Lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông do Trung Quốc đơn phương áp đặt đã kết thúc hôm 1/8 vừa qua. Báo chí nước này ngay sau đó loan tin, gần 9.000 tàu cá sẽ “đồng loạt ra khơi”.
Trung Quốc đang áp dụng "chiến thuật biển người" ở biển Đông. |
Hãng
tin Yonhap của
Hàn Quốc bình luận, có vẻ như Trung
Quốc đang
dùng chiến thuật ‘biển
người’
ở biển
Đông và
hành động này “nhằm thực hiện ý đồ
thể hiện quyền lực với những vùng biển có
tranh chấp”. Yonhap cho
rằng Trung
Quốc xua
hàng ngàn tàu cá ra biển
Đông,
tuy chưa nói sẽ tiến vào những vùng biển
tranh chấp, nhưng bộc lộ rõ ý đồ “thị uy,
cản trở” tàu cá Việt Nam, Philippines: “Điều
này gợi nhớ lại vụ tranh chấp bãi đá
Scarborough giữa Trung
Quốc và
Philippines. Ước tính có hơn 100 tàu
cá Trung
Quốc ập
tới bãi đá và bao vây tàu cá
Philippines”.
Tờ Hoa
Nam buổi sáng của
Hong Kong thì cho rằng kế hoạch đánh bắt cá
xa bờ của tỉnh Hải Nam (Trung
Quốc)
chắc chắn có tính tới chuyện xua tàu cá
ra những vùng biển đang tranh chấp nhất chủ quyền
với Việt Nam và Philippines.
“Tranh
chấp sẽ xảy ra giữa tàu cá Trung
Quốc với
tàu cá và tàu chấp pháp của
Việt Nam, Philippines do nhiều nơi ở biển
Đông còn
đang có tranh chấp chủ quyền. Đây là biện
pháp tuyên bố, thể hiện chủ quyền của Bắc
Kinh”, tờ Hoa
Nam buổisáng
nhận định.
Dưới
góc độ quân sự, Hoa
Nam buổi sáng dẫn
lời chuyên gia quốc phòng Trung
Quốc cho
rằng, nước này đang “từng bước cụ thể hóa
việc thay đổi lập trường bị động trong quá
khứ”. Theo đó, sau việc đưa tàu hải giám
thực hiện tuần tra ở biển
Đông,
tàu cá Trung
Quốc sẽ
lại được xua đến đây để nghiễm nhiên
biến biển
Đôngchấp
thành “ao nhà của Trung
Quốc”.
Báo
này dẫn lời chuyên gia luật của Đài Loan
cho rằng, trong thời gian tới, sẽ xuất hiện những “đợt
sóng” mới trên biển
Đông về
tranh chấp lãnh hải. Chuyên gia này nói:
“Với việc tỉnh Hải Nam đóng mới hàng loạt
tàu cá trọng tải lớn, rõ ràng Trung
Quốc đang
muốn thể hiện ưu thế trên biển. Thế nhưng, Việt
Nam và Philippines sẽ không chịu ngồi yên
để Trung
Quốc muốn
gì được nấy. Họ sẽ có phản ứng đáp
trả, do vậy, căng thẳng trên biển
Đông chưa
thể giảm đi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét