Trở
lại chuyện từ lúc bị bắt lên xe. Lên xe
rồi, Chí Đức mở cửa kính ra liên tục
hô lớn: Bắt người vô cớ. Còn tôi
hô: “Đả đảo tay sai Trung Quốc”. Chí Đức
ra sức giằng co với một đứa, Đức thì mở cửa
kính ra, nó thì đóng lại, cứ lặp
đi lặp lại như thế nhiều lần.
Tôi
nhìn quanh, toàn những người đã thân
quen: Phương Bích, Dương Thị Xuân, nhà báo
Đoan Trang, bác Lê Hùng, cán bộ ở NXB
Giáo dục đã nghỉ hưu, bác Nguyễn Anh
Dũng nhà giáo, cựu chiến binh mà tôi
mới kịp làm quen với bác khi chưa bị bắt,
còn tên thì đã biết nhau từ lâu
…
Tôi
kiểm quân trên xe, có tất cả 12 người bị
bắt lên xe này. Chẳng hiểu dun dủi thế nào
mà cháu Đào Lê Tiến Sĩ, con anh Đào
Tiến Thi lại bị bắt cùng xe với tôi. Tối hôm
trước, Đào Tiến Thi gọi cho tôi bảo rằng anh
tiếp tục không đi biểu tình để phản đối
nhà cầm quyền đàn áp biểu tình
chống xâm lược nhưng cho cháu Sĩ đi. Có
gì thì bác trông chừng cháu hộ
nhé.
Lúc
còn ở Bờ Hồ, cháu đã đến chào
tôi. Đào Tiến Thi cẩn thận thì dặn vậy
nhưng tôi đã biết đến cháu qua hai lần
biểu tình trước, rất tin tưởng ở cháu.
Xe
bắt đầu chuyển bánh. Nhìn hướng xe đi, chúng
tôi biết là chúng đưa chúng tôi
lên trại Lộc Hà. Tôi mỉm cười. Vậy là
lần này mình được đi trại phục hồi nhân
phẩm thật.
Tên
đã sinh sự với chúng tôi ở Bờ Hồ khi
nó tìm cách ngăn cản cụ Lê Hiền Đức
cũng lên xe, đứng gần cửa xuống. Nó vẫn mặc
thường phục như lúc ở Bờ Hồ. Chợt Chí Đức
chỉ vào nó:
-
Mày có nhiệm vụ gì ở đây không
mà mặc như thế này. Ít ra mày cũng
phải đeo băng đỏ vào chứ.
Nó
cứ đứng thế, như là thách thức. Chí
Đức vụt đứng dậy túm lấy cổ áo nó:
-
Anh nói cho mày biết nhé. Anh ném mày
ra khỏi xe bây giờ.
Mấy
đứa đang canh chúng tôi xô ngay đến. Nhưng
tên kia đã vội vã móc túi quần
đeo băng đỏ vào.
Kể
cũng lạ cho cái bọn gọi là thi hành công
vụ. Cứ đeo băng đỏ vào là thích bắt
ai thì bắt. Có lẽ lần sau đi biểu tình,
chúng tôi đeo hết băng đỏ lên tay, đứa
nào vào sinh sự, bắt người vô pháp
luật là chúng tôi bắt tuốt.
Tôi
đã lỡ một lần lên trại Lộc Hà. Hôm
ấy, 27/11/2011, chúng tôi đi biểu tình để
ủng hộ Thủ tướng và Quốc hội ra luật biểu
tình nhưng cuộc biểu tình bị dẹp tan ngay từ
mấy phút đầu tiên. Tôi rất lạ là
tại sao chúng chừa tôi ra. Thấy cháu Phương
và mấy người lố nhố trên xe, tôi mon men
đến định leo lên thì thấy chúng nó
chặn cửa, không cho xuống mà cũng chẳng cho ai
tự động lên, tôi đành bỏ đi giữa vòng
vây bao nhiêu công an. Chẳng phải tôi
thích bị bắt để “lập thành tích” mà
tôi muốn chứng kiến tận mắt xem chúng đưa đi
đâu, chúng sẽ làm gì … để có
tài liệu viết bài, cũng là để hiểu
thêm công an như thế nào.
Sực
nhớ ra, tôi gọi điện về cho vợ:
-
Ha ha! Anh đang được đi phục hồi nhân phẩm. Toại
nguyện rồi. Yên tâm nhá.
Lối
báo tin của tôi làm bà xã cũng
phải bật cười. Nhưng cái chính là tất
cả mọi tình huống, tôi đã dặn dò
trước cả nên nàng cũng đỡ lo chứ không
hốt hoảng như những lần tôi bị bắt trước đây.
Vào
trại, họ lùa chúng tôi vào một chỗ,
chẳng ra hội trường, chẳng ra phòng nhưng khá
rộng. Vừa bước vào, thấy hai ông Dũng (Lê
Dũng, Trương Dũng) và Phong ra đón, cười toe
toét, lại ôm hoa nữa chứ (chẳng biết hoa ở
đâu ra). Hai bên vồ lấy nhau. Trương Dũng khoe:
Xe có 3 người thôi, ngoài công an kèm
trên xe lại có 3 xe cảnh sát đi theo dẹp
đường. Quan trọng chưa?
Chừng
mười lăm phút sau thì chúng đổ xe thứ
ba xuống. Tôi thấy lạ, xe này ở đâu ra?
Tôi đã tưởng khi bắt xong xe thứ hai thì
tan tác, còn ai nữa mà bắt.
Xe
này có 15 người, đa số là thanh niên.
Mặt cháu nào cũng tươi rói, nói cười
ầm ỹ cả trại. Có ba cháu mặc áo thanh
niên tình nguyện. Tuyệt. Tôi bảo các
cháu: Thế mà khi ở Bờ Hồ, bác cứ tưởng
các cháu là quân chắn rào ở
Điện Biên Phủ, bác ghét quá. Mấy
cháu cười, thích thú: “Vậy là
chúng cháu suýt nữa thì bị bác
tương cho ở Bờ Hồ”.
Nga
(Phủ Lý) cho biết đã lạc mất cháu Phú
lúc bị bắt ở Bờ Hồ. Cô kể khi các chú
bị bắt rồi, còn sót bao nhiêu chúng
cháu dồn lại, giăng biểu ngữ, hô khẩu hiệu.
Cứ thế cũng được 15, 20 phút nữa mới bị bắt.
Tôi
nghe Nga kể, cảm động quá. Vậy là biểu tình
vẫn nổ ra được mà hầu hết lại là thanh
niên. Chính các cháu đã làm
nên cuộc biểu tình lịch sử ngày 5/8/2012,
bất chấp sự đàn áp, bắt bớ.
Như
vậy, hai xe đầu bị bắt khi đang tản bộ, xe thứ 3 bị
bắt khi đang biểu tình.
Những
người đã khởi động nên cuộc biểu tình
trước khi bị bắt lên xe thứ 3.
.
Họ
dồn xe thứ 3 sang một phòng đối diện nhưng chúng
tôi vẫn tràn ra sân để hỏi han nhau.
Nhân
lúc mọi người khá đông đủ và có
rất nhiều công an ở trại đang trông chừng
chúng tôi, tôi đọc cho các cháu
nghe bài HÃY
ĐỂ ANH ĐI.
Tôi cố đọc thật diễn cảm như đã từng đọc
thơ trong những lần các diễn đàn văn thơ họp
mặt. Đọc xong, mọi người vỗ tay rào rào.
Không
thấy ai hỏi han gì nhưng chúng tôi không
ai sốt ruột, chuyện cứ như ngô rang. Chờ như thế
chừng 1 giờ thì một đoàn xưng là công
an Hoàn Kiếm đến. Họ nói, bây giờ mọi
người đi theo chúng tôi vào trong kia để
làm việc, nhanh còn về.
Nào
chúng tôi có quan tâm đến nhanh hay
chậm. Tôi đi theo một cậu còn trẻ, khoảng tầm
tuổi thằng con trai tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét