Bầu cử Quốc hội tại Hà Nội, ngày 22/05/2011.
Reuters
Thụy My
Dư luận trong nước hiện đang bức xúc trước việc một số đại biểu trong Quốc hội kỳ này có trình độ chưa xứng tầm để đại diện cho nhân dân, cũng như hành động vì lợi ích nhóm hoặc từ các động cơ riêng, thay vì để bảo vệ lợi ích của người dân.
Vừa qua dư luận trong nước hết sức xôn xao vì phát biểu của đại biểu Huỳnh Hữu Phước tại Quốc hội, đề nghị loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật. Ông này đưa ra nhiều lập luận và dẫn chứng mà nhiều người cho là sai lạc, và theo ông thì do dân trí Việt Nam còn thấp, nên không cần có luật biểu tình.
Trước đó dư luận cũng đã từng bức xúc vì một đại biểu, trong khi các luật cần thiết cho đời sống chưa có, lại muốn đưa ra luật nhà văn, nhà thơ. Và cũng có đại biểu do đang có nhiều thắc mắc về tư cách, đã đề nghị luật bảo vệ quyền riêng tư. Nhìn chung, người dân tỏ ra bất bình trước một số đại biểu trong Quốc hội kỳ này có trình độ chưa xứng tầm để đại diện cho nhân dân, cũng như hành động vì lợi ích nhóm hoặc từ các động cơ riêng, thay vì để bảo vệ lợi ích của người dân.
Chúng tôi đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng tại TPHCM về vấn đề này.
RFI : Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, ông nghĩ thế nào về việc vừa rồi có một đại biểu Quốc hội cho rằng không nên có Luật biểu tình vì dân trí Việt Nam còn thấp ?
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Tôi rất là bất bình, vì ông Phước là đại biểu của đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, thành ra có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh rất xấu hổ khi có một đại biểu Quốc hội mà trình độ yếu như vậy. Từ nhận thức cho đến cách đặt vấn đề vừa không phù hợp với trào lưu tiến bộ hiện thời, vừa không hợp với nhu cầu hiện nay của người dân Việt Nam. Do đó có thể nói rằng đó là một tiếng nói hết sức lạc lõng. Bằng chứng là sau khi ông ấy phát biểu rồi thì nhiều người điện thoại đến tôi tỏ sự bất bình về việc đó, cũng như có những ý kiến của các đại biểu Quốc hội khác cũng có nói trở lại như anh Dương Trung Quốc, anh Trương Trọng Nghĩa.
Nhưng đặc biệt là trên mạng, người ta dùng những lời rất nặng nề đối với ông Phước. Điều này chứng tỏ rằng ông ta đã đi ngược lại đòi hỏi của các tầng lớp nhân dân hiện nay. Đó là phải thực thi dân chủ, thực hiện những quyền cơ bản của người dân đã được luật pháp quy định. Chứ không thể nói rằng – và nói như vậy rất là hàm hồ - là dân trí của Việt Nam thấp. Ngay trong việc sử dụng internet thì quốc tế người ta cũng thừa nhận Việt Nam là một trong những nước mà người dân sử dụng internet rất nhiều, chiếm tỉ lệ rất cao. Điều đó cũng nói lên việc người dân rất quan tâm đến tình hình hiện nay. Và người ta cũng hiểu rằng muốn làm chủ đất nước thì phải có sự am hiểu pháp luật, phải hiểu được những quyền luật định của mình, để hành xử theo luật. Chúng tôi cho rằng việc ông Phước nói dân trí Việt Nam thấp là hoàn toàn không đúng với sự thật. Nói như vậy rất xúc phạm đến các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Điểm thứ hai nữa là, thật ra tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như tại Hà Nội, dù chưa có Luật biểu tình, nhưng dân người ta vẫn ý thức rằng khi có một vấn đề gì liên quan đến đất nước – ví dụ việc Bắc Kinh luôn luôn bách hại nhân dân, gây hấn vân vân – thì nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở Hà Nội đi biểu tình. Thành ra tôi nghĩ rằng dù có Luật biểu tình hay không, thì người dân Việt Nam khi cần thiết cũng biểu lộ thái độ của mình đối với tình hình đất nước hiện nay.
Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh, thật ra chúng tôi khi đi biểu tình, hay có thái độ đối với những vấn đề của đất nước, là cũng xuất phát từ nhu cầu bức xúc hiện nay, xuất phát từ lòng yêu nước, muốn cho nước Việt Nam mình được tôn trọng, muốn cho đất nước Việt Nam phát triển. Do đó ông Phước với phát biểu của ông ta hoàn toàn đi ngược lại dòng chảy hiện nay trên thế giới là dân chủ, tiến bộ, và đi ngược lại đòi hỏi của người dân Việt Nam. Ông ta không xứng đáng là đại biểu Quốc hội, là đại diện cho tiếng nói của người dân thành phố !
RFI : Có lẽ ông đại biểu này không ý thức được là Luật biểu tình đã được Hiến pháp công nhận, chỉ cần được cụ thể hóa. Và trước đây cũng có một đại biểu đã đề nghị Luật nhà văn, nhà thơ, nhưng sau đó lại nói là mình cũng không hiểu tại sao lại cần có luật đó. Thưa ông, vậy ông có nhận định như thế nào về chất lượng của đại biểu Quốc hội lần này ?
L.H.Đ. :Tôi cũng rất buồn là vì ngoài ông Phước ra, thì cũng có đại biểu Quốc hội đặt ra những vấn đề không phải là cấp thiết đối với cuộc sống của người dân, hay đối với tình hình đất nước hiện nay. Ví dụ đại biểu này đề nghị là phải làm Luật nhà văn, trong khi những luật quan trọng như Luật trưng cầu dân ý hay Luật lập hội rồi Luật biểu tình v.v…Những luật nhằm cụ thể hóa các quyền dân chủ đã được ghi trong Hiến pháp thì lại không bàn đến, không được đưa vào chương trình làm luật của Quốc hội.
Điều đó chứng tỏ rằng, đúng là chất lượng của một số đại biểu Quốc hội là rất yếu. Mà điều này tôi không ngạc nhiên đâu ! Bởi vì cái cách bầu cử hiện nay của Việt Nam nó hạn chế quyền lựa chọn của người dân rất nhiều. Do người ta sàng lọc trước rồi, người dân chỉ có việc là đến ngày bầu cử thì đi bầu thôi. Chứ còn cái quá trình mà các ứng cử viên tranh luận rồi trình bày chương trình hành động của mình, để mà người dân có cơ sở chọn lựa, thì gần như không có, chỉ là hình thức thôi. Có trình bày trên ti-vi rồi báo chí, hoặc ở khu dân cư, cũng chỉ là hình thức. Chứ không có một cái không khí tranh cử một cách sôi nổi, như các kỳ bầu cử ở các nước.
Chính cái việc này nó đã hạn chế, làm cho có những người cơ hội, những người trình độ kém, nhưng được gọi là « tin cậy » - tức là không có chính kiến gì cả, chỉ tuân thủ những ý kiến này kia của những người lãnh đạo khác, thì lại được lựa chọn để giới thiệu. Trong khi đó, những đại biểu mà thẳng thắn trình bày chính kiến của mình, những đại biểu có trình độ, có năng lực thì lại không được giới thiệu ra. Và trong một cơ chế như vậy thì người ta cũng chẳng tha thiết gì vấn đề tự ứng cử.
Sở dĩ Quốc hội mà có những đại biểu như kiểu ông Phước hay là một số ông khác, thì rõ ràng là do cái cách bầu cử của chúng ta như vậy, thì tất yếu sẽ có những đại biểu kém chất lượng như thế thôi !
RFI : Thưa ông, một vấn đề nữa trong Quốc hội Việt Nam hiện nay là vấn đề lợi ích nhóm có phải không ạ?
L.H.Đ. : Vấn đề lợi ích nhóm hiện nay là có thật trong tình hình chính trị của Việt Nam, mà nhiều tờ báo, nhiều người cũng có lên tiếng. Nhất là những người mà nắm các tập đoàn kinh tế, nắm những cơ quan kinh tế thì có thể nói là có ảnh hưởng rất nhiều đến Quốc hội, đến tiếng nói của Quốc hội.
Cái này thì không thể loại trừ được đâu, nếu chúng ta không thực hiện dân chủ thật sự, để có những người dám đấu tranh lại với những người có biểu hiện vì lợi ích của nhóm, mà không đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên. Thì mình phải đấu tranh quyết liệt với loại người này mới được.
Chứ nếu mà chúng ta không có những con người dũng cảm để đấu tranh với khuynh hướng này trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay, thì chúng tôi nghĩ rất là nguy hại. Nó hình thành những quyền lợi nhóm, từ đó ảnh hưởng đến các chính sách, mà các chính sách này dứt khoát sẽ đi ngược lại lợi ích chính đáng của người dân.
Vì vậy mà chúng tôi nghĩ, cách tốt nhất để loại trừ số này ra, thì phải thực hiện dân chủ thật sự trong bầu cử, dân chủ thực sự trong việc tôn trọng các quyền của người dân. Để người dân sau khi giành được độc lập rồi, thì phải có quyền tự do làm chủ đất nước mình một cách thực sự chứ không phải là hình thức.
Tôi cho rằng bây giờ Quốc hội hay Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc vẫn còn là hình thức. Nói thẳng ra là chưa đại diện tiếng nói của người dân. Tất nhiên là trong đó có nhiều đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, hay nhiều vị nhân sĩ trí thức trong Mặt trận cũng đã nói lên tiếng nói trung thực, thẳng thắn của mình, nhưng mà số này rất ít.
Vì vậy có thể nói hiện nay ở Việt Nam, vấn đề dân chủ đang trở thành một vấn đề cấp bách. Nếu không thực hiện được dân chủ thì không thể nào phát triển được đất nước. Nếu không thực hiện dân chủ, tình hình kinh tế xã hội sẽ trì trệ, và bao nhiêu thành quả đạt được sẽ rơi vào tay từng cá nhân, từng nhóm người. Chứ người dân không được thụ hưởng thành quả kinh tế đó theo đúng cái sức lực, trí tuệ của mình đã bỏ ra. Và đó là điều hết sức đáng lo ngại.
RFI : Thưa ông, hình như hiện giờ đa số đại biểu Quốc hội là đang kiêm nhiệm các chức vụ khác?
L.H.Đ. : Đúng rồi, hiện nay Quốc hội chúng ta đa số là kiêm nhiệm chứ không phải là đại biểu chuyên trách, và hầu hết là đảng viên. Do đó mà không có điều kiện để tiếp cận với quần chúng, không có thời gian để đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân. Và do đó hoạt động của Quốc hội sẽ không thể nào đáp ứng được yêu cầu của người dân.
Một Quốc hội cần phải có, là một Quốc hội chuyên trách. Có nghĩa là gồm những nhà chính trị, những nhà hoạt động kinh tế xã hội – chúng ta hay nói là những chính khách, những chính trị gia - để chuyên lo về việc đó.
Tôi nói ví dụ ngay việc làm luật, lẽ ra là do Quốc hội làm. Quốc hội phải có những ủy ban soạn thảo luật pháp, chứ không phải là giao cho các bộ, ngành của chính phủ dự thảo rồi đưa trình ra Quốc hội. Muốn như vậy thì phải có các đại biểu chuyên trách.
Thí dụ như ngay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thấy sự cần thiết có Luật biểu tình, nhưng lại giao cho Bộ Công an soạn thảo, thì lại không thỏa đáng. Cần thiết phải có Luật biểu tình để cụ thể hóa một cái quyền của người dân đã được ghi trong Hiến pháp. Nhưng mà nếu giao cho một bộ, ngành của chính phủ thì các cơ quan này có khuynh hướng làm ra các bộ luật hạn chế các quyền dân chủ của người dân để cho dễ quản lý.
