Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Đăng bởi: Ngô Minh | 25.11.2011 
TƯ LIỆU VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

( HÃY ĐỌC ĐỂT ĐỪNG BAO GIỜ TÁI PHẠM TỘI ÁC NÀY)



Nhìn lại quá khứ, ngước về tương lai
Công cuộc Cải cách Ruộng đất (CCRĐ) ở nước ta trong giai đoạn 1949 -1956 là một kinh nghiệm quý giá cho những ai chưa hiểu chế độ . Đây là một vấn đề về an sinh, luân lý, và đạo đức xã hội, mà chúng là nền tảng trong suốt lịch sử dựng nước của dân tộc VN, nhưng chúng ta đem cái chính trị ngoại lai của Tàu , Stalin trộn lẫn trong đó và phá vỡ tất cả, tạo nên một hậu quả trầm trọng không ít cho đến hôm nay. Ngước nhìn về tương lai sẽ thấy gì, nếu chúng ta không dám nhìn lại quá khứ ?

Đã có rất nhiều bài viết về CCRĐ, từ phân tích, nhận định cho đến những bài phỏng vấn từ con cháu nạn nhân may mắn được sống sót, từ nhân chứng từng giữ vai trò lãnh đạo , và bằng chứng sử liệu, thêm vào những hình ảnh của nhà báo Liên Xô. Qua bài viết nầy chỉ tóm lượt sơ qua về những sự kiện chính, để dành lại cho những nhận định thực trạng hôm nay, và tầm nhìn tương lai có thể đến.

A-Công Cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc 1949 – 1956 

Có tất cả 5 giai đoạn (theo “Cuộc Cải Cách Ruộng Đất”, Sử Gia Trần Gia Phụng) :

1-Giai Đoạn Sơ Khởi : 14/07/1949 – 11/02/1950 (khoảng 6 tháng rưởi)

Khoảng giữa năm 1949, vì nhu cầu cung ứng cho quân đội mới thành lập không lâu, nên Việt Minh (VM) thực hiện CCRĐ một cách tương đối nhẹ nhàng, và ưu đãi tá điền (nông dân) bằng cách tịch thu ruộng của các điền chủ Pháp, và những người Việt bị kết tội thân Pháp (“Việt gian”) đem phân chia “tạm thời” cho nông dân. Đồng thời qua Hội đồng Giảm tô, VM ấn định mức giảm tô (thuế mướn đất mà tá điền phải đóng cho điền chủ) từ 25% – 35% qua sắc lệnh 78/SL ngày 14/07/1949.

* Trong thời gian đầu của giai đoạn sơ khởi nầy, VM còn hoàn toàn hành động theo kế hoạch mình, chưa có bàn tay Bắc Kinh nhúng vào sai khiến, vì Mao Trạch Đông cũng mới vừa chiếm được lục địa Trung Hoa (1/10/1949). Ngày 15/1/1950, VM đánh điện cho Bắc Kinh yêu cầu sư trợ giúp (theo bbc.co.uk, “Cố vấn Trung Quốc ở Việt Nam (1950-1952)”, 18/03/2004)

Tháng 2/1950, Hồ Chí Minh (HCM) qua Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa xin viện trợ. Stalin đã ra lệnh cho HCM phải thực hiện ngay hai việc : tái công khai đảng cộng sản và đẩy mạnh CCRĐ, và phải cử người sang Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) quan sát, học tập phương pháp CCRĐ đang tiến hành.


2-Giai Đoạn Thứ Hai : 12/02/1950 – 19/04/1953 (khoảng 3 năm 2 tháng) 

Trong năm 1950, nhằm đẩy mạnh sản xuất vì sự thiếu hụt lương thực cho bộ đội, nên VM tổng động viên nguồn nhân lực (người), vật lực (gia súc, nông cụ), và tài lực (tiền bạc) qua sắc lệnh 20/SL ngày 12/02/1950. Và sắc lệnh 89/SL ngày 22/05/1950, xóa bỏ những hợp đồng vay nợ cho tá điền trước 1945, cũng là một ưu đãi khác để họ có thể ra công cực lực, và dành dụm tiền bạc, gạo thóc nhằm hoàn toàn phục vụ cho VM. Những đất đai bị bỏ hoang đều được quốc hữu hóa và tận dụng, đem chia cho nông dân tạm thời làm chủ trong vòng 10 năm, qua sắc lệnh 90/SL ngày 22/05/1950; đồng thời bắt buột điền chủ không được bỏ ruộng hoang. 

* Đây là giai đoạn kéo dài nhất và nhiều sắc lệnh được đưa ra. Ngày 17/4/1950, nhóm cố vấn Trung Quốc gồm 79 người, và một số trợ lý được thành lập. Lương thực, và số lớn vũ khí (chiếm được của Trung Hoa Dân Quốc, Tưởng Giới Thạch, mà họ được Hoa Kỳ trợ cấp lúc trước) được chuyển vào miền Bắc trong khoảng tháng 4 đến tháng 9/1950. Vị tướng quân sự TC nổi danh Trần Canh cũng đã có mặt ở miền Bắc, ngày 7/7/1950, và vào tháng 8/1950, Đại sứ TC, La Quý Ba đưa phái đoàn cố vấn 79 người qua. 

Phong trào “Chỉnh huấn” năm 1950 trong nội bộ VM bùng nổ, sau cuộc gặp gỡ giữa các lãnh tụ cs. Đó là phương thức thanh lọc đảng viên theo ý kiến của cố vấn TC, qua việc tự phê, tự kiểm nhằm mục đích thách đố, kiểm tra lại sự trung thành tuyệt đối với tư tưởng chuyên chính vô sản, để hoàn toàn lột xác trở thành con người cộng sản thuần hóa trước khi bước vào những giai đoạn CCRĐ kế tiếp. 

Sau những khóa học tập nhồi sọ tư tưởng vô sản, thử thách kiểm nghiệm đầu tiên của cố vấn TC là bản án tử hình Mẹ nuôi Nguyễn Thị Năm, còn được gọi là Bà Cát Hanh Long (người đã từng che chở, đóng góp tài vật, và nuôi dưỡng những cán bộ, bộ đội cs, trong số đó có cả cụ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Hữu Loan, nhà thơ Xuân Diệu, nhà thơ Quang Dũng, v.v.) năm 1952 trong thí điểm CCRĐ tại 6 xã thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.


Giai đoạn nầy bị kéo dài vì VM quá bận rộn với những chiến trường như Vĩnh Yên (01/1951, cách Hà Nội 37 km), Mạo Khê, (gần Hải Phòng) với những tổn thất nặng nề, và hoàn toàn thất bại; kế tiếp là chiến dịch Tây Bắc (14/10/1952 – 10/12/1952) với kế hoạch và sự chỉ đạo của La Quý Ba, và Vy Quốc Thanh (theo bbc.co.uk “Cố vấn Trung Quốc và đường đến Điện Biên”, 24/03/2004), VM đã thành công chiếm giữ Lai Châu, Sơn La, Mộc Châu, Nghĩa Lộ, Yên Bái. Mở rộng hoạt động trong vùng Tây Bắc bao gồm Lào Cai. Đó là những vùng nằm trong CCRD sau nầy.


3-Giai Đoạn Thứ Ba : 20/04/1953 – 18/12/1953 (khoảng 7 tháng)

Qua sắc lệnh ngày 20/04/1953 nhằm củng cố, cải tổ thêm vào chi tiết cho những sắc lệnh trước đó, đồng thời thành lập Ủy ban Nông nghiệp từ cấp xã trở lên, để giám sát sự thu hoạch, trưng thu cho VM, và đẩy mạnh tiến trình tịch thu tài sản “địa chủ ác ôn, Việt gian”. Trong đó, theo chỉ đạo của TC, năm thành phần được phân biệt như sau :

a-Địa chủ: có nhiều ruộng đất mà không trực tiếp canh tác, và được chia ra ba hạng :


1. Địa chủ thường : có khoảng dưới 5 mẫu, đủ ăn, không phạm tội ác ôn.


2. Địa chủ cường hào ác bá : hiếp đáp, ngược đãi bần nông và bần cố nông.


3. Địa chủ phản động : quan lại phong kiến, Việt Quốc, Đại Việt, hay thân Pháp.

b-Phú nông : có khoảng 3 mẫu đất, một con trâu, trực canh và thuê mướn tá điền. 

c-Trung nông : có dưới 3 mẫu, trực canh, đủ sống, và được chia ra hai hạng :


1. Trung nông cấp cao : có dưới 3 mẫu, một con trâu hay bò.


2. Trung nông cấp thấp : có dưới 1 mẫu. 

d-Bần nông : có ít sào đất, không đủ sống, phải đi làm thuê hay thuê đất của địa chủ. 

e-Bần cố nông: hoàn toàn không có đất, gia súc, nông cụ, làm thuê đủ thứ nghề để sống.

* Sau chiến dịch Tây Bắc, những cố vấn TQ mới rảnh tay lên kế hoạch thúc đẩy CCRĐ, như trong đoạn trích đã viết : “Mùa xuân 1953, Zhang Dequn trở thành lãnh đạo ban củng cố đảng và Cải cách Ruộng đất (thuộc nhóm cố vấn quân sự Trung Quốc). Để tăng lực lượng, Bắc Kinh gửi thêm 42 chuyên viên” (theo bbc.co.uk “Cố vấn Trung Quốc và đường đến Điện Biên”, 24/03/2004).

Hoạch định tiến hành CCRĐ đã chuẩn bị đầy đủ. Tổ đội gồm 7,8 cán bộ của Ủy ban Nông nghiệp túa về làng xã nhằm tuyên truyền, dẫn dụ, và khích động tâm lý quần chúng chống lại các điền chủ qua phương thức “tam cùng” (hay “tam đồng” là cùng ăn, cùng ngủ, và cùng làm) với bần nông để “thăm nghèo hỏi khổ” moi móc lý lịch mọi người, và sau đó “bắt rễ, xâu chuỗi” tạo những hạt nhân bần cố nông chuyên chính vô sản cho những cuộc đấu tố trước Tòa án Nhân dân, với nhiệm vụ là tố cáo nông dân theo chủ ý phân loại thành phần của Ủy ban Kháng chiến. Bản án của Tòa án Nhân dân luôn có tính cách chung thẩm (nạn nhân không được kháng án, chống đối hay khiếu nại với ai).


Trong bài viết “Cố vấn Trung Quốc và đường đến Điện Biên” cho biết thêm: 

“Trong chiến dịch Củng cố Chính trị, nhiều người có nguồn gốc nông dân và công nhân được thăng chức. Chiến dịch đã giúp tăng tinh thần cho quân đội, chuẩn bị họ cho cuộc quyết chiến với Pháp tại Điện Biên Phủ”
Và tác giả Qiang Zhai của “China and the Vietnam Wars, 1950-1975” đã có nhận xét như sau :

“Mặc dù cải cách ruộng đất thành công trong việc thỏa mãn nhu cầu ruộng cho nông dân và huy động họ về với đảng, nhưng nó cũng để lại các hậu quả.”

4-Giai Đoạn Thứ Tư : 19/12/1953 – 20/07/1954 (khoảng 7 tháng)

Đảng Lao Động của VM sau kỳ họp đầu tháng 12/1953, cho ra một kế hoạch được soạn thảo kỹ lưỡng dựa theo Trung cộng và Hàn cộng, và phát động phong trào “Ruộng Đất cho Người Cày” qua sắc lệnh 197/SL ngày 19/12/1953 cho Luật Cải Cách Ruộng Đất ngày 4/12/1953, trong đó bao gồm:

a-Tịch thu và bãi bỏ quyền sở hữu đất đai của “thực dân Pháp” (Điều 1)


b-Ngoại kiều và gia đình họ có thể yêu cầu được phần chia (Điều 25, Phần 10)


c-Ngoại kiều được quyền sở hữu ruộng đất nếu làm mọi bổn phận như người Việt Nam (Điều 19)
 
d-Trưng dụng đất đai của những thành phần “tiến bộ” hợp tác với VM, và sẽ được bồi thường bằng công phiếu với lãi suất 1,5% mỗi năm (Điều 4)


e-Chia theo nhân khẩu, không theo sức lao động (Điều 26)


f-Người được phân chia có quyền sở hữu, chuyển nhượng, cầm, bán (Điều 31)


g-Những cơ sở tôn giáo có thể yêu cầu được phần chia ruộng đất (Điều 25, Phần 6)


h-Thiết lập Tòa án Nhân dân Đặc biệt để xét xử tranh chấp (Điều 36)


i-Quyết định về thành phần giai cấp phải do Uỷ ban Kháng chiến Hành chính (Điều 34)


j-Nghiêm cấm mọi hành động chống lại (Điều 35)

Điều 19, và 20 nhằm miễn trừ đất đai của người ngoại quốc, đặc biệt là người Hoa Kiều dưới sự bảo trợ của CHNDTH.

* Vì giai đoạn thứ tư nầy nằm trong sự sống chết của VM trong trận chiến Điện Biên Phủ (13/03/1954 – 7/05/1954), nên sắc lệnh 197/SL trong tháng 12/1953 cho thấy ta theo ý kiến của cố vấn TC Qiang Zhai đã tháo mở ra hơn nhằm dẫn dụ lôi cuốn giai cấp bần cố nông, và đánh lạc hướng tâm lý nông dân. Đó là mục đích của sắc lệnh trên, với những ưu đãi về quyền sở hữu, sử dụng đất đai, sang nhượng, mua bán, ngay cả với những tổ chức tôn giáo. Nhưng chỉ kéo dài được 7 tháng hơn, trước khi bước vào giai đoạn tranh đấu tận tuyệt sau cùng. Tuy nhiên, đảng Lao Động của VM vẫn không quên công ơn người Tàu với đặc quyền miễn nhiễm về đất đai mà đáng lý ra họ phải bị đấu tố từ lâu nếu sống trên đất TQ.


5-Giai Đoạn Thứ Năm : 14/06/1955 – 30/07/1956 (khoảng 1năm)

Cuộc CCRĐ tạm đình hoãn vì sợ tiếng đồn lan truyền khắp nơi, khiến dân chúng sợ hãi di cư vào Nam sau Hiệp Định Genève 20/07/1954, nhưng cũng đã có khoảng 1 triệu người bỏ đất Bắc, đa số là giáo dân chiếm hơn 79%. Ngăn bởi vĩ tuyến 17, VM đã hoàn toàn nắm lấy chình quyền miền Bắc nên với sắc lệnh 233/SL ngày 14/06/1955 là quyết sách bần cố nông hóa mọi người dân, ngoại trừ giai cấp lãnh đạo của đảng. Sắc lệnh đó bày tỏ bản chất cộng sản chuyên chính qua sự khước từ quyền tư hữu của nông dân, truất hữu đất đai của các tổ chức tôn giáo, và trưng thu tài sản không cần bồi thường; đi ngược lại phong trào “Ruộng Đất cho Người Cày” trước đó, thay vào đó là Hợp tác xã, Quốc hữu hóa. Tất cả công dân được Tòa án Nhân dân quy định thành phần xã hội, phán xét, và cấm phản đối. Đây là giai đoạn sắt máu nhất từ năm 1955 đến 1956. Sắc lệnh 233/SL năm 1955 bổ sung thêm cho sắc lệnh 197/SL năm 1953, không những thành lập Tòa án Nhân dân đặc biệt qua đề nghị của Ủy ban Hành chính tỉnh, mà một Ủy ban CCRD Trung Ương cũng được hình thành để điều động, ra chỉ thị trực tiếp, và nhận chỉ đạo từ cố vấn Trung cộng, và HCM. Đứng đầu trong Ủy ban CCRĐ là Tổng bí thư Trường Chinh (Trưởng ban chỉ đạo trực tiếp), kế đến là 3 phụ tá đắc lực (theo wikipedia “Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam” ) :

-Hoàng Quốc Việt (Ủy viên Bộ Chính trị) : Trưởng ban chỉ đạo thí điểm.


-Lê Văn Lương (Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị) : Trưởng ban chỉ đạo thí điểm,


-Hồ Viết Thắng (Ủy viên dự khuyết Trung ương đảng) : Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch,

Và trong khoảng thời gian 23/10/1954 đến 30/7/1956 có tất cả 4 đợt CCRD khắp miền Bắc, chỉ sau khoảng 3 tháng từ cuộc di dân quy mô từ Bắc vào Nam. 

* Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7/05/1954, qua kế hoạch của tướng TQ Vy Quốc Thanh, trưởng cố vấn quân sự (theo “Cố vấn Trung Quốc và đường đến Điện Biên”), cùng số vũ khí dồi dào do TC viện trợ cho VM từ kho súng đạn Hoa Kỳ (kể cả những khẩu pháo 105, và 75 ly) của Tưởng Giới Thạch để lại, và dàn cao xạ của Liên Xô cung cấp, VM tạm thời tiến hành CCRĐ một cách trì hoản, nhẹ nhàng ở những vùng thí điểm trước đó. Trong khoảng nửa năm sau từ ngày chiến thắng, VM đã đẩy mạnh CCRĐ như cơn lốc làm đảo lộn niềm tin vào đảng, một số đảng viên tự động trả lại thẻ đảng viên nhưng vẫn bị theo dõi thường xuyên vì tình nghi có tư tưởng phản động, và số đảng viên còn lại tranh đấu nhau ngấm ngầm để khỏi bị vướng vào lao tù hay mang bản tử án.


Sau đây là một số hình ảnh đấu tố qua Tòa án Nhân dân đặc biệt, do nhiếp ảnh gia Liên Xô Dmitri Baltermants (1912 – 1990) chụp vào năm 1955 tại miền Bắc Việt Nam.


B-Nguyên Nhân, Hậu Quả, và Kết Quả của CCRĐ

Đảng Lao Động (LĐ), tiền thân của đảng csvn, được thành lập ngày 19/02/1951. Theo chiều hướng phục vụ vì cs quốc tế, đảng LĐ tuyệt đối tuân theo chỉ thị của hai lãnh tụ cs Stalin và Mao, và tuyệt đối trung thành, tin tưởng những lý thuyết, chính sách cs như một giáo điều vô sản, nên VM đã đem CCRĐ của Tàu vào miền Bắc thực thi mà không cần đắn đo suy nghĩ qua vai trò thừa hành theo ý của những cố vấn Trung cộng với quyền lực trên những tướng lãnh csvn. Điều nầy có thể chứng minh qua công cuộc đẩy mạnh CCRĐ sau khi giai đoạn sơ khởi chấm dứt vào khoảng tháng 02/1950, và mãnh liệt hơn vào khoảng giữa gian đoạn hai năm 1952, bắt đầu cho những cho màn đấu tố bằng đấu lý, rồi đấu lực, đến đấu pháp đối với người sống, và bằng đấu ảnh dành cho người tự tử trước khi bị xét xử vì không chịu nỗi hình ảnh bị sỉ nhục, đày đọa, và tra tấn hay người đã mất từ lâu trước khi có CCRĐ xảy ra.


Vấn đề còn lại là nguyên nhân nào khiến csvn thành công trong việc dẫn dụ người dân, và đó là hậu quả trầm ngấm đớn đau cho dân tộc hay kết quả thành tích của đảng sau khi CCRĐ chấm dứt vào ngày 30/0 7/1956 ? 

1. Nguyên Nhân

a-Dân trí quá thấp vì cuộc sống cơ cực, bần hàn nơi thôn quê vốn chịu nhiều thiệt thòi trong chiến tranh nhưng không được chính quyền nào trợ giúp.


b-Thỏa lòng đố kỵ, ganh ghét người có tài sản.


c-Thỏa lòng trút sự oán hờn cuộc sống mình trên kẻ khác.


d-Thoả mãn sự trả thù cá nhân khi có dịp.
e-Lợi dụng cơ hội hà hiếp, cưỡng bức người mà họ thầm ưa thích, ham muốn.


f-Được hả hê trong vai trò đấu láo không tội vạ qua sự khuyến khích bởi cán bộ cs.


g-Ảo tưởng hóa trong vai trò công cụ mới với những hứa hẹn, và lý tưởng cách mạng.


h-Được tâng công, ban bố chút tài vật, lương thực mà cs chiếm được từ địa chủ. 

2. Hậu Quả

a-Phá vỡ nền luân lý gia đình, xã hội VN.


b-Gây chia rẻ, ngờ vực trong làng xóm, gia đình ngay cả người thân nhất.


c-Nỗi đau thầm lặng không được bày tỏ, biện minh của con cháu người còn sống sót.


d-Lòng nhân đạo được thay thế bằng hận thù dù không còn giai cấp địa chủ nào sau đó.


e-Mỗi cá nhân tự nhốt mình trong khung hẹp của mọi tư duy, hoạt động.


f-Sự chai lì tình cảm khiến người ta ưu ái cá thể mình hơn.


3. Kết Quả

a-Hàng triệu người di cư vào Nam trước giai đoạn thứ 5 (1955), khi Hiệp định Genève 54 vừa ký kết.


b-Con số khiêm nhường 172,008 người bị án tử trong đấu tố có 123,266 người bị oan trong 72% tỷ lệ (theo “Lịch sử Kinh tế Việt Nam 1945 – 2000″, tập 2, ấn bản tại Hà Nội, năm 2004-mà Sử gia Trần Gia Phụng cho biết).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét