Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Thận trọng việc New7Wonders vận động chọn 7 Thành phố kỳ quan!

New7Wonders Foundation là tổ chức đã vận động cuộc bầu chọn 7 Kỳ quan thế giới mới (công bố kết quả tháng 7/2007), 7 Kỳ quan thiên nhiên mới (công bố kết quả sơ bộ tháng 11/2011). Tổ chức này hiện đang bắt đầu vận động cuộc bầu chọn 7 Thành phố kỳ quan.

Bảo tàng Heidi Weber, trụ sở được New 7 Wonders công bố trên website, là một kiến trúc nhiều màu sắc, hiện đại và độc đáo bên bờ hồ Zurich (Thụy Sĩ).

Tấm biển ở lối vào bằng tiếng Anh và tiếng Đức ghi rõ: “Đóng cửa đến mùa hè 2012”.
Không có dấu hiệu nào của một tổ chức hoạt động ở đây!


Đó là cảm nhận của phóng viên tạp chí Tempo (Indonesia) khi tìm đến bảo tàng Heidi Weber vào đầu tháng 11/2011. Rất khó xác định được đây là nơi New7Wonders Foundation đặt trụ sở, vì không thấy có biển tên.
Bảo tàng đặt trong tòa nhà 2 tầng diện tích 15 x 12m ở Hoeschgasse 8, 8008, Zurich, thuộc sở hữu của mẹ ông Bernard Weber, người sáng lập New7Wonders.

Một số cư dân của khu Hoeschgasse 8 khi được hỏi cũng không hề biết rằng viện bảo tàng chỉ mở cửa 3 tháng một năm này là trụ sở của New7Wonders. Địa chỉ được tổ chức in trên các tiêu đề thư là Hoeschgasse 8, 8034, Zurich. Nhưng phóng viên Tempo cũng không thể tìm được dấu vết của New7Wonders ở đó.


Theo Tempo, đại sứ Indonesia tại Thụy Sĩ và Liechtenstein, Djoko Susilo đã kiểm tra sự tồn tại của văn phòng New7Wonders và kết luận: “Nó là một công ty ma”.

Về phía mình, người đứng đầu bộ phận truyền thông của New7Wonders, Eamonn Fitzgerald vẫn bác bỏ mọi cáo buộc. Fitzgerald khẳng định New7Wonders có 2 địa chỉ với mã bưu chính khác nhau, nhưng “không cái nào là giả”.


Công ty phá sản thành tổ chức quốc tế?


Trong email gửi tạp chí Tempo, đại sứ Djoko Susilo cho biết, dù không muốn tiếp tục gây ra các cuộc bút chiến, nhưng ông thấy mình có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về vụ phá sản của New 7 Wonders of the World để dư luận có thể đánh giá chính xác hơn về mức độ tin cậy của tổ chức đã và đang tổ chức nhiều cuộc vận động bầu chọn kỳ quan trên toàn thế giới. Theo đó:


-    New 7 Wonders of the World được Bernard Weber và cộng sự đăng ký tại bang Schwyz ngày 26/6/2000 dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn với số vốn 103.000 franc Thụy Sĩ.

-    Mục tiêu hoạt động của công ty là quảng bá các kỳ quan thế giới qua internet.
-    Địa chỉ của công ty là 19, Bahnhofstrasse, CH 8832 Wollerau (bangSchwyz).
-    Ngày 7/10/2003, một tòa án địa phương tuyên bố New 7 Wonders of the World phá sản và chính quyền bang Schwyz chính thức hủy đăng ký kinh doanh của công ty này vào ngày 5/1/2006.
-    Trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản, Bernard Weber và cộng sự đã thành lập một tổ chức với tên gọi và mục đích hoạt động tương tự như công ty cũ, New 7 Wonders of the World.
-    New 7 Wonders of the World Foundation được đăng ký tại Zurich ngày 7/4/2004. Địa chỉ là bảo tàng tư nhân Heidi weber haus von le Corbusier Hochgasse 8, CH 8008 Zurich.

< Bernard Weber, người sáng lập New7Wonders.

Đại sứ Djoko Susilo còn đặt vấn đề nghi ngờ về một số chi tiết khác xung quanh hoạt động của New7Wonders như việc website của tổ chức này được đăng ký ở Panama chứ không phải ở Thụy Sĩ.


Quan điểm của ông gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía New7Wonders. Jean-Paul de la Fuente, giám đốc phát triển kinh doanh của tổ chức này khẳng định New 7 Wonders AG là công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập năm 2000 để thực hiện mảng kinh doanh của các chiến dịch vận động bầu chọn.


Tuy nhiên, đến năm 2003, công ty chấm dứt hoạt động theo đúng thủ tục thông thường được áp dụng trên thế giới. Từ năm 2004 đến nay, mảng kinh doanh của các chiến dịch vận động bầu chọn kỳ quan do NOWC Panama (New Open World Corporation Panama) điều hành. De la Fuente khẳng định công ty không đóng cửa vì phá sản, mà đó chỉ là một bước thay đổi cần thiết về cấu trúc.


Đại diện New7Wonders cho rằng việc tuyên bố công ty của họ phá sản là hành động dối trá, phỉ báng và “ngài đại sứ cần cải thiện vốn tiếng Đức và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh”.  Ông này cũng cho biết không thể khởi kiện vì đại sứ Djoko Susilo được quyền miễn trừ ngoại giao.


Giai đoạn đề cử cho cuộc bầu chọn 7 Thành phố kỳ quan do New7Wonders đã bắt đầu và dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2011. Nhưng hôm nay (9/12), khi thử tìm kiếm trên Google tên gọi chính thức của cuộc vận động này (new7wonders cities), chỉ thu được hơn 7.400 kết quả. Các báo lớn trên thế giới hầu như không thấy đề cập đến chiến dịch này. Thông tin tìm được chủ yếu trên một số diễn đàn và mạng xã hội.

.

Ngày 22/11, phóng viên Khoa học & Đời sống đã điền vào mẫu liên hệ với người phụ trách truyền thông của New7Wonders, Eamonn Fitzgerald trên website của tổ chức này (http://world.n7w.com) để hỏi về thời hạn công bố kết quả chính thức cuộc bầu chọn 7 Kỳ quan thiên nhiên mới. Nhưng cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời. Cùng ngày, phóng viên cũng điền mẫu yêu cầu thông tin báo chí trên trang này.  Chúng tôi nhận được email tự động xác nhận đã đăng ký, nhưng từ đó cho đến nay chưa nhận được bất kỳ thông tin nào từ New7Wonders.

Du lịch, GO! -
Theo BEE.net

Sự thật của tổ chức gọi là New7Wonders


Tổ chức UNESCO khẳng định đã được mời để hỗ trợ dự án của New7Wonders nhiều lần, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với Bernard Weber.


New7Wonders: Công ty tư nhân hay tổ chức Liên hợp quốc?



< Nhà leo núi người Thụy Sĩ Bernard Weber, người điều hành tổ chức cá nhân New7Wonders.


Ngay từ tên miền của địa chỉ trang web New7Wonders.com có thể khẳng định đây là website của một công ty, tổ chức cá nhân. Nếu so sánh với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) có thể thấy UNESCO với website mang tên miền chính thức Unesco.org chứ không phải là Unesco.com


New7Wonders (New7Wonders.com) là một công ty tư nhân do nhà leo núi người Thụy Sĩ Bernard Weber điều hành. Với cách lấy tên 7 kì quan thế giới mới, 7 kì quan thiên nhiên thế giới mới, New7Wonders đã thu hút được rất nhiều nước tham gia vào các dự án của mình.


Tuy nhiên, trên website chính thức của
UNESCO, các cuộc bình chọn của New7Wonders không được UNESCO ủng hộ và phủ định sự liên quan. Và dĩ nhiên kết quả của các cuộc bình chọn cũng không được UNESCO công nhận.

< UNESCO xác nhận về việc không ủng hộ và liên quan tới cuộc bình chọn của New7Wonders.

Tổ chức UNESCO khẳng định đã được mời để hỗ trợ dự án của New7Wonders nhiều lần, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với Bernard Weber. UNESCO nhấn mạnh tới việc các cuộc bình chọn phải đáp ứng tiêu chí khoa học, chất lượng ứng cử viên được đánh giá, và thiết lập các khuôn khổ pháp lý và quản lý.


Việc bỏ phiếu mang tính cục bộ, dân tộc, thiếu các tiêu chí khách quan như thiếu các biện pháp để tránh chuyện bỏ phiếu nhiều lần khiến UNESCO đã không mấy mặn mà với New7Wonders.


NewOpenWorld: Kinh doanh “phi lợi nhuận”?


Năm 2008, Vịnh Hạ Long đã từng bị rút ra khỏi cuộc bầu chọn của New7Wonders vì không đóng khoản phí 5.000 USD/tháng cho tổ chức này.


< Vịnh Hạ Long đã từng bị loại khỏi cuộc bình chọn vì không nộp khoản phí 5000$ mỗi tháng.

Năm 2007, tờ The Times (Anh) đã phê phán New7Wonders kiếm tiền bằng lá phiếu của người bầu chọn nhờ khích lệ một người bình chọn nhiều phiếu.


Tia Viering, thành viên của New7Wonders nói rằng tổ chức này phải áp dụng hình thức trả tiền để bầu để có thêm tiền trang trải khoản chi hơn 15 triệu USD mà chiến dịch "7 kỳ quan mới của thế giới" đã tiêu tốn.


Tuy nhiên tại báo Standard (Áo) cho biết nhờ tiền bán bản quyền phát sóng Lễ công bố 7 kỳ quan mới của thế giới tối 7.7.2007 tại Lisbon (Bồ Đào Nha), New7Wonders đã đạt tới điểm "hòa vốn" và "chuyển sang hoạt động có lãi".


Trên tờ Sachsen (Đức), Bà Viering còn nói thêm "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, bà này im lặng. Đến nay, phần "50% dành cho tu bổ" mới chỉ là lời hứa hẹn.


Vào ngày 27/9/2011, nhà leo núi người Thụy Sĩ Bernard Weber,, người điều hành tổ chức cá nhân New7Wonders đã tới Vịnh Hạ Long của Việt Nam để trao giấy chứng nhận Vịnh Hạ Long lọt vào vòng chung kết cuộc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.

New7Wonders được hưởng một phần cước phí viễn thông mà người bầu phải trả. Thậm chí, nhiều người còn trả tiền mua "sự xác nhận" để có thể bầu thêm nhiều lần trên mạng với giá 2 USD/lần (ảnh bên).


Sau 7 kỳ quan thế giới mới là 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Hiện tại, New7Wonders lại phát động 7 thành phố mới mà lời hứa của New7Wonders ở 50% tiền lãi thu từ bầu chọn cho tu bổ các địa danh lọt vào danh sách thì vẫn chưa thấy đâu.


Du lịch, GO! -
Theo VietNamNet

Bình chọn vịnh Hạ Long: New Open World thu về bao nhiêu?

NewOpenWorld thu được bao nhiêu tiền từ bầu chọn Vịnh Hạ Long?


 Theo: http://dulichgo.blogspot.com/2011/12/than-trong-viec-new7wonders-van-ong.html

 Tin liên quan: "Đội quần"  http://quechoa.info/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét