Thêm 1 tàu cá của ngư dân Thanh Hóa bị "tàu lạ" đâm chìm khiến 1 người mất tích . Theo các ngư dân may mắn thoát chết cho biết, chiếc tàu vận tải lạ đâm vào tàu đánh cá có màu sơn . thời điểm xảy ra vụ va chạm là vào khoảng 5 giờ sáng ngày 17/11. Tuy nhiên đến nay con tàu vẫn chưa trục vớt và vẫn nằm ngoài khơi.da cam. Sau khi đâm trúng tàu cá của các ngư dân, chiếc tàu này đã bỏ chạy.
++
Xem thêm : “Chợ người” ở Hà Nội, ở đây chỉ mua bán một loại hàng hóa duy nhất: Sức lao động . Mỗi ngày đều có hàng trăm người ra đây ngồi ngóng xem có ai đến “mua” sức thì “bán”.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/them-1-tau-ca-cua-ngu-dan-thanh-hoa-bi.html
TIN TỨC CẬP NHẬT THƯỜNG XUYÊN TẠI ĐÂY :
http://xuongduong.blogspot.com/
https://www.facebook.com/xuongduong123
Thanh Hóa: Tàu đánh cá bị đâm chìm, một ngư dân mất tích
Đang hoạt động trên biển, tàu đánh cá của ngư dân xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa bị một tàu vận tải lạ đâm trúng khiến tàu chìm. Trên tàu cá có 7 ngư dân, một người hiện vẫn đang bị mất tích.
Chiếc tàu đánh cá mang số hiệu TH-4707 TS của gia đình ông Phạm Văn Nhân, trú tại thôn Bắc Sơn, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa do anh Phạm Văn Hào làm thuyền trưởng, đang hoạt động ở tọa độ 19,51 Vĩ độ Bắc, 106,11 Kinh độ Đông, cách bờ biển Ninh Bình - Thanh Hóa khoảng 20km thì bất ngờ bị một tàu vận tải lạ đâm trúng.
Cú va chạm mạnh khiến con tàu của các ngư dân xã Hoằng Phụ bị chìm xuống biển. Vào thời điểm xảy ra vụ va chạm, trên tàu đánh cá có 7 ngư dân đều trú tại thôn Bắc Sơn, xã Hoằng Phụ, và anh Lê Văn Thanh, trú tại xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa. Sáu ngư dân may mắn được một tàu bạn đến cứu nạn kịp thời nên đã thoát chết. Trong số đó có anh Phạm Văn Hào hiện vẫn đang bị mất tích trên biển.
Theo một số ngư dân thoát chết cho biết, thời điểm xảy ra vụ va chạm là vào khoảng 5 giờ sáng ngày 17/11. Tuy nhiên đến nay con tàu vẫn chưa trục vớt và vẫn nằm ngoài khơi.
Cũng theo các ngư dân may mắn thoát chết cho biết, chiếc tàu vận tải lạ đâm vào tàu đánh cá có màu sơn da cam. Sau khi đâm trúng tàu cá của các ngư dân, chiếc tàu này đã bỏ chạy.
Sau khi nhận được thông tin, chính quyền địa phương và gia đình nạn nhân đã tổ chức tìm kiếm xung quanh khu vực con tàu gặp nạn, nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy thi thể anh Hào. UBND, Hội chữ thập đỏ huyện Hoằng Hóa, xã Hoằng Phụ đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ trước mắt 3 triệu đồng cho gia đình anh Hào.
UBND huyện Hoằng Hóa cũng đã báo cáo vụ việc tới UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, các cơ quan chức năng để có kế hoạch tìm kiếm ngư dân mất tích, trục vớt chiếc tàu đánh cá của ngư dân xã Hoằng Phụ bị chìm. Đồng thời truy tìm chiếc tàu vận tải gây tai nạn bỏ trốn.
Duy Tuyên
Dantri
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Xem thêm : Câu hỏi đắng lòng ở ‘chợ người’ giữa thủ đô
Người ta gọi là chợ người lao động bởi ở đây tụ họp rất nhiều người, nhưng chỉ mua bán một loại hàng hóa duy nhất: Sức lao động.
- Những mảnh đời đi bán sức lao động
Mỗi ngày đều có hàng trăm người ra đây ngồi ngóng xem có ai đến “mua” sức thì “bán”. Họ có thể làm bất cứ việc gì từ quét dọn, lau nhà, đến gánh đất cát, chở gạch, bốc xi măng, chuyển nhà…
Thời điểm này những năm trước, người lao động thời vụ “chạy sô” cũng không hết việc. Nhưng năm nay, khắp các chợ lao động tại Hà Nội như: đường Bưởi, ngã tư Giảng Võ, chân cầu vượt Mai Dịch…đều chung một cảnh nặng nề, ế ẩm.
Dù 12 giờ trưa nhưng chợ người lao động ở đường Bưởi vẫn có gần 40-50 người ngồi ngóng việc. Có thời điểm, ở đây tập trung hơn trăm lao động mà chủ yếu quê ở Nghệ An, Thanh Hoá…
Mỗi người một hoàn cảnh, có người vì quá ít ruộng, có người vì lụt lội, mất mùa triền miên, có người đi xuất khẩu lao động nhưng phải về và đang gánh nợ hàng trăm triệu, có những cậu sinh viên mới ra trường, chưa xin được việc làm… đều ra “chợ người” để bán sức lao động.
Lại cũng có hoàn cảnh cả hai bố con, hai vợ chồng cùng ra đây “họp chợ” để tìm kế sinh nhai.
Mùa vừa rồi bị lụt nên cả 6 sào ruộng nhà anh Nguyễn Hồ Đức, quê Kiến Thạch, Nghệ An đều mất trắng.
Bây giờ gạo ăn cũng phải đi đong từng ngày. Anh phải ra đây làm để hàng tháng có tiền gửi về quê cho vợ mua gạo, cho 2 cậu con trai đang học trong thành phố Hồ Chí Minh và cậu con út học lớp 12.
“Chưa đến cuối tháng ở quê đã điện lên nào là nhà hết gạo, đứa xin tiền đóng học phí, đứa chuẩn bị thi tốt nghiệp, đứa mua sách vở…nên mỗi lần về quê chưa được mươi ngày đã hết tiền. Có lần còn không đủ trả nợ. Vậy là lại vội vàng khăn gói ra đây, chứ ở quê bây giờ thì “chết” cả nhà!” – anh Đức chia sẻ.
Còn hai cha con bác Nguyễn Hữu Thịnh và anh Nguyễn Hữu Bảy đã làm ở khu chợ người lao động này được hơn 3 năm nhưng với hoàn cảnh khác. Những năm trước ở các làng quê Việt Nam rộ lên phong trào xuất khẩu lao động đi nước ngoài.
Với ước mơ sẽ nhanh chóng đổi đời, không ít những người nông dân nghèo đã chạy vạy vay mượn khắp nơi từ người thân đến ngân hàng để có tiền đi xuất khẩu. Cả nhà anh Bảy vay mượn được hơn 100 triệu cho anh sang Ả Rập Xê Út lao động.
Nhưng đi chưa đầy một tháng anh đã phải về nước vì tin vợ ốm nặng. Vậy là không những không có tiền mang về, anh còn phải gánh cả một cục nợ trên vai.
Rồi hai bố con tìm đường ra Hà Nội mưu sinh và đến khu chợ người lao động này. Bác Thịnh hằng ngày chạy xe ôm, còn anh Bảy thì ai mướn việc gì làm việc đó, bất kể nặng nhọc như vác xi măng, vác gạch, đào móng nhà…với hy vọng sẽ kiếm được đủ tiền trang trải số nợ hàng trăm triệu kia.
Còn với Nguyễn Đức Hải, cậu thanh niên còn trẻ măng, dù đã tốt nghiệp trường Đại học dân lập Đông Đô nhưng chưa xin được việc làm nên ra đây để chạy xe ôm và đợi người ta thuê mướn.
Khu chợ người lao động ở chân cầu vượt Mai Dịch phần nhiều đều là những chị em phụ nữ ở Diễn – Phùng tranh thủ lúc nông nhàn ra đây đề kiếm thêm thu nhập. Cả chợ ai cũng biết đến hai vợ chồng anh N.V.T và chị N.T.L.
Không chỉ bởi hoàn cảnh của anh chị rất khó khăn, mà bởi nhờ “bán sức” ở khu chợ người lao động này mà anh chị đã nuôi 3 đứa con ăn học trưởng thành. Các con của anh chị bây giờ đều là sinh viên của những trường đại học có tiếng ở Hà Nội.
“Có con học đại học, vui thì vui thật, nhưng lo lắm. Mỗi tháng kiểu gì cũng phải để ra được 3 triệu cho ba đứa. Còn thiếu bao nhiêu chúng nó phải tự đi làm thêm để trang trải” – anh chị tâm sự trong tiếng thở dài.
Người càng đông, “chợ” càng ế ẩm
Vì mua bán một loại “hàng hóa” đặc biệt nên chợ người cũng không giống những phiên chợ thường.
Ở đây người càng đông, chợ càng ế ẩm. Bởi việc làm thì ít mà người đi “bán sức” ngày một nhiều.
Chẳng thế mà mỗi khi có người hỏi “Đây có phải “chợ người” không?”, thì tất cả mọi người cùng đổ xô lại: “Đúng! Đúng rồi! Anh cần làm gì hả anh?
Cần bao nhiêu người chúng em cũng có!”. Nhưng rồi người ta chỉ thuê hai thanh niên khỏe mạnh nhất, còn những người khác lại ngồi trông ngóng.
Nhìn cảnh người đứng, người ngồi, người nằm, người gục mặt tranh thủ ngủ…mới thấy hết cảnh ảm đạm và ế ẩm ở khu chợ người này.
Bác Nguyễn Bá Vượng, quê ở Nghệ An ra đây làm nghề xe ôm đã được hơn 10 năm cho biết: Những năm trước chợ còn thưa người, việc làm cũng còn nhiều thì ngày cao điểm, có thể kiếm được năm trăm đến sáu trăm nghìn. Còn bây giờ ngày nào may mắn ra mới được trăm rưỡi, hai trăm nghìn…
Còn phần nhiều là không có khách, sáng đi, tối lại về không! Theo bác thì cũng vì người đến họp chợ đông quá. Ngày trước chỉ có một vài người chở xe ôm như bác, bây giờ cả khu chợ này có không dưới 20 người cũng làm nghề xe ôm. Kiếm được đồng tiền ngày càng khó khăn.
Nhìn đôi mắt đầy lo âu của người cha đã ngoài ngũ tuần này, chúng tôi không khỏi xót xa. Ở nơi kia, 4 đứa con đang ăn học trong miền Nam vẫn từng ngày mong tin bác!
Hai cha con bác Thịnh và anh Bảy cũng không khá hơn. Anh Bảy tâm sự từ năm ngoái đến nay, người đến thuê việc ít đi hẳn. Hôm nào may mắn ra thì được một hai người thuê đi bốc vác chốc lát.
Còn lại, cả ngày ngồi chơi thế này. Có đến mấy hôm cả hai cha con không kiếm được việc gì để làm, đành đi nhặt rác, thu gom vỏ chai, đồ đồng nát để bán lấy tiền sống qua ngày.
Vừa nhìn xa xăm, bác Thịnh vừa tâm sự: “Có lẽ mấy hôm nữa lại phải khăn gói về quê như những lần trước. Vì trên này bây giờ cái gì cũng đắt ghê người. Ăn một bữa cơm bụi 20 nghìn mà vẫn còn đói. Tiền phòng trọ, điện nước mỗi tháng bèo ra cũng bảy, tám trăm nghìn mà việc làm thì vẫn
không có”.
Cũng như cha con bác Thịnh, anh Bảy, ở đây khuôn mặt ai cũng khắc khổ, sạm đen vì nắng gió miền Trung, hay vì suốt bao năm nay, cái nghèo, cái khổ vẫn đeo đẳng họ mãi không thôi.
Ai cũng ước, giá như quê mình có một khu công nghiệp nào đó, hay nhà nước định hướng cho bà con phát triển một nghề nào đó ở quê thì sẽ không còn ai phải tha hương, hằng ngày phải nghe những câu hỏi đắng lòng của người đến “mua sức”: “Đây là “chợ người” phải không?!”.
Biết đến bao giờ ở Hà Nội mới không còn những khu chợ người lao động như thế này nữa? Để không còn những ước muốn nghẹn lòng như ai đó ở đây đã buột miệng nói ra: “Ước gì bây giờ có vài tấn xi măng để người ta thuê mình vác nhỉ?!”.
Theo Vũ Viết Tuân
VietNamNet
- THEO DÒNG SỰ KIỆN:
- Lưới trời lồng lộng
- Những cái lồng khác cỡ
- Tản mạn 8: “Ôi nghìn năm Thăng Long”
- “Lễ hội 1000 Năm Thăng Long”
- Lòng yêu nước
- Thương nhớ một hồn thơ lồng lộng
- http://www.petition2congress.com/5616/please-urge-vietnamese-government-to-cease-their-harassment-towar/
7 Phản hồi cho “Câu hỏi đắng lòng ở ‘chợ người’ giữa thủ đô”
- Người Ngựa says:
- 25/11/2011 at 10:59
- Nhân dân ơi hỡi nhân dân
- Hỡi những nhân dân sống trong bàn tay sắt
- Mấy mươi năm bị dọa đày kiếp sống lầm than
- Nhân dân bị đẩy vào vòng đấu tranh giai cấp
- Con phải đấu cha vợ phải đấu chồng
- Nhân dân là gì hỡi lũ quỷ sa tăng
- Giương búa liềm nhân danh trí tuệ
- Quyết cầm tù các trí thức tinh hoa
- Nhân dân là gì khi nhân danh công lý
- Cướp ruộng vườn mồ mả cha ông
- Nhân dân là gì khi nhân danh Tổ quốc
- Bán đất, bán trời bán biển quê hương
- Nhân dân ơi biết bao kẻ phải tha phương
- Bốn bể năm châu làm kẻ hầu người hạ
- Nhân dân ơi tại sao đâu có lạ
- Đó là vì lũ quỷ sa tăng.
- Reply
- Lê Dân Việt says:
- 25/11/2011 at 09:41
- Đây là kết quả và công lao của Đảng CSVN và ông Hồ Chí Minh mà một số không ít “lão thành cách mạng” và tác giả Nguyễn Hoàng Hà vẫn gắng công ca ngợi.
- Reply
- Phan Bốn says:
- 25/11/2011 at 07:56
- Được bán sức lao động như vậy là quá may mắn rối còn đòi hỏi gì nữa . Ở Vn bây giờ có hàng vạn người sống dở chết dở , không còn gì để bán . Một số thì bán máu nuôi miệng, một số bán thận , bán trôn nuôi miệng ,bán mạng , bán danh dự , bán lương tâm ,bán lương tri , ..bán tất tần tật … để VN trở thành một nền kinh tế thị trường thực sự. MỘt mạng người ở VN bây giờ rẻ hơn một con chó lọai xoàng.
- Reply
- Ngu Hết Biết says:
- 25/11/2011 at 04:50
- Đó là nét đặc thù độc đáo cuả đất nước chúng ta. Sau bao nhiêu năm dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước mình có nảy sinh ra những kỳ quan mà thế giới phải công nhận. Hình ảnh này là 1 trong những cái đó.
- Hãy nhắm mắt lại, hãy để cho trí tưởng tượng của chúng ta mở ra và hãy so sánh những hình ảnh của những chiếc xe hơi đắt tiền, những show ca nhạc với giá vé 100usd, những nhà hàng khách sạn chói sáng ánh đèn màu, những nam thanh nử tú của giai cấp cán bộ và giai cấp có cơ hội kiếm nhiều tiền….và hình ảnh những người khốn khổ. Trẻ em đi lượm ve chai, những bà già đi bán vé số, những ông già lang thang lết thết đi ăn mày, xa hơn nữa là những cô gáo vn đứng trên các con đường bên sing, bên mã….và những hình ảnh trên…..
- Hãy tự hỏi là chế độ này đang làm gì, chính quyền này là của ai, và sau 36 năm giaỉ phóng cả 2 miền Nam Bắc được cái gì và mất cái gì……
- Reply
- khách thập phương says:
- 25/11/2011 at 00:27
- “Biết đến bao giờ ở Hà Nội mới không còn những khu chợ người lao động như thế này nữa?” Câu trả lời chỉ có thể đến bao giờ không còn tồn tại con người hoặc con người không phải lao động, không phải ăn nữa mới hết, bởi vì còn tồn tại con người là còn phải lao động, phải kiếm việc để làm. Có con người tất nhiên sẽ sinh ra các việc. bản thân mình làm không được thì phải đi mướn, đi thuê. Người có sức lao động mà bị gặp thiên tai lũ lụt mất mùa ở quê phải bỏ ra Hà Nội kiếm việc, hoặc như cha con bác Nguyễn Hữu Thịnh và anh Nguyễn Hữu Bảy vì ước mơ nhanh chóng đổi đời đã chạy vạy vay mượn để đi xuất khẩu lao động rồi do một biến cố gì đó không lường trước được mà phải bỏ ra về thì phải bán sức lao động nơi chợ người mới mong kiếm được chút tiền. Hoặc như cậu thanh niên học xong chưa xin được việc làm ổn định thì đi bán sức lấy tiền sinh sống … là chuyện bình thường. “Chợ người” là do người ta đặt tên như vậy, nó sinh ra tự phát, đó là quyền được kiếm việc mưu cầu cuộc sống của người lao động. Xã hội nào chẳng có, chỉ có điều nó tồn tại ở dạng nào mà thôi. Trong khi không có công ăn việc làm ổn định thì đi làm thêm kiếm tiền nhằm đảm bảo cuộc sống cho gia đình chả hơn ngồi nhà nhịn đói hay đợi trợ cấp thất nghiệp ư! Đất nước còn đang phát triển mà. Đợi khi nào đạt đến đỉnh cao phát triển hãy mong phố xã thanh quang sạch đẹp, mới mong không còn cảnh chợ bán sức lao động tự phát như hiện nay, vì chỉ khi đó sức lao động mới có thể được sử dụng trong trật tự sắp sẵn, không còn phải tự mình rao bán sức mình như trong xã hội hiện nay!
- Đàn chim Việt gợi câu hỏi đắng lòng này đã thấy nơi đâu tất cả mọi nguồn sức lao động được sử dụng như chuẩn mực, không còn cảnh người ta phải chạy vạy kiếm việc mưu sinh thì mách cho mọi người đến đó cùng hưởng với nhé!
- Reply
- Ngu Hết Biết says:
- 25/11/2011 at 12:26
- Xin lổi ông khách thập phương là tui không thể đồng ý với lối lý luận cuả ông được vì nhiều lý do sau đây:
- 1- caí lối lý luận kiểu này là bằng lòng chấp nhận với chuyện người dân nghèo chờ đợi mong ngóng rồi chen chân nhau để giành lấy những mối hàng ít ỏi….
- Dĩ nhiên là con người phải làm việc, người nghèo thì làm việc mà thu nhập thấp, và người giàu có hoặc có quan hệ đôi khi trúng mánh…. tiền tỉ. Vấn đề là nơi và cách làm việc. Văn minh hay không có khác nhau và trách nhiệm củc chính quyền là tạo công ăn việc làm cho người dân
- 2-Nếu chẳng may vì thiên tai bảo lụt thì chuyện đói nghèo tính cách giai đoạn cấp thời có thể xảy ra với tất cả mọi người. Ở đây người dân phải được sự giúp đở từ phiá chính quyền để ổn định lại cuộc sống bình thường.
- 3- ´Tình trạng những thanh niên có bằng cấp trí thức bị thất nghiệp không có công ăn việc làm cũng có thể xảy ra. Ở đây người ta phải được giúp đở để tiếp tục phát triển cũng như khả năng chuyên môn không bị mai một. Như vậy là tình trạng chất xám phôi pha mai một. Chưa kể đến hậu quả khi những gia đình nghèo phải đầu tư cho con cái ăn học bằng cách vay nợ. Đó cũng là lổi cuả chính quyền. Sau 36 năm thống nhất mà ông nói…đất nước còn đang phát triển…đó là ngụy biện. Tui nêu một thí dụ rõ ràng: Trước kia khi bức tường ô nhục bên Đức sụp đã có hàng trăm ngàn lao động hợp tác ở Đông Đức. Và đến hôm nay năm 2011 vẫn là “cảnh củ, người xưa”: Vậy theo ông đến bao giờ thì vn hết cảnh này???
- 4- Còn thêm 1 lý do quan trọng nữa và cũng hơi “bị” nhạy cảm là Việt Nam đang phát triển theo ông nói. Nghĩa là Vn qua các khoảng đầu tư và cho vay, không lải, không hoàn trả, đang xây dựng rất nhiều công trình “tầm cở thế giới” và bọn tàu trúng thầu đến 90% và sau đó đưa hàng triệu công nhân có và không có tay nghề qua VN, làm việc và lương cao hơn công nhân VN. Điều này mọi báo đài kể cả các trang mạng đều loan báo …Việc này theo ông thì giải thích cách nào? Tại dân trí mình thấp? tay nghề không cao?
- Cảnh thất nghiệp ở đâu cũng có. Nhưng thất nghiệp triền miên mãn tính và mất luôn cả nhân cách nhân phẩm thì là vấn đề phải suy nghĩ. Nếu không thì đàn bà con gái vì hoàn cảnh không có công ăn việc làm phải đi làm đĩ điếm (cũng chẳng qua là vì miếng ăn) cũng sẽ là chuyện bình thường??? Đây phải là thất bại của chính quyền, và xã hội nói chung
- vài dòng góp ý cùng ông
- Reply
- Phan BA says:
- 24/11/2011 at 19:09
- Việt nam cần một HOA Lài! VN, những cán bộ nhậu rượu mắc tiền, uống như nước.. Muốn gái thì có người lo, vé sẵn, Air Vn chở tới. Còn nhà cữa thì chúng chấm khu nào, là liền ‘quy hoạch, giải toả’ rồi xây cho chúng.
- Còn dọc đường về miền tây, giữa cái nắng chang chang, người ta ngồi ngoài đường bán vài con chim, con chuột. Nhìn thấy rất tội nghiệp.
- Cuộc sống giữa cán bộ và dân nghèo hết sức cách biệt.. Cũng tại lão già Hồ ngu đần mà ra thế.
- Reply
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Những hình ảnh CUỘC SỐNG QUANH TA ở Sài Gòn, Hà Hội và cố đô Huế :
- Gần 100 người, hầu hết đến từ một số huyện của Hà Nội đã tụ họp thành "xóm" ở quận Tân Phú, Sài Gòn. Tất cả chịu sống trong những căn nhà cho thuê tạm bợ, lụp xụp hơn chính căn nhà ở quê họ, nơi ruộng không đủ nuôi sống gia đình.
- Tê tái "thân cò" trong giá lạnh của Hà Nội cho cái Tết đang đến thật gần.
- Ở Huế hiện còn trên 50 người kiếm sống bằng nghề xe đạp thồ. Họ tụ tập ở các khu chợ rồi chở khách và hàng đến khắp các ngõ ngách, tiền công cả ngày chừng 30.000-40.000 đồng.
XEM TOÀN BÀI :
http://xuongduong.blogspot.com/2011/11/nhung-hinh-anh-cuoc-song-quanh-ta-o-sai.html
++
Quê hương em nghèo lắm ai ơi,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét