Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

Bước vào giai đoạn đầu tiên xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Nga. Chính phủ Việt Nam dự định có 13 lò phản ứng ở tám nhà máy với tổng công suất 15,000 megawatt vào năm 2030. - Nhìn lại thảm họa hạt nhân Chernobyl - Ở Nhật Bản, chính phủ trên đường đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân.

Nga khảo sát dự án điện hạt nhân ở VN

Cập nhật: 13:06 GMT - thứ bảy, 3 tháng 12, 2011

Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ sử dụng công nghệ của Nga.

Kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân bước vào giai đoạn đầu tiên dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Nga.
Các chuyên viên Nga đã có mặt tại khu vực thi công công Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và bắt đầu ngày làm việc đầu tiên từ sáng ngày 2/12/2011.

Hãng thông tấn RIA của Nga thông qua lời phát ngôn viên của Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân nhà nước Rosatom hôm thứ Sáu 2/12 cho biết các chuyên gia hiện tại đang bắt đầu tiến hành khảo sát thi công kể từ khi Hà Nội chính thức ban hành giấy phép làm việc được bắt đầu từ thứ Năm ngày 1/12.

Bước đi này được thực hiện trong khuôn khổ của các thỏa thuận hợp tác liên chính phủ Việt-Nga, trong đó có dự án hỗ trợ việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam dự định có 13 lò phản ứng ở tám nhà máy với tổng công suất 15,000 megawatt vào năm 2030.

Mới đây Việt Nam ký thỏa thuận vay 8 tỉ đôla từ Nga để giúp xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

Ông Phan Minh Tuấn, Trưởng ban Chuẩn bị đầu tư Dự án Điện hạt nhân và năng lượng tái tạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từng cho hay khoản tiền đầu tiên sẽ được giải ngân năm 2014.

Việt Nam "đánh giá cao việc ký kết Hiệp định về việc LB Nga cung cấp tín dụng cho Việt Nam xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, cũng như việc Nga sẽ tài trợ chi phí lập Báo cáo khả thi cho Dự án quan trọng này", truyền thông Việt Nam đưa tin.

Chương trình xây dựng điện hạt nhân được Việt Nam trực tiếp sử dụng các công nghệ từ các cường quốc như Hoa Kỳ, Nga và Nhật Bản.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gầ nđây cho biết thảm họa hạt nhân Fukushima xảy ra ở Nhật Bản hồi đầu năm không làm ảnh hưởng đến việc phát triển năng lượng nguyên tử của đất nước.

“Tôi tin tưởng vào công nghệ cao của Nhật Bản. Với bài học kinh nghiệm được đúc kết từ thảm hoạ tại nhà máy 
Fukushima, tôi mong muốn Nhật Bản xây dựng nhà máy điện hạt nhân an toàn nhất thế giới.” ông Dũng được truyền thông Nhật Bản trích dẫn.Các bài liên quan

BBC


+++++

Nhật Bản trên đường đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân

Khắc phục nhà máy điện Fukushima
Reuters/Tokyo Electric Power Co

Mai Vân

Chủ đề mà tất cả các báo Pháp chạy tựa lớn trang nhất hôm nay là bài diễn văn tại Toulon của tổng thống Sarkozy ngày 01/12/11 về tình hình khủng hoảng hiện nay tại Châu Âu và phương thức đối phó. Nhìn ra bên ngoài, tình hình Nga khá được chú ý với cuộc bầu cử Quốc hội sắp diễn ra. Riêng về Châu Á, khả năng Nhật sắp đóng cửa tất cả các lò phản ứng hạt nhân đã được tờ Les Echos nêu bật.

Nhật báo kinh tế Pháp đã dành 2 trang báo dài và bài xã luận cho sự kiện này. Đối với Les Echos, cho dù không muốn, Nhật Bản đang trên đường hướng tới việc ngừng hoạt động hoàn toàn các lò điện hạt nhân. Hiện chỉ có 9 trên tổng số 54 cơ sở tại Nhật là còn hoạt động sản xuất điện. Lý do là vì các chính quyền điạ phương không đồng ý cho chạy lại các nhà máy điện đặt ở điạ phương của họ.

Nhân sự kiện tại Nhật Bản, ngày hôm qua, 01/12/2011, lại có thêm một lò hạt nhân ngừng hoạt động, Les Echos đưa ra nhận xét : Không hề có một cuộc thảo luận nào trong công chúng, cũng không có quyết định nào của chính phủ, thế nhưng, điện hạt nhân đang dần dần biến mất tại Nhật Bản. Ngày hôm qua, công ty Kyushu Electric Power Company, đơn vị khai thác nhà máy điện Genkai đã cho lò số một của nhà máy ngừng hoạt động để bảo trì định kỳ. Theo lịch trình, đến 25/12 tới, đến lượt lò số 4 sẽ dừng hoạt động để kiểm tra. Như vậy, đến cuối năm nay, công ty này sẽ không còn sản xuất một kilowat nào điện hạt nhân nữa.

Thực ra, công việc kiểm tra và bảo trì đối với các lò phản ứng hạt nhân khác tại Genkai đã hoàn tất và công ty Kyushu rất muốn đưa trở lại vào hoạt động thế nhưng, họ đã vấp phải sự chống đối của chính quyền địa phương. Tại Nhật Bản, chính quyền địa phương có quyền từ chối, không cho phép khởi động các lò hạt nhân đặt trên phần lãnh thổ của mình.

Les Echos cho biết, trong quá khứ, các tòa thị chính rất hiếm khi chống lại việc khai thác điện hạt nhân. Tình hình đã hoàn toàn thay đổi sau thảm họa hạt nhân Fukushima.

Trước thời điểm xẩy ra động đất, sóng thần, ngày 11/03, 54 lò hạt nhân tại Nhật Bản chiếm gần một phần tư tổng sản lượng điện của Nhật Bản. Nay chỉ còn 9 lò sản xuất điện. Tức là Nhật Bản hiện đang khai thác có 17% công suất lý thuyết của các nhà máy điện hạt nhân.

Trong bối cảnh chính quyền các địa phương tỏ ra thiếu tin tưởng vào mức độ an toàn của điện hạt nhân và nếu như lịch trình kiểm tra và bảo trì được thực hiện nghiêm túc thì đến tháng 4/2011, toàn bộ số lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản sẽ ngừng hoạt động.

Để bù đắp số điện bị thiếu hụt, các công ty cung ứng năng lượng buộc phải mua dầu hỏa và khí để tăng sản lượng nhiệt điện, đồng thời kêu gọi chính phủ hỗ trợ, gây áp lực với các chính quyền địa phương cho phép tái khởi động các lò hạt nhân. Thế nhưng, theo Les Echos, họ chỉ nhận được một sự ủng hộ có chừng mực của Tokyo : Mặc dù chưa đề ra được một chính sách mới trong lĩnh vực năng lượng, chính phủ đã ra lệnh tiến hành một loạt các trắc nghiệm an toàn đối với các lò phản ứng hạt nhân. Mặt khác, cơ quan phụ trách điện hạt nhân và chính phủ lại không tỏ rõ thái độ đồng ý hay bác bỏ những báo cáo về kết quả thử nghiệm an toàn. Do vậy, một số chính quyền địa phương thì đồng ý, một số khác vẫn không chấp nhận.

Theo thông tín viên của Les Echos tại Tokyo, ngày 01/12/2011, công luận Nhật Bản lại càng lo ngại hơn khi tập đoàn Tepco, đơn vị khai thác nhà máy điện Fukushima đã công khai thừa nhận là đã đánh giá quá thấp quy mô nóng chảy tâm lò hạt nhân số một. Theo các tính toán Tepco, gần như toàn bộ nhiên liệu hạt nhân trong lò có thể đã nóng chảy, thẩm thấu qua đáy lò và ăn sâu xuống phần móng của vỏ bọc bê tông bên ngoài.

Nhân sự kiện này, báo Les Echos có bài xã luận nhan đề « Trắc nghiệm stress theo kiểu Nhật Bản ».

Sau khi nhắc lại những gì đang và sẽ xẩy ra tại Nhật Bản trong lĩnh vực điện hạt nhân, tờ báo nhận định, vào mùa xuân năm tới, Nhật Bản sẽ không có điện hạt nhân nữa. 
Trước sự phản đối mạnh mẽ của người dân, không ai biết đến lúc nào thì các lò hạt nhân tại Nhật Bản sẽ hoạt động trở lại.

Tờ báo so sánh tình hình Nhật Bản và Pháp. Vào lúc ở Pháp, người ta tranh luận triền miên về khả năng giảm một phần ba điện hạt nhân trong thời gian 13 năm, thì Nhật Bản đã làm được việc này trong vòng có một năm mà không cần đến quyết định của giới lãnh đạo chính trị.

Đương nhiên, một trong những yếu tố giải thích việc giảm nhanh chóng điện hạt nhân tại Nhật Bản là thiên tai thảm khốc, nhưng điều gây ngạc nhiên là trong vòng có sáu tháng, Nhật Bản đã thành công trong việc phục hồi bộ máy công nghiệp, trong bối cảnh phải khắc phục các hậu quả thiên tai, mất một nguồn năng lượng quan trọng là điện hạt nhân, đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính trường bất ổn định.

Dĩ nhiên, không phải mọi việc đều tốt đẹp tại xứ Hoa Anh đào. Chắc chắn là Nhật Bản phải trả giá đắt cho khủng hoảng. Thất nghiệp và thâm hụt cán cân thương mại sẽ gia tăng. Các vấn đề chính trị và vĩ mô kinh tế chưa hề được giải quyết, việc ngừng sản xuất điện hạt nhân sẽ làm trầm trọng thêm các khó khăn kinh tế. Việc tăng cường khai thác nhiệt điện sẽ gây tốn kém và ảnh hưởng đến môi trường…

Theo Les Echos, cho dù mô hình Nhật Bản nói trên không thể áp dụng được tại Pháp, nhưng nó cho thấy là không có gì là bất khả thi, nên đa dạng hóa nguồn nhiên liệu, sự chấp thuận của dân chúng rất mong manh và dễ thay đổi.

RFI


+++++

Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl – 25 năm nhìn lại

ngày đăng bài: 26/ 4/ 2011
Chỉ còn ít ngày nữa, thảm hoạ nguyên tử Chernobyl tròn 25 năm. Trong những ngày này, cả thế giới vẫn đang đặt sự chú ý đến Nhật Bản, nơi vừa hứng chịu thảm họa động đất, sóng thần ngày 10/3 vừa qua và sự rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đang đe dọa sức khỏe, tính mạng của hàng triệu người trên thế giới. Lo ngại về một “thảm họa Chernobyl” có thể sẽ không xảy ra đối với nước Nhật và thế giới, nhưng sự kiện Chernobyl của 25 năm qua vẫn mãi là sự kinh hoàng của loài người…

Hàng loạt khu nhà tập thể đã bị bỏ hoang hàng chục năm qua không có dấu hiệu gì của sự sống xung quanh Chernobyl

Ngày “định mệnh” 25 năm trước

Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl mang tên V. I. Lenin nằm ở thị trấn Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết), cách 18 km về phía tây bắc thành phố Chernobyl, 16 km từ biên giới Ukraina và Belarus và khoảng 110 km phía bắc Kiev.

Vào lúc 1:23:58 sáng, thứ bảy ngày 26 tháng 4 năm 1986 (giờ địa phương), lò phản ứng số 4 nhà máy điện Chernobyl xảy ra một vụ nổ hơi lớn gây cháy, một loạt các vụ nổ tiếp sau đó đã gây ra hiện tượng tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân. Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinav, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ.

Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Vụ nổ nhà máy Chernobyl biến những thành phố đã từng rất phát triển nơi đây thành những thành phố chết, hoang tàn. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus. Theo bản báo cáo năm 2006 của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba nước cộng hoà Xô viết. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima (Nhật Bản ngày 6/8/1945). Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân.

Về nguyên nhân dẫn đến vụ nổ này, có nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng có hai giả thuyết chính thức mang tính chính xác hơn cả. Giả thuyết đầu tiên được đưa ra vào tháng 8 năm 1986 là do những người điều hành nhà máy điện đã có sai sót trong quá trình vận hành. Giả thuyết thứ hai do Valeri Legasov ủng hộ và được đưa ra năm 1991, coi nguyên nhân vụ tai nạn là do những yếu kém trong thiết kế lò RBMK, đặc biệt là các thanh điều khiển. Cả hai giả thiết này đều được nhiều nhóm ủng hộ, gồm cả các nhà thiết kế lò phản ứng, những người điều hành nhà máy điện Chernobyl và chính phủ. Tuy nhiên, một số chuyên gia độc lập hiện nay tin rằng không một giả thiết nào trong số hai giả thiết trên là hoàn toàn chính xác.

25 năm trôi qua, vẫn chưa có một kết quả mang tính tương đối để kiểm kê số người đã thiệt mạng trong tai nạn này, bởi vì sự che đậy thông tin thời Xô viết gây khó khăn cho việc truy ra những nạn nhân. Những ước tính và những con số đưa ra khác nhau rất xa. Một bản báo cáo năm 2005 do Hội nghị Chernobyl, dưới quyền lãnh đạo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đưa ra cho rằng có 56 người chết ngay lập tức; 47 công nhân và 9 trẻ em vì ung thư tuyến giáp và ước tính có khoảng 9.000 người, trong số gần 6.6 triệu, sẽ chết vì một loại bệnh ung thư nào đó. Riêng tổ chức Hoà bình xanh ước tính tổng số người chết là 93.000 nhưng đã ghi trong bản báo cáo của họ rằng “Những con số được đưa ra gần đây nhất cho thấy rằng chỉ riêng ở Belarus, Nga và Ukraina ngay sau vụ tại nạn có thể đã dẫn tới cái chết thêm của khoảng 200.000 người trong giai đoạn từ 1990 đến 2004”.

Sau vụ nổ, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện thêm 14 năm nữa và chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của quốc tế. Một vùng cách ly có bán kính 30 km được thiết lập quanh Chernobyl và đây là một trong những điểm nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất trên hành tinh hiện nay.

Những con vật ở vùng bị phóng xạ khi sinh ra đều chỉ sống được vài giờ
Rất nhiều trẻ em dị tật ở Ukraine và Belarus bị cha mẹ bỏ rơi sau khi sinh vì chính cha mẹ chúng bị ảnh hưởng bởi phóng xạ

Thảm họa không lường trước

Sau vụ nổ hạt nhân, mức độ thảm họa vượt quá khả năng đối phó của các quan chức địa phương bởi không có sự chuẩn bị cũng như sự thiếu thốn thiết bị thích hợp. Hai trong số bốn máy đo liều lượng tại lò phản ứng số 4 đều có các giới hạn 1 milliröntgen trên giây. Hai chiếc kia có giới hạn 1.000 R/s; sau vụ nổ mọi người không thể vào tiếp cận một máy, còn chiếc kia bị hỏng khi được bật lên. Vì thế kíp kỹ thuật viên tại chỗ chỉ biết chắc chắn rằng mức độ phóng xạ tại đa số các vị trí trong lò phản ứng vượt quá 4 R/h (mức độ thật sự lên tới 20.000 roentgen trên giờ ở một số vị trí; mức gây chết người ở khoảng 500 roentgen trên 5 giờ).

Điều này khiến người chỉ huy kíp kỹ thuật viên, Alexander Akimov, cho rằng lò phản ứng còn nguyên vẹn. Bằng chứng về các mảnh graphit và nhiên liệu rơi vung vãi quanh khu vực bị bỏ qua, và những kết quả lấy được từ các máy đo liều lượng khác vào lúc 4:30 sáng giờ địa phương bị gạt bỏ vì ông cho rằng các máy đo đã báo sai. Akimov tiếp tục ở lại với kíp kỹ thuật viên tới sáng, tìm cách bơm nước vào trong lò phản ứng. Không một ai trong số họ mặc quần áo bảo hộ. Đa số họ, gồm cả chính Akimov, đều chết vì tiếp xúc phóng xạ ba tuần sau thảm hoạ.

Một thời gian ngắn sau vụ tai nạn, những người lính cứu hỏa tới nơi và tìm cách dập lửa. Họ không được thông báo về mức độ nguy hiểm từ những đám khói phóng xạ và các loại mảnh vụn ở đó. Tới 5 giờ sáng ngọn lửa được dập tắt, nhưng nhiều lính cứu hỏa đã bị nhiễm phóng xạ liều cao. Ủy ban do chính phủ thành lập điều tra vụ tai nạn tới Chernobyl vào buổi chiều ngày 26 tháng 4. Khi đó, 2 người đã chết và 52 người đang nằm trong bệnh viện. Trong đêm ngày 26 tháng 4–27 tháng 4, hơn 24 giờ sau vụ nổ, Ủy ban đối mặt với nhiều bằng chứng cho thấy mức độ phóng xạ rất cao và một số ca nhiễm phóng xạ, nhận thức được sự cần thiết phải phá bỏ lò phản ứng và ra lệnh sơ tán dân cư ở thành phố Pripyat lân cận. Để giảm bớt số hành lý mang theo, người dân ở đó được thông báo rằng sự sơ tán chỉ là tạm thời trong ba ngày. Vì thế, tại Pripyat vẫn còn nhiều đồ đạc cá nhân không bao giờ được chuyển đi nữa vì nhiễm phóng xạ. Trong nỗ lực vô ích nhằm dập tắt đám cháy, số nước được vội vã bơm vào lò phản ứng đã ngấm xuống mặt đất bên dưới lò. Vấn đề là các loại nhiên liệu và nguyên liệu khác đã bắt đầu âm ỉ cháy theo cách của chúng thông qua sàn lò, việc ném các loại nhiên liệu khác từ trực thăng xuống càng gây ủ kín đám cháy khiến nhiệt độ tăng thêm. Lo ngại sẽ xảy ra một vụ nổ nhiệt có thể còn nguy hiểm hơn cả vụ nổ đầu tiên, “đội xử lý” (các thành viên quân đội và những công nhân khác) được chính phủ Xô viết gửi tới để dọn sạch hiện trường. Tuy nhiên, những người đó và những người khác thuộc đội xử lý cũng như các lính cứu hỏa tham gia dọn dẹp không được thông báo về sự nguy hiểm họ phải đối mặt. Đó là nguyên nhân chính khiến 203 người phải vào viện ngay lập tức, trong số đó 31 người đã chết (28 trong số này vì nhiễm phóng xạ cấp tính).

Số rác phóng xạ nguy hiểm nhất được tập hợp bên trong phần còn đứng vững của lò phản ứng. Tới tháng 12 năm 1986 một “quan tài” bê tông lớn đã được dựng lên, để phủ kín lò phản ứng và những rác phóng xạ bên trong.

Hiện tượng tan chảy hạt nhân gây ra một đám mây phóng xạ lan rộng tới Nga, Belarus và Ukraina, ngoài ra còn thêm những vùng khác tại châu Âu như một phần Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova, Litva, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Áo, Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovak, Slovenia, Thụy Sĩ, Đức, Italia, Pháp và Anh.

36 tiếng đồng hồ sau vụ nổ, chính quyền Xô viết tổ chức di tản dân cư sinh sống chung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Đến tháng 5/1986, dân cư trong vòng bán kính 30 km – khoảng 116.000 người – được di tản định cư nơi khác. Khu vực bỏ trống gọi là “Khu vực xa lánh”. Tuy nhiên, tác hại phóng xạ đi xa hơn vòng bán kính 30 km này.

Vấn đề tác hại lâu dài với sức khỏe dân chúng hiện nay vẫn chưa ngã ngũ. Ngoài 300.000 người tái định cư vì tai nạn này; hàng triệu người vẫn sinh sống trong khu vực bị nhiễm xạ. Tuy thế, phần lớn những người bị tác hại thường bị ít và không có bằng chứng cụ thể chứng minh tăng số tử vong, quái thai và bệnh tật bẩm sinh, ung thư trong những người này.

Chernobyl sau 25 năm

Hàng chục năm sau thảm họa, những quy định hạn chế về sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm bụi phóng xạ Chernobyl vẫn có hiệu lực. Tại Anh quốc, 374 trang trại với diện tích 750 km2 và 200.000 con cừu thuộc diện hạn chế này. Tại nhiều vùng ở Thụy Điển và Phần Lan, các quy định được áp dụng cho các loại động vật nuôi, gồm cả tuần lộc, trong tự nhiên và gần tự nhiên. Năm 2006, các trang trại nuôi cừu ở một số vùng tại Anh vẫn là đối tượng thanh tra, có thể khiến chúng bị cấm tham gia thị trường thực phẩm của con người bởi lượng ô nhiễm tăng lên do nguyên nhân vụ thảm hoạ.

Đến nay, nỗi ám ảnh về vụ nổ kinh hoàng vẫn còn lẩn khuất. Người ta đang phải sống chung với các căn bệnh ung thư quái ác. Tỷ lệ người dân sống gần nhà máy ở Ukraina và Belarus bị ung thư tuyến giáp tăng lên bất thường, nhiều trẻ em mà cha mẹ chúng nhiễm phóng xạ khi sinh ra đã bị đột biến gene gây những dị tật bẩm sinh rất đáng sợ. Nhiều loại động vật sống ở vùng nhiễm xạ khi sinh ra hầu như bị chết sau khi sinh, bị dị tật… Nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế còn cho thấy số lượng các loài động vật tiếp tục giảm và tác động của phóng xạ vẫn rất cao ở “khu vực chết” xung quanh nhà máy.

Hiện nay, vấn đề của nhà máy Chernobyl vẫn không chấm dứt với thảm họa tại Lò phản ứng số 4. Lò phản ứng bị hư hại đã được hàn kín bằng 200 mét khối bê tông đặt giữa nơi xảy ra thảm họa và các tòa nhà điều hành. Chính phủ Ukraina tiếp tục cho ba lò phản ứng còn lại hoạt động vì tình trạng thiếu hụt năng lượng trong nước. Một đám cháy đã bùng phát tại Lò phản ứng số 2 năm 1991; chính quyền sau đó tuyên bố rằng lò phản ứng bị hư hại tới mức không thể sửa chữa và cho nó ngừng hoạt động. Lò phản ứng số 1 được cho ngừng chạy tháng 11 năm 1996 như một phần của thỏa thuận giữa chính phủ Ukraina và các tổ chức quốc tế như IAEA với mục đích chấm dứt hoàn toàn hoạt động của cả nhà máy. Tháng 11 năm 2000, Tổng thống Ukraina Leonid Kuchma đã đích thân bấm nút dừng hoạt động của lò phản ứng hạt nhân số 3 trong một buổi lễ, chính thức chấm dứt hoạt động của toàn bộ nhà máy.

“Quan tài” bê tông không phải là một phương án hàn kín hữu hiệu lâu dài cho lò phản ứng đã bị hủy hoại. Việc xây dựng vội vàng, và trong nhiều trường hợp là do các rô bốt công nghiệp tiến hành, khiến nó nhanh chóng lão hoá, và nếu nó sụp đổ, một đám mây bụi phóng xạ khác sẽ được giải phóng. Nếu bức tường của lò phản ứng và cả mái “quan tài” sụp đổ, một lượng bụi phóng xạ và nguyên tử lớn sẽ được giải phóng trực tiếp vào khí quyển, gây ra một vụ phát tán phóng xạ lớn khác vào môi trường xung quanh.

Năm 1997, Quỹ Chernobyl được thành lập trong cuộc họp thượng đỉnh G7 lần thứ 23 ở Denver để cung cấp vốn cho Kế hoạch xây dựng tường chắn thay cho cấu trúc bê tông được xây dựng vội vã. Kế hoạch xây dựng tường chắn (SIP – Shelter Implementation Plan) hiện được một hiệp hội gồm Bechtel, Battelle và Electricité de France điều hành. Nhiệm vụ chính là thiết kế một mái vòm di động nặng 20.000 tấn, rộng 260, cao 105m, dài 150m nhằm tách biệt bên ngoài để tránh lượng bức xạ cao. Tấm lá chắn này hi vọng sẽ được hoàn thành vào năm 2015. Chấm dứt 30 năm thảm họa nguyên tử Chernobyl.
Thanh Minh (tổng hợp)

Phaply


+++++


Xin các bạn ký vào đây để lên tiếng ủng hộ ông Huỳnh Ngọc Tuấn , con gái Huỳnh Thục Vi và con trai Huỳnh Trọng Hiếu. Chính phủ VN đã vi phạm luật lệ và đạo đức con người để bạo động đàn áp gia đình ông vì đã nói lên sự thật.


http://www.change.org/petitions/the-president-of-the-united-states-of-america-and-the-us-representatives-to-urge-the-vietnamese-government-to-cease-their-harassment

+++++

Tiếp tục gởi thư ra quốc tế về sự bắt giữ trái pháp luật những người yêu nước tại Sài Gòn


http://xuongduong.blogspot.com/2011/11/thu-goi-quoc-te-ve-su-bat-giu-trai-phap.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét