- "Tập đoàn Vinashin đã hoàn thành việc kiểm điểm trách nhiệm và đang xem xét để đưa ra các hình thức xử lý với các tập thể, cá nhân có sai phạm", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu trong văn bản giải trình chất vấn gửi cho các đại biểu sau kỳ họp Quốc hội thứ hai.
Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ hai Quốc hội ngày 25/11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận được 26 câu hỏi chất vấn nhưng do thời gian có hạn nên ông chỉ kịp trả lời một số câu. Các vấn đề khác được Thủ tướng hứa sẽ trả lời bằng văn bản gửi tới đại biểu.
Hơn hai tuần sau phiên chất vấn, Thủ tướng vừa có văn bản giải trình về 11 nhóm vấn đề vẫn "nợ" đại biểu, trong đó có Vinashin.
Thủ tướng trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 25/11. Ảnh: Minh Thăng |
Tại kỳ họp, đại biểu Cù Thị Hậu (tỉnh Hưng Yên), đại biểu Trần Văn Minh (tỉnh Quảng Ninh) đã chất vấn Thủ tướng về việc xử lý trách nhiệm của những tập thể, cá nhân có liên quan đến vụ việc Vinashin và kết quả tái cơ cấu của Tập đoàn. Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã có báo cáo gửi tới đại biểu trình bày rất đầy đủ về kết quả điều tra vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinashin.
Theo đó, sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan.
"Tập đoàn Vinashin đã hoàn thành việc kiểm điểm và đang xem xét để đưa ra các quyết định hình thức xử lý trách nhiệm", Thủ tướng cho hay.
Bộ Công an đã khởi tố điều tra và tạm giam theo quy định của pháp luật đối với 9 bị can có hành vi vi phạm pháp luật, truy nã quốc tế 2 bị can. Ngoài ra, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã triệu tập hơn 50 cá nhân khác có liên quan để làm việc, thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ điều tra.
Cũng theo Thủ tướng, tiến trình tái cơ cấu tập đoàn đã đạt được một số kết quả.
Chẳng hạn, đã thực hiện việc chuyển giao một số doanh nghiệp, dự án về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam để