|
NXB Trẻ vừa cho ra mắt bốn cuốn sách trong Tủ sách Biển đảo VN, trong đó đáng chú ý có cuốn Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là của VN, tập hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài nước.
Các bài viết là các công trình khảo cứu và hệ thống hóa những bằng chứng lịch sử và pháp lý từ các bộ hình sử, thông sử thời nhà Nguyễn; các bản đồ của VN và trên thế giới từ thế kỷ thứ 15; các bài báo xưa, ghi chép của các nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây; các văn kiện của nhà nước VN từ thời nhà Nguyễn cho đến trước ngày 30-4-1975 và cả một số tư liệu của người Trung Quốc... Tất cả cùng xác nhận một thực tế: Nhà nước VN từ lâu đã thật sự khẳng định chủ quyền và thực hiện một cách hòa bình chủ quyền của mình trong nhiều thế kỷ đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong cuốn sách này, các nhà nghiên cứu đã dày công khảo sát kho thư tịch cổ của Trung Quốc để cho thấy Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng được ghi nhận trong bất cứ văn bản nào của lịch sử Trung Quốc đến tận nửa đầu thế kỷ 20. Đồng thời các tác giả cũng đã dày công không kém để vạch ra những thủ đoạn “cưỡng từ đoạt lý”, những chiêu thức “mượn trắng nói đen”, những chứng cứ giả tạo mà người ta đã lập lờ tạo nên về chủ quyền đối với hai quần đảo mà họ gọi tên là Tây Sa, Nam Sa. Các tác giả cũng bác bỏ dứt khoát và xác đáng yêu sách hết sức phi lý của cái gọi là “đường lưỡi bò” trên biển Đông.
Cuốn sách có nhiều hình ảnh, bản đồ, có phần phụ lục phong phú, cung cấp các văn bản pháp lý quốc tế, các tư liệu và kiến thức cơ bản về biển đảo, về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, sách còn có phần biên niên sử, tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện trong lịch sử có liên quan đến chủ quyền VN đối với hai quần đảo này.
Ba ấn phẩm khác trong Tủ sách Biển đảo VN vừa ra mắt và tái bản gồm: Có một con đường mòn trên biển Đông (Nguyên Ngọc) - thiên ký sự về việc hình thành và phát triển của đoàn tàu không số, Hoàng Sa - Trường Sa: Hỏi và đáp (Trần Nam Tiến) súc tích, giàu thông tin và Biển Đông yêu dấu (Trần Ngọc Toản), và Biển Đông yêu dấu, câu chuyện về cậu bé Minh Sơn được ông nội cho tham gia chuyến nghiên cứu khoa học dọc chiều dài đất nước trên con tàu khảo sát địa chấn Bình Minh.
Trong cuốn sách này, các nhà nghiên cứu đã dày công khảo sát kho thư tịch cổ của Trung Quốc để cho thấy Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng được ghi nhận trong bất cứ văn bản nào của lịch sử Trung Quốc đến tận nửa đầu thế kỷ 20. Đồng thời các tác giả cũng đã dày công không kém để vạch ra những thủ đoạn “cưỡng từ đoạt lý”, những chiêu thức “mượn trắng nói đen”, những chứng cứ giả tạo mà người ta đã lập lờ tạo nên về chủ quyền đối với hai quần đảo mà họ gọi tên là Tây Sa, Nam Sa. Các tác giả cũng bác bỏ dứt khoát và xác đáng yêu sách hết sức phi lý của cái gọi là “đường lưỡi bò” trên biển Đông.
Cuốn sách có nhiều hình ảnh, bản đồ, có phần phụ lục phong phú, cung cấp các văn bản pháp lý quốc tế, các tư liệu và kiến thức cơ bản về biển đảo, về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, sách còn có phần biên niên sử, tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện trong lịch sử có liên quan đến chủ quyền VN đối với hai quần đảo này.
Ba ấn phẩm khác trong Tủ sách Biển đảo VN vừa ra mắt và tái bản gồm: Có một con đường mòn trên biển Đông (Nguyên Ngọc) - thiên ký sự về việc hình thành và phát triển của đoàn tàu không số, Hoàng Sa - Trường Sa: Hỏi và đáp (Trần Nam Tiến) súc tích, giàu thông tin và Biển Đông yêu dấu (Trần Ngọc Toản), và Biển Đông yêu dấu, câu chuyện về cậu bé Minh Sơn được ông nội cho tham gia chuyến nghiên cứu khoa học dọc chiều dài đất nước trên con tàu khảo sát địa chấn Bình Minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét