Cuối tháng 6/2012, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời các công ty nước ngoài đấu thầu trái phép các lô dầu khí tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. 9 lô dầu khí kể trên nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn Dầu khíQuốc gia Việt Nam (PVN) đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí lâu nay. Đây là khu vực hoàn toàn không có tranh chấp.
Một
nguồn tin liên quan tới ngành công nghiệp dầu
khí của Trung
Quốc cho
biết, thời hạn để các doanh nghiệp dầu
khí xem
xét tham gia đấu thầu 9 lô dầu
khí này
kéo dài tới tận tháng 6/2013. Nguồn tin
giấu tên còn cho biết thêm, CNOOC cũng nhận
được yêu cầu thông tin chi tiết từ nhiều công
ty dầu
khí nước
ngoài. Hãng tinReuters dẫn
lời các nhà phân tích, các công
ty dầu độc lập và quy mô nhỏ có thể sẽ
tham gia gói thầu mà Trung
Quốc mời
chào.
Trong
khi đó, các doanh nghiệp dầu lớn sẽ lo ngại
hơn về khả năng căng thẳng leo thang, nhất là những
doanh nghiệp đang có hoạt động khai thác ngoài
khơi Việt Nam như Exxon Mobil (Mỹ), Gazprom (Nga) và
ONGC (Ấn Độ). Giám đốc điều hành Công
ty Tư vấn Năng lượng Toàn cầu FACTS nói: "Trên
thế giới có hàng trăm công ty dầu
khí độc
lập sẵn sàng tiến hành khai thác ở bất
kỳ vùng biển nào dù trữ lượng không
nhiều miễn là thu được lợi nhuận. Các công
ty này sẽ tới vùng Biển
Đông đang
bị tranh chấp và sẽ dựa vào sự bảo trợ
của Chính phủ Trung
Quốc để
đảm bảo an toàn cho các hoạt động khai thác.
Nếu không nhận được sự bảo đảm này thì
các công ty ấy sẽ không khai thác,
không đầu tư một xu nào".
Tập
đoàn CNOOC chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc
khai thác dầu
khí ở
vùng biển sâu, và sẽ cần tới sự trợ
giúp của các công ty nước ngoài khai
thác năng lượng tại Biển
Đông.
Theo các chuyên gia năng lượng Trung
Quốc,
Tập đoàn sở hữu khối tài sản trị giá
89 tỷ USD này triển khai giàn khoan khảo sát
nước sâu đầu tiên tại vùng biển phía
Nam Hong Kong thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, và có
thể sẽ di chuyển giàn khoan xa hơn về phía Nam
để khảo sát các vùng nước sâu
trên Biển
Đông.
CNOOC
miêu tả giàn khoan mang tên "Dầu mỏ
Ngoài khơi 981" này là "lãnh
thổ quốc gia di động." Stephanie Kleine-Ahlbrandt, Giám
đốc phụ trách các vấn đề Đông Bắc Á
tại Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG), nói: "Các
hoạt động khai thác năng lượng trên các
vùng biển tranh chấp này sẽ dẫn tới nhiều
tranh cãi ngoại giao, và thậm chí là
một số vụ xung đột nhỏ giữa các tàu khảo
sát và các tàu tuần tra của các
bên tranh chấp chủ quyền, song ít có khả
năng vấn đề này sẽ làm bùng nổ các
cuộc đối đầu quân sự. Tuy nhiên, nếu họ xác
định được vùng biển tranh chấp thực sự có
trữ lượng năng lượng lớn và Trung
Quốc quyết
định khai thác tại các vùng biển này
thì tình hình sẽ thay đổi theo một chiều
hướng rất khác".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét