- Gần 100 người, hầu hết đến từ một số huyện của Hà Nội đã tụ họp thành "xóm" ở quận Tân Phú, Sài Gòn. Tất cả chịu sống trong những căn nhà cho thuê tạm bợ, lụp xụp hơn chính căn nhà ở quê họ, nơi ruộng không đủ nuôi sống gia đình.
- Tê tái "thân cò" trong giá lạnh của Hà Nội cho cái Tết đang đến thật gần.
- Ở Huế hiện còn trên 50 người kiếm sống bằng nghề xe đạp thồ. Họ tụ tập ở các khu chợ rồi chở khách và hàng đến khắp các ngõ ngách, tiền công cả ngày chừng 30.000-40.000 đồng.
Gần 100 người, hầu hết đến từ một số huyện của Hà Nội đã tụ họp thành "xóm" bán bắp ngô luộc ở quận Tân Phú, TP.HCM. Tất cả chịu sống trong những căn nhà cho thuê tạm bợ, lụp xụp hơn chính căn nhà ở quê họ, nơi ruộng không đủ nuôi sống gia đình.
* |
Nghề bán bắp luộc rất phổ biến ở Sài thành. Người đàn ông này mở đầu một ngày mới bằng việc chuẩn bị luộc bắp để bán trưa, chiều và tối. |
* |
Vừa bước vào con hẻm 249, Tân Quỳ, Tân Quý, Q. Tân Phú, đã thấy mùi khét lẹt từ lốp xe cháy lẫn với mùi củi. Hàng chục nồi to luộc bắp ngô đang sôi sình sịch. |
* |
Khói nghi ngút, mùi khét và cái nóng hầm hập khiến người đàn ông này chỉ đảo bắp một chút rồi phải chạy ra chỗ khác. Nếu trời mưa, lửa sẽ tắt ngúm và người ta đợi hết mưa ra châm lửa lại. |
* |
Người phụ nữ này lấy than để đặt dưới nồi tàu hũ, đi bán giữa trưa. Đàn ông thường đẩy xe đi bán, còn phụ nữ chọn quang gánh. |
* |
Xe bán bắp luộc và hột vịt lộn buổi tối. |
* |
Dãy nhà trọ của làng bán bắp luộc. Mỗi phòng trọ chừng 7m2 có giá khoảng 1,7 triệu/tháng, bao gồm cả tiền điện, nước. |
* |
Ngoài nghề bán bắp luộc, có nhiều người chọn nghề ve chai để kiếm sống. |
* |
Người đàn ông này đã rời quê ở làng Vân Đình (Hà Tây cũ) 10 năm nay, cùng vợ đi bán bắp luộc và hột vịt lộn nuôi hai con ăn học. Ông nói ở quê, mỗi người chỉ có một sào ruộng, làm không đủ ăn nên phải tha phương. |
* |
Người phụ nữ này đang rửa hột vịt lộn cho chồng đem đi bán buổi tối. |
* |
Mỗi bắp ngô luộc lãi khoảng 500 đến 1000 đồng. Mỗi xe đẩy thường bán 100 bắp ngô/một ngày. |
* |
Vẻ đẹp lung linh của Sài thành buổi đêm không thể thiếu hình ảnh những người bán hàng rong. Có ai biết, đằng sau họ là bao nỗi cơ cực. |
Nhóm phóng viên
++++++++++++++++++++++
Tê tái "thân cò" mưu sinh trong giá lạnh
Trong cái giá lạnh của Hà Nội trên dưới 10 độ C, giữa dòng mưu sinh, những người phụ nữ nghèo cũng hối hả xuôi ngược cho cái Tết đang đến thật gần. Góc chợ Đồng Xuân ồn áo, náo nhiệt nối dài những phố cổ Hà Nội đang tưng bừng rộn rã sắc xuân cũng in khắc những thân cò “lặn lội” mưu sinh trong giá lạnh đến khắc khoải…
* |
“Tránh ra cho xe đi nhờ cái nào” – sau câu nói là hình ảnh người nữ cửu vạn với chiếc xe chất hàng đầy đến quá đầu. |
* |
Lọt thỏm trong ánh đèn lung linh ấm áp của một góc hàng Mã, ngổn ngang với mẹt cau, lá trầu bà thu mình trong cái lạnh. |
* |
Khuất trong dòng xe cộ ngày càng đông đúc khi thành phố bắt đầu lên đèn, từng vòng xe lăn qua chẳng mấy ai để ý đến người phụ nữ cặm cụi nhặt lại đống ve chai vừa thu mua được |
* |
Dọc ngang đưa hàng qua từng con phố cổ, bóng chị dường như luôn chìm khuất sau những bao hàng đè nặng trên vai. |
* |
Tần tảo trong đêm với từng thúng bánh mì. |
* |
Dáng người nhỏ thó trong chiếc lưng còng, đôi chân bước đi từng nhịp khập khiễng, một ấm nhân trần nóng, vài chiếc cốc trong cái làn rách nhỏ, bà vẫn ngày ngày đi khắp khu chợ Đồng Xuân mời nước kiếm từng đồng một. Bà bảo: “Ngồi một chỗ không mấy ai đến uống, đi mời như thế vất vả nhưng được nhiều khách hơn. Mỗi ngày cũng được đến vài ba siêu nhân trần đấy”. |
* |
Phút nghỉ trưa co ro trong cái lạnh của hai phụ nữ thu mua đồng nát |
Hồng Khanh
+++++++++++++++
Nghề đạp xe thồ ở đất cố đô
Ở Huế hiện còn trên 50 người kiếm sống bằng nghề xe đạp thồ. Họ tụ tập ở các khu chợ rồi chở khách và hàng đến khắp các ngõ ngách, tiền công cả ngày chừng 30.000-40.000 đồng.
*** |
Tại chợ Đông Ba, chợ sầm uất nhất ở cố đô Huế, hàng ngày có trên dưới 50 người hành nghề xe thồ, đứng chờ khách hoặc ai thuê gì chở nấy. Những năm gần đây, xe máy tràn lan nên nghề xe đạp thồ càng chật vật vì ít khách thuê, tiền công bèo bọt. |
*** |
Họ không nề hà bất cứ món hàng hóa nào. Trong ảnh một lão xe thồ đang hối hả xếp hoa và đồ cúng… |
*** |
...và lên xe tìm theo địa chỉ khách để lại. Mỗi chuyến chở hàng trong bán kính 3 km họ được 3.000 đồng, xa hơn thì 5.000-7.000 đồng. |
* |
An toàn nhất là chở khách. Người đi xe đạp thồ phải có sức khỏe tốt, dẻo dai để chở khách trên những đoạn đường dài với vận tốc nhanh nhất. |
*** |
Cả khách và người đạp xe thồ đều nghèo nên dễ dàng thông cảm. Trên những đoạn đường dốc, khách xuống xe cùng dắt bộ với cánh xe thồ. |
*** |
Trời mưa tầm tã hay lụt bão, những người đạp xe thồ vẫn ra đường đón khách. |
* |
Lúc rảnh rỗi, những câu chuyện về gia đình, cuộc sống lại được họ chia sẻ. Theo những người làm nghề này, anh em sống rất hòa thuận, chưa bao giờ có chuyện tranh giành khách của nhau. |
*** |
Chiếc xe đạp gãy khung nhưng ông An chỉ biết nắn lại chở tạm vì ông chưa biết dành đâu ra 30.000 đồng chi phí sửa xe. |
*** |
Hành trình theo những vòng xe là phần gác- ba - ga được bọc nệm, chế thêm phần đựng đồ phía khung trước và nước uống. |
*** |
Vất vả nhưng với những người làm nghề này, họ vẫn tìm thấy nguồn vui. Có hàng để chở với họ đồng nghĩa là có tiền. |
Nguyễn Đông
++++++++++++++++++
Nắng trưa vụn vỡ rớt trên vai,
Tiếng khóc dây oan cuộc đời dài.
Từng hạt lệ mưa lăn trên cát,
Hai vai trĩu nặng thói đời cay.
(st)
Nguồn : Anh Biệt Kích sh
Thêm 1 tàu cá của ngư dân Thanh Hóa bị "tàu lạ" đâm chìm khiến 1 người mất tích . Theo các ngư dân may mắn thoát chết cho biết, chiếc tàu vận tải lạ đâm vào tàu đánh cá có màu sơn . thời điểm xảy ra vụ va chạm là vào khoảng 5 giờ sáng ngày 17/11. Tuy nhiên đến nay con tàu vẫn chưa trục vớt và vẫn nằm ngoài khơi.da cam. Sau khi đâm trúng tàu cá của các ngư dân, chiếc tàu này đã bỏ chạy.
Trả lờiXóa++
Xem thêm : “Chợ người” ở Hà Nội, ở đây chỉ mua bán một loại hàng hóa duy nhất: Sức lao động . Mỗi ngày đều có hàng trăm người ra đây ngồi ngóng xem có ai đến “mua” sức thì “bán”.
http://xuongduong.blogspot.com/2011/11/them-1-tau-ca-cua-ngu-dan-thanh-hoa-bi.html
TIN TỨC CẬP NHẬT THƯỜNG XUYÊN TẠI ĐÂY :
https://www.facebook.com/xuongduong123