Do đó hiện nay Quốc hội đại bộ phận còn là kiêm nhiệm, thì sẽ không làm tròn được nhiệm vụ của một Quốc hội thực sự là của dân và do dân.
RFI : RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng đã vui lòng dành thì giờ trao đổi với chúng tôi hôm nay.
Bài : Bầu cử chưa dân chủ, đại biểu Quốc hội không đủ trình độ
Nguồn: RFI
https://www.facebook.com/xuongduong123
http://xuongduong.blogspot.com/
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Tôi rất là bất bình, vì ông Phước là đại biểu của đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, thành ra có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh rất xấu hổ khi có một đại biểu Quốc hội mà trình độ yếu như vậy. Từ nhận thức cho đến cách đặt vấn đề vừa không phù hợp với trào lưu tiến bộ hiện thời, vừa không hợp với nhu cầu hiện nay của người dân Việt Nam. Do đó có thể nói rằng đó là một tiếng nói hết sức lạc lõng. Bằng chứng là sau khi ông ấy phát biểu rồi thì nhiều người điện thoại đến tôi tỏ sự bất bình về việc đó, cũng như có những ý kiến của các đại biểu Quốc hội khác cũng có nói trở lại như anh Dương Trung Quốc, anh Trương Trọng Nghĩa.
Nhưng đặc biệt là trên mạng, người ta dùng những lời rất nặng nề đối với ông Phước. Điều này chứng tỏ rằng ông ta đã đi ngược lại đòi hỏi của các tầng lớp nhân dân hiện nay. Đó là phải thực thi dân chủ, thực hiện những quyền cơ bản của người dân đã được luật pháp quy định. Chứ không thể nói rằng – và nói như vậy rất là hàm hồ - là dân trí của Việt Nam thấp. Ngay trong việc sử dụng internet thì quốc tế người ta cũng thừa nhận Việt Nam là một trong những nước mà người dân sử dụng internet rất nhiều, chiếm tỉ lệ rất cao. Điều đó cũng nói lên việc người dân rất quan tâm đến tình hình hiện nay. Và người ta cũng hiểu rằng muốn làm chủ đất nước thì phải có sự am hiểu pháp luật, phải hiểu được những quyền luật định của mình, để hành xử theo luật. Chúng tôi cho rằng việc ông Phước nói dân trí Việt Nam thấp là hoàn toàn không đúng với sự thật. Nói như vậy rất xúc phạm đến các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Điểm thứ hai nữa là, thật ra tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như tại Hà Nội, dù chưa có Luật biểu tình, nhưng dân người ta vẫn ý thức rằng khi có một vấn đề gì liên quan đến đất nước – ví dụ việc Bắc Kinh luôn luôn bách hại nhân dân, gây hấn vân vân – thì nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở Hà Nội đi biểu tình. Thành ra tôi nghĩ rằng dù có Luật biểu tình hay không, thì người dân Việt Nam khi cần thiết cũng biểu lộ thái độ của mình đối với tình hình đất nước hiện nay.
Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh, thật ra chúng tôi khi đi biểu tình, hay có thái độ đối với những vấn đề của đất nước, là cũng xuất phát từ nhu cầu bức xúc hiện nay, xuất phát từ lòng yêu nước, muốn cho nước Việt Nam mình được tôn trọng, muốn cho đất nước Việt Nam phát triển. Do đó ông Phước với phát biểu của ông ta hoàn toàn đi ngược lại dòng chảy hiện nay trên thế giới là dân chủ, tiến bộ, và đi ngược lại đòi hỏi của người dân Việt Nam. Ông ta không xứng đáng là đại biểu Quốc hội, là đại diện cho tiếng nói của người dân thành phố !
RFI : Có lẽ ông đại biểu này không ý thức được là Luật biểu tình đã được Hiến pháp công nhận, chỉ cần được cụ thể hóa. Và trước đây cũng có một đại biểu đã đề nghị Luật nhà văn, nhà thơ, nhưng sau đó lại nói là mình cũng không hiểu tại sao lại cần có luật đó. Thưa ông, vậy ông có nhận định như thế nào về chất lượng của đại biểu Quốc hội lần này ?
L.H.Đ. :Tôi cũng rất buồn là vì ngoài ông Phước ra, thì cũng có đại biểu Quốc hội đặt ra những vấn đề không phải là cấp thiết đối với cuộc sống của người dân, hay đối với tình hình đất nước hiện nay. Ví dụ đại biểu này đề nghị là phải làm Luật nhà văn, trong khi những luật quan trọng như Luật trưng cầu dân ý hay Luật lập hội rồi Luật biểu tình v.v…Những luật nhằm cụ thể hóa các quyền dân chủ đã được ghi trong Hiến pháp thì lại không bàn đến, không được đưa vào chương trình làm luật của Quốc hội.
Điều đó chứng tỏ rằng, đúng là chất lượng của một số đại biểu Quốc hội là rất yếu. Mà điều này tôi không ngạc nhiên đâu ! Bởi vì cái cách bầu cử hiện nay của Việt Nam nó hạn chế quyền lựa chọn của người dân rất nhiều. Do người ta sàng lọc trước rồi, người dân chỉ có việc là đến ngày bầu cử thì đi bầu thôi. Chứ còn cái quá trình mà các ứng cử viên tranh luận rồi trình bày chương trình hành động của mình, để mà người dân có cơ sở chọn lựa, thì gần như không có, chỉ là hình thức thôi. Có trình bày trên ti-vi rồi báo chí, hoặc ở khu dân cư, cũng chỉ là hình thức. Chứ không có một cái không khí tranh cử một cách sôi nổi, như các kỳ bầu cử ở các nước.
Chính cái việc này nó đã hạn chế, làm cho có những người cơ hội, những người trình độ kém, nhưng được gọi là « tin cậy » - tức là không có chính kiến gì cả, chỉ tuân thủ những ý kiến này kia của những người lãnh đạo khác, thì lại được lựa chọn để giới thiệu. Trong khi đó, những đại biểu mà thẳng thắn trình bày chính kiến của mình, những đại biểu có trình độ, có năng lực thì lại không được giới thiệu ra. Và trong một cơ chế như vậy thì người ta cũng chẳng tha thiết gì vấn đề tự ứng cử.
Sở dĩ Quốc hội mà có những đại biểu như kiểu ông Phước hay là một số ông khác, thì rõ ràng là do cái cách bầu cử của chúng ta như vậy, thì tất yếu sẽ có những đại biểu kém chất lượng như thế thôi !
RFI : Thưa ông, một vấn đề nữa trong Quốc hội Việt Nam hiện nay là vấn đề lợi ích nhóm có phải không ạ?
L.H.Đ. : Vấn đề lợi ích nhóm hiện nay là có thật trong tình hình chính trị của Việt Nam, mà nhiều tờ báo, nhiều người cũng có lên tiếng. Nhất là những người mà nắm các tập đoàn kinh tế, nắm những cơ quan kinh tế thì có thể nói là có ảnh hưởng rất nhiều đến Quốc hội, đến tiếng nói của Quốc hội.
Cái này thì không thể loại trừ được đâu, nếu chúng ta không thực hiện dân chủ thật sự, để có những người dám đấu tranh lại với những người có biểu hiện vì lợi ích của nhóm, mà không đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên. Thì mình phải đấu tranh quyết liệt với loại người này mới được.
Chứ nếu mà chúng ta không có những con người dũng cảm để đấu tranh với khuynh hướng này trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay, thì chúng tôi nghĩ rất là nguy hại. Nó hình thành những quyền lợi nhóm, từ đó ảnh hưởng đến các chính sách, mà các chính sách này dứt khoát sẽ đi ngược lại lợi ích chính đáng của người dân.
Vì vậy mà chúng tôi nghĩ, cách tốt nhất để loại trừ số này ra, thì phải thực hiện dân chủ thật sự trong bầu cử, dân chủ thực sự trong việc tôn trọng các quyền của người dân. Để người dân sau khi giành được độc lập rồi, thì phải có quyền tự do làm chủ đất nước mình một cách thực sự chứ không phải là hình thức.
Tôi cho rằng bây giờ Quốc hội hay Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc vẫn còn là hình thức. Nói thẳng ra là chưa đại diện tiếng nói của người dân. Tất nhiên là trong đó có nhiều đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, hay nhiều vị nhân sĩ trí thức trong Mặt trận cũng đã nói lên tiếng nói trung thực, thẳng thắn của mình, nhưng mà số này rất ít.
Vì vậy có thể nói hiện nay ở Việt Nam, vấn đề dân chủ đang trở thành một vấn đề cấp bách. Nếu không thực hiện được dân chủ thì không thể nào phát triển được đất nước. Nếu không thực hiện dân chủ, tình hình kinh tế xã hội sẽ trì trệ, và bao nhiêu thành quả đạt được sẽ rơi vào tay từng cá nhân, từng nhóm người. Chứ người dân không được thụ hưởng thành quả kinh tế đó theo đúng cái sức lực, trí tuệ của mình đã bỏ ra. Và đó là điều hết sức đáng lo ngại.
RFI : Thưa ông, hình như hiện giờ đa số đại biểu Quốc hội là đang kiêm nhiệm các chức vụ khác?
L.H.Đ. : Đúng rồi, hiện nay Quốc hội chúng ta đa số là kiêm nhiệm chứ không phải là đại biểu chuyên trách, và hầu hết là đảng viên. Do đó mà không có điều kiện để tiếp cận với quần chúng, không có thời gian để đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân. Và do đó hoạt động của Quốc hội sẽ không thể nào đáp ứng được yêu cầu của người dân.
Một Quốc hội cần phải có, là một Quốc hội chuyên trách. Có nghĩa là gồm những nhà chính trị, những nhà hoạt động kinh tế xã hội – chúng ta hay nói là những chính khách, những chính trị gia - để chuyên lo về việc đó.
Tôi nói ví dụ ngay việc làm luật, lẽ ra là do Quốc hội làm. Quốc hội phải có những ủy ban soạn thảo luật pháp, chứ không phải là giao cho các bộ, ngành của chính phủ dự thảo rồi đưa trình ra Quốc hội. Muốn như vậy thì phải có các đại biểu chuyên trách.
Và theo tôi, một đại biểu nào hay một người nào mà có chân trong chính quyền rồi, nếu đắc cử đại biểu Quốc hội, thì người đó phải từ nhiệm để là người đại biểu chuyên nghiệp, mới có thời gian để mà soạn thảo luật pháp, thời gian giám sát, thời gian hoạt động cho Quốc hội. Như vậy thì Quốc hội đó mới thực sự có hiệu quả.
Thí dụ như ngay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thấy sự cần thiết có Luật biểu tình, nhưng lại giao cho Bộ Công an soạn thảo, thì lại không thỏa đáng. Cần thiết phải có Luật biểu tình để cụ thể hóa một cái quyền của người dân đã được ghi trong Hiến pháp. Nhưng mà nếu giao cho một bộ, ngành của chính phủ thì các cơ quan này có khuynh hướng làm ra các bộ luật hạn chế các quyền dân chủ của người dân để cho dễ quản lý.
Do đó hiện nay Quốc hội đại bộ phận còn là kiêm nhiệm, thì sẽ không làm tròn được nhiệm vụ của một Quốc hội thực sự là của dân và do dân.
RFI : RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng đã vui lòng dành thì giờ trao đổi với chúng tôi hôm nay.
Bài : Bầu cử chưa dân chủ, đại biểu Quốc hội không đủ trình độ
Nguồn: RFI
https://www.facebook.com/xuongduong123
http://xuongduong.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét