Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Bát phở bạc triệu và câu chuyện người Việt Nam ăn chơi nhất thế giới


Theo: skyscrapercity.com

Bát phở tiền triệu, bữa ăn sáng 10 triệu.

Nhiều người giàu lên một cách nhanh chóng, dễ dàng bằng những cách không bình thường, không minh bạch. Vì kiếm tiền quá dễ nên họ tiêu xài phung phí, chỉ quen dùng hàng hiệu, trong khi đó, những đồng ngoại tệ của ta được chắt chiu từ xuất khẩu gạo, cà phê, thuỷ sản… lại đang phải dùng để chi trả cho những món hàng hạng sang đó.


Chúng ta nói năm 2010 nhập siêu 12,6 tỷ USD nhưng thực chất những chiếc ô tô siêu sang, điện thoại, laptop “khủng”… đã chiếm số lượng tiền không hề nhỏ trong tổng số 12,6 tỷ USD đó.

Đối với người nghèo, được ăn một bữa thịt đã là xa xỉ. Nhưng đối với người giàu thì họ coi đó là điều bình thường. Một bát phở 650.000 đồng (thậm chi 750.000 đồng, BT), hay trả 10 triệu đồng cho một bữa ăn sáng. Một người giàu kiếm tiền quá dễ nếu không chi tiền cho những việc đó họ sẽ không biết dùng tiền để làm gì!? Cho nên xa xỉ chỉ là một khái niệm tương đối.

Nhiều mặt hàng ngoại nhập là thành tựu của khoa học kỹ thuật nên đương nhiên nếu được tiếp cận, sử dụng thì không ai là không mê. Nhưng cạnh đó còn có tâm lý thích thể hiện đẳng cấp, thích chơi trội. Người Việt Nam có nhược điểm là thích đua tranh, hãnh tiến. Người khác dùng hàng hiệu mà mình chưa dùng là cảm thấy thua kém, “quê một cục” nên phải cố cho bằng được.

Trong xã hội hiện nay, nhóm người giàu mới nổi tuy thực lực chưa mạnh nhưng cũng sẵn sàng bỏ tiền mua xe xịn, thậm chí vay nợ để mua. Chủ doanh nghiệp mặc dù nợ đầm đìa vẫn “diện” xe sang như thường. Căn bệnh hình thức này mọi người đều biết nhưng không phải ai cũng tránh được.

Bát phở bạc triệu



Theo MasterCard World Wide, Việt Nam đứng đầu về tiêu xài nhất khu vực Châu Á.
.
Ở nước ta, làm ra 1 đồng chi xài 2 đến 4 đồng, xài đồng tiền (dù do bản thân mình làm ra) mà không chú ý đến hoàn cảnh đất nước, xã hội, cộng đồng xung quanh đang là một vấn đề bức xúc.

Thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu trong một phát biểu gần đây cho biết, năm nay dân mình ăn tết lớn chưa từng có. Chỉ tháng 1.2011, NHNN đã phải cung cho các tổ chức tín dụng 132.000 tỉ đồng, phần lớn số tiền này chảy vào tiêu dùng trong dịp tết Tân Mão.

Thời điểm này, tổ chức MasterCard World Wide công bố một khảo sát tiêu dùng trên 10.502 người ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông thì: ưu tiên số một cho ăn chơi giải trí, Việt Nam dẫn đầu với 86%, Hàn Quốc 78%, Hong Kong 75%. Tỷ lệ tiêu dùng một cách tuỳ nghi, không toan tính thì Việt Nam cũng dẫn đầu đến 62%, Úc và Hàn Quốc 59%. 

Những con số trên cho thấy ở nước ta, tiêu xài quá mức lao động tích luỹ bản thân cũng như tích luỹ toàn xã hội của nền kinh tế đang là một vấn đề bức xúc. Làm ra 1 đồng chi xài 2 đến 4 đồng, xài đồng tiền (dù do bản thân mình làm ra) mà không chú ý đến hoàn cảnh đất nước, xã hội, cộng đồng xung quanh.

Sài Gòn Tiếp Thị mở diễn đàn: “Chi bạo” trở thành lối ứng xử? để chúng ta cùng nhau phân tích nguyên nhân, tìm ra những giải pháp khả dĩ góp phần thiết lập một xã hội có lối sống lành mạnh…

Những chiến dịch kích cầu đã là việc thông thường trong xã hội thị trường. Không tiêu xài thì làm sao sản xuất phát triển được. Vậy mà những người có dịp sang thăm thân nhân ở Mỹ, Úc, Singapore đều ngạc nhiên về mức độ tiết kiệm của công dân các nước ấy.

Trong khi đó, ở một số nước đang phát triển lại đang bùng nổ ngành công nghiệp xa hoa. Ở đó, con người thích thể hiện mình bằng vật chất, xài hàng hiệu nhập khẩu đắt tiền mà không để ý là nước mình đang nhập siêu. Ở Việt Nam, nhóm 20% người giàu nhất tiêu dùng 43,3% tổng chi tiêu cả nước. Có một con số báo chí đưa ra cách đây năm năm: một gia đình trung lưu ở TP.HCM tiêu xài gấp bảy lần số tiền kiếm được (số liệu của công ty nghiên cứu thị trường TNS). 

Việt Nam tăng trưởng theo mẫu hình: đổ tiền ra đầu tư, sản xuất vô độ, huỷ hoại môi trường, phải đối đầu với những thách thức như tham nhũng, lãng phí tài nguyên, đầu tư sai. Báo chí từng đăng các câu chuyện cầu xây không ai đi, cảng không ai đến, sân bay không ai dùng, hàng đống biệt thự sang trọng bỏ không. Một mặt GDP cứ tăng, nhưng con người cứ phải đối đầu với các vấn đề xã hội khi thay đổi kinh tế, và sống không an toàn giữa các dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục, giao thông và môi trường.

Sức mua, tiêu xài của người Việt tăng nhanh: thị trường bán lẻ ở nước ta đứng thứ tư, sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và mỗi năm tăng 20%, đạt tới 53 tỉ USD vào năm 2010. Chả thế mà người Việt được đánh giá là tiêu xài lạc quan vào hạng nhất thế giới!

Nếu kêu gọi tiết kiệm thì thế nào cũng có câu trả lời: nghèo không đủ sống, lấy đâu ra mà tiết kiệm. Nhưng rõ ràng đặc tính “xả láng” được coi là ưu điểm rộng rãi đã lan ra cả nước, bị biến tướng thành lối sống không tốt cho cả dân tộc. Nghèo khổ gì mà mỗi năm đốt hàng tỉ đồng tiền vàng mã. Trông cảnh người ta chen nhau suýt chết xin ấn đền Trần, bê hàng khay tiền vàng mã cao ngất đi trả nợ bà Chúa Kho, xe công tấp nập đi lễ giờ làm việc, ăn chơi cờ bạc… mà kinh khiếp. Hình như ở Việt Nam, người ta đang sống theo kiểu ném tiền qua cửa sổ.

Chi xài quá mức cái làm ra được – đang trở thành một đặc tính của người Việt? Tính chất cẩn trọng, hợp lý, khoa học của chi tiêu, một đặc điểm giúp người ta làm giàu (Buôn bán tàu bè không bằng ăn dè hà tiện – câu của các cụ xưa) bây giờ không mấy ai chịu học nữa?
Ở ta chưa có thống kê điều tra xã hội học, thì hãy tham khảo một cuộc điều tra ở Trung Quốc vậy: khi được hỏi những tính cách bị ghét nhất ở giới nhà giàu gồm những gì, câu trả lời là (theo thứ tự): xa hoa, tham lam, truỵ lạc.

Có lẽ thói quen chi xài quá mức có nguyên nhân này chăng: kiếm tiền quá dễ, không chính đáng nên chi đi chẳng tiếc. Tiết kiệm làm gì, khi người ta dễ dàng giàu lên nhờ tận dụng quan hệ thân quen (có nhà nghiên cứu gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu”), bằng cách hối lộ mua bán, tham nhũng, trốn thuế, lách qua luật pháp nhiều sơ hở? .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét