Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

New7Wonders bị tố vòi hàng triệu USD quảng bá

Hồi tháng 5, Maldives tuyên bố rút khỏi cuộc đua với lý do bị nhà tổ chức đòi 500.000 USD tiền quảng bá. Theo sau họ, hồi tháng 8, chính phủ Indonesia, đại diện cho công viên quốc gia trên đảo Komodo, cũng rút lui. Họ cho biết nhà tổ chức đòi 10 triệu USD cho tiền bản quyền và 47 triệu USD để tổ chức lễ kết thúc chương trình.





https://www.facebook.com/xuongduong123
http://xuongduong.blogspot.com/


New7Wonders bị tố vòi hàng triệu USD quảng bá




Các nhà tổ chức cuộc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới bị buộc tội đòi hàng triệu đô tiền quảng bá mặc cho đã thu phí các bên tham gia 199 USD.


Báo VnExpress dẫn nguồn báo nước ngoài cho biết, New7Wonders Foundation tổ chức cuộc thi kéo dài 4 năm nay để chọn ra 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. 440 hình ảnh từ 220 quốc gia và lãnh thổ đã được gửi tới New7Wonders. Một nhóm dẫn đầu bởi giáo sư Federico Zaragoza, cựu giám đốc của UNESCO, rút gọn danh sách này xuống còn 28.


Tuy nhiên, hồi tháng 5, Maldives tuyên bố rút khỏi cuộc đua với lý do bị nhà tổ chức đòi 500.000 USD tiền quảng bá. Theo sau họ, hồi tháng 8, chính phủ Indonesia, đại diện cho công viên quốc gia trên đảo Komodo, cũng rút lui. Họ cho biết nhà tổ chức
đòi 10 triệu USD cho tiền bản quyền và 47 triệu USD để tổ chức lễ kết thúc chương trình.

*
Vịnh Hạ Long. Ảnh: IE



Todung Mulya Lubis, một luật sư đại diện cho ngành du lịch Indonesia, cho biết họ vẫn đang xem xét việc kiện nhà tổ chức. "Chúng tôi muốn cho họ thấy rằng một cuộc thi thu hút sự chú ý của toàn thế giới như thế này, họ phải đối xử công bằng với tất cả các bên tham gia".


VnExpress cũng dẫn thông tin từ báo nước ngoài cho hay, New7Wonders Foundation bác bỏ việc họ đòi phí để quảng bá. Phát ngôn viên Eamonn Fitzgerald cho biết các cáo buộc này là không có cơ sở. "Chúng tôi mong thu được tiền trong chiến dịch này song tất cả số tiền chỉ dùng để duy trì cuộc bình chọn và chiến dịch này", ông nói.


"Chúng tôi không công bố đã nhận được bao nhiêu phiếu bình chọn. Chiến dịch trước, chúng tôi nhận được 100 triệu phiếu và mục tiêu lần này là 1 tỷ".


Fitzgerald cho hay họ tính nhiều loại phí cho việc sử dụng thương hiệu New7Wonders song không nói rõ con số. "Số tiền này tùy vào từng nước. Chúng tôi không bình luận về các vấn đề kinh doanh và thương mại, vốn là nguyên tắc trong giới kinh doanh".


Chuyên gia vận động môi trường Tony Juniper cho hay ý tưởng bình chọn là tốt trên lý thuyết song việc tính phí không thích hợp. "Việc đòi tiền phí để dành cho chiến dịch quảng bá là không hay, đặc biệt là khi có những nước đang phát triển tham gia và họ không hề biết về điều đó từ đầu", ông nói.


Trước đó, ngay sau khi cuộc bầu chọn vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới thế giới kết thúc, trả lời về chuyện Tổ chức New Open World nhận được bao nhiêu tiền từ số lượng 24 triệu tin nhắn của người dân Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tình - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VH-TT-DL) cho biết: “Trong cuộc bình chọn này, Bộ VH-TT-DL đã làm việc với Bộ TT-TT nhờ giúp đỡ để tính sao cho số tiền mỗi tin nhắn là ít nhất. Sau khi tính toán, số tiền còn lại là 630 đồng/tin nhắn.


Trong số tiền đó, chúng tôi phải trả cho nhà mạng 300 đồng, trả cho Tổ chức New Open World 300 đồng tiền bản quyền. Trước đó, họ có hợp đồng rõ rằng, trong 300 đồng đó không bao gồm tiền thuế tin nhắn, tiền chuyển tiền, 30 đồng còn lại là số tiền để đóng thuế. Như vậy, theo thông tin từ phía Cục Hợp tác quốc tế đưa ra, có thể ước tính số tiền mà NOW thu được khoảng 7,5 tỷ đồng".


Trong khi đó, trao đổi với PV Bee.net.vn, ông Nguyễn Xuân Thắng - Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng nói rằng: Không ai cấm việc New Open World Corporation (NOWC) đưa ra bảy miếng bánh để các quốc gia tự ganh đua nhau, cũng không ai ngăn cản các quốc gia tham gia cuộc chạy đua này, mặc dù về thực chất đó là một việc làm mạo phạm đến sĩ diện của nhiều quốc gia. Đã có một số quốc gia lên tiếng phản ứng trò chơi của NOWC. Tuy nhiên, đa số chính phủ các nước không ngăn cản và cũng không khuyến khích công dân họ tham gia cuộc bình chọn này – vì họ chỉ coi đó là một cuộc chơi vô bổ của cư dân mạng. Với một thái độ như vậy, UNESCO không công khai phê phán gay gắt, nhưng UNESCO cũng không hợp tác với NOWC trong suốt hai cuộc bình chọn vừa qua.


Ông Thắng cũng đặt ra câu hỏi: "Hạ Long của chúng ta sẽ được gì với cái vương miện “top 7” thế giới do chính chúng ta đã tự phong cho mình? Có lẽ người được lợi nhất chỉ là Công ty NOWC và các công ty tổ chức sự kiện ăn theo".

PL (Tổng hợp)

http://bee.net.vn/channel/1983/201111/New7Wonders-bi-to-voi-hang-trieu-uSd-quang-ba-1817421/



++++++++++++




New7Wonders bị dọa kiện vì đòi tiền quá đáng


Hạnh Phương


Ngay sau khi kết thúc cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, New7Wonders Foundation phát động tiếp cuộc bình chọn 7 thành phố kỳ quan mới của thế giới.




Một luật sư đại diện cho ngành du lịch Indonesia đang xem xét việc khởi kiện New7Wonders, tổ chức đứng ra phát động cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.

Cuộc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới do New7Wonders Foundation đang gây nên những cuộc tranh cãi nảy lửa xung quanh cách thức bình chọn, giá trị của danh hiệu cũng như những khoản phí trên trời mà New7Wonders Foundation đưa ra. Hàng loạt các diễn đàn mạng trên thế giới đã lên tiếng bàn luận về cuộc bầu chọn bị cho là rất có vấn đề này.

New7Wonders Foundation bị tố đã đưa ra hàng loạt mức phí vô lý đến mức không thể chấp nhận được. Sau khoản phí đăng ký ban đầu 199 đô la, mỗi quốc gia có địa danh lọt vào cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới sẽ được đề nghị tham gia một chiến dịch quảng bá ở mức cao hơn, trên quy mô toàn cầu, và dĩ nhiên đi kèm với cuộc chơi này là những khoản phí khổng lồ mà không phải quốc gia nào cũng đáp ứng được trong một khoảng thời gian dài.

Không thể chạy theo những khoản tiền trên trời theo yêu cầu của ban tổ chức, Chính phủ Maldives hồi tháng 5 đã quyết định rút lui khỏi cuộc chơi này vì những khoản chi phí rất sốc từ nhà tổ chức cuộc thi, lên tới nửa triệu đô la như tờ The Guardian của Anh đưa tin.

Khi đó Bộ trưởng Văn hóa Maldives, ông Thoyyib Mohamed có thông báo lý do về việc quốc đảo này rút khỏi cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới là: "bởi vì những yêu cầu không thể đáp ứng được về khoản tiền quá lớn mà tổ New7Wonders yêu cầu".

*
Mặc dù đã tuyên bố rút lui từ lâu nhưng tên và hình ảnh của Maldives vẫn xuất hiện trong danh sách 28 địa danh lọt vào chung kết cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.




Những yêu cầu này bao gồm "phí tài trợ" (tài trợ bạch kim:
350.000 đô la, tài trợ vàng: 210.000 đô la), tiền tài trợ cho một 'tour du lịch thế giới" mà Maldives phải trả cho phái đoàn của tổ chức New7Wonders tới thăm quốc đảo này bao gồm chi phí vé máy bay, ăn ở, phương tiện liên lạc cũng như một chuyến du ngoạn quốc đảo này trên khinh khí cầu... Theo các quan chức của ngành du lịch Maldives thì toàn bộ chi phí cho những dịch vụ này có thể lên tới nửa triệu đô la (khoảng 10 tỉ đồng).

Chưa hết, New7Wonders Foundation còn thuyết phục nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Dhiraagu của Maldives trả 1 triệu đô la nếu muốn giành quyền tham gia chiến dịch bầu chọn này của New7Wonders. Tuy nhiên sau đó New7Wonders đã giảm giá xuống nửa triệu đô la vì Dhiraagu cho rằng mức giá đó là quá cao. Vì nhiều lý do nên Maldives đã quyết rút khỏi cuộc bình chọn ngay cả khi đã bước vào giai đoạn nước rút.

Hồi tháng 8, tờ The Jakarta Post đưa tin Chính phủ Indonesia, đại diện cho công viên quốc gia Komodo cũng tuyên bố rút lui. Trước đó, tháng 2/2011, tờ Jakarta Post viết bài trích lời Bộ trưởng du lịch Indonesia, Jero Wacik tiết lộ thông tin Bộ này nhận được một bức thư từ New Open World Corporation ngày 29/12/2010 "dọa" rằng tổ chức này sẽ loại Komodo ra khỏi danh sách bình chọn cuối cùng nếu như nước này từ chối trả 10 triệu đô la phí bản quyền.




*
Công viên quốc gia Komodo dù đã rút khỏi cuộc bầu chọn nhưng vẫn có tên trong danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.




Tuy nhiên, Eamonn Fitzgerald, người phát ngôn của New7Wonders Foundation cho hay toàn bộ cáo buộc trên là vô căn cứ và rằng toàn bộ số tiền thu được từ cuộc bầu chọn được dùng cho chiến dịch để duy trì cuộc chơi toàn cầu này. Ông này cũng cho hay một khoản phí cũng được dùng để quảng cáo cho tổ chức New7Wonders Foundation nhưng lại từ chối đưa ra con số chính xác.

Tony Juniper, một nhà hoạt động môi trường Anh quốc nói ý tưởng tổ chức cuộc bầu chọn này rất hay nhưng chỉ trên lý thuyết. Song, một khi nó đã dính dáng đến chuyện đóng phí thì cuộc bầu chọn này thực sự là một ý tưởng tồi, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển.

Todung Mulya Lubis, luật sư đại diện cho Bộ Du lịch Indonesia cho biết nước này đang cân nhắc việc khởi kiện New7Wonders Foundation. "Chúng tôi muốn cho họ một bài học. Là một tổ chức thu hút sự quan tâm của thế giới, họ nên biết phải đối xử công bằng với tất cả các nước tham gia cuộc chơi", Todung trả lời trên tờ Guardian. Mặc dù đã từ chối trả phí và tham gia cuộc chơi nhưng đảo Maldives và công viên Komodo vẫn có tên trong danh sách bình chọn, thậm chí công viên Komodo còn có tên trong danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.

Câu hỏi đặt ra là công viên Komodo đã rút ra khỏi cuộc chơi có nghĩa là người dân cũng không được vận động để tham gia bình chọn cho kỳ quan của nước mình, Indonesia không phải chạy theo những khoản phí khổng lồ và vô lý mà New7Wonders yêu cầu mà vẫn giành chiến thắng, vậy độ tin cậy của cuộc chơi được đo đếm bằng lá phiếu này đến đâu?



Ngày 9/7/2007, tức là ngay sau khi New7Wonders công bố 7 kỳ quan mới của thế giới và liền sau đó là phát động cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc có ra Thông cáo báo chí chí khẳng định rằng UNESCO không liên quan gì đến chiến dịch "7 kỳ quan mới của thế giới".

Nội dung của thông cáo này có đoạn: "Để tránh bất cứ sự hiểu lầm đáng tiếc nào, UNESCO muốn khẳng định lại một lần nữa là không có bất cứ mối liên hệ gì giữa chương trình Di sản văn hóa thế giới của UNESCO, chương trình nhằm bảo vệ các di sản của thế giới với chiến dịch hiện tại liên quan đến '7 kỳ quan mới của thế giới'.

Chiến dịch này được phát động năm 2000 bởi một tổ chức tư nhân do Bernard Weber sáng lập, với ý tưởng khuyến khích người dân trên toàn thế giới tự chọn ra 7 kỳ quan mới thông qua phiếu bầu. Mặc dù UNESCO được mời để hỗ trợ dự án này nhưng tổ chức của chúng tôi quyết định không hợp tác với ông Weber".



H. P.

Nguồn: vietnamnet.vn




+++++++++++



“New 7 Wonders” - các phương tiện truyền thông Việt Nam bị lừa ?

http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/cac-phuong-tien-truyen-thong-viet-nam.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét