị giết trong chiến tranh và được chôn ở tỉnh Bắc Giang - hài cốt của họ nay được đưa về lại Bắc Hàn.
Trong lá thư gửi tờ báo để đính chính một số chi tiết, một viên tướng về hưu của Việt Nam cho hay 87 người lính Bắc Hàn đã phục vụ ở Việt Nam từ 1967 đến đầu 1969. 14 người được phong liệt sĩ và các chiến binh Bắc Hàn được nói đã bắn rơi 26 máy bay Mỹ.
Tư liệu mới

Báo chí Việt Nam từng đăng hình về các quân nhân Bắc Triều Tiên thời chiến tranh Mỹ - Việt

Đầu tháng 12 năm nay, Trung tâm nghiên cứu Woodrow Wilson ở Mỹ công bố thêm tư liệu, cho biết thêm về số phi công Bắc Hàn được gửi sang Việt Nam tham chiến.
Ông Merle L. Pribbenow, cựu nhân viên CIA và nay là một nghiên cứu gia độc lập, dịch sang tiếng Anh hai tài liệu lấy từ văn bản chính thức của Việt Nam.

Hoa Kỳ quan tâm đến chuyện này vì đây là lần duy nhất kể từ sau Cuộc Chiến Triều Tiên, quân đội miền Bắc cộng sản của Triều Tiên "giao tranh trực tiếp" với quân Mỹ.
Các sử gia nước ngoài thì ch́u ý đến tài liệu này như một bằng chứng cuộc chiến Việt Nam bị quốc tế hóa cả về phe cộng sản.

Theo Bấm tài liệu này, ngày 21/9/1966, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đồng ý về yêu cầu của Bình Nhưỡng muốn gửi một đơn vị không quân tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu.
Đơn vị này sẽ "tổ chức thành từng đại đội nằm trong đội hình trung đoàn không quân của ta, mặc quân phục Việt Nam, cùng sử dụng một sân bay".
Theo văn bản cuộc họp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết luận: "Bộ đội không quân Triều Tiên mang danh nghĩa là chuyên gia, nhưng thực chất là quân tình nguyện. Vì vậy, ta phải đoàn kết tôn trọng bạn, nhưng phải giữ vững chủ quyền."
"Trong quá trình huấn luyện và chiến đấu, ta cần chỉ rõ phạm vi hoạt động của bạn, chỉ định sân bay chính, sân bay dự bị. Trong chỉ huy, ta là cấp trên của bạn, nhưng tại trung đoàn bạn sẽ trực tiếp chỉ huy, có đại diện của ta để giao nhiệm vụ."

"Đại tướng yêu cầu hiệp đồng giữa hai bên phải rõ ràng, rành mạch để tránh những phức tạp không đáng có về sau."
Đến cuối tháng Chín tại Hà Nội, hai bên ký nghị định thư, theo đó:
"Phía Triều Tiên sẽ cử sang Việt Nam số chuyên gia đủ để phụ trách 1 đại đội máy bay MiG17 của Việt Nam (đại đội gồm 10 chiếc máy bay). Cuối năm 1966 hoặc đầu năm 1967, khi phía Việt Nam chuẩn bị đủ máy bay, phía Triều Tiên sẽ đưa sang Việt Nam số chuyên gia đủ để phụ trách đại đội MiG17 thứ hai của Việt Nam."

Có tư liệu nói quân Bắc Triều Tiên vào cả chiến trường phía Nam (ảnh minh họa về cuộc chiến Mỹ - Việt)
"Trong năm 1967, khi nào phía Triều Tiên đã chuẩn bị xong chuyên gia và phía Việt Nam chuẩn bị được máy bay, phía Triều Tiên sẽ cử thêm sang Việt Nam một số chuyên gia đủ để pụ trách 1 đại đội máy bay MiG21 của Việt Nam."

Có mặt ở miền Nam Việt Nam?
Trung tâm nghiên cứu Woodrow Wilson còn công bố một văn bản của Bộ Ngoại giao Romania ngày 6/7/1967, do Eliza Gheorghe dịch sang tiếng Anh, đưa ra thông tin người của Bắc Hàn có mặt cả ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh.
Bức điện tường thuật cuộc gặp của một người thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và nhân viên ngoại giao của Romania ở Bình Nhưỡng.
Nhà ngoại giao người Việt cho hay nhiều nhân viên Bắc Hàn đã có mặt ở miền Nam Việt Nam.
Ông này nói: "Họ hoạt động ở những khu vực nơi lính Nam Hàn có mặt, để nghiên cứu chiến thuật của chúng, khả năng sẵn sàng chiến đấu và tinh thần của lính Nam Hàn, và tuyên truyền chống lại phía Nam Hàn."
Theo bức điện, Sứ quán Bắc Hàn ở Hà Nội là nơi điều phối các hoạt động của lính Bắc Hàn tại miền Nam Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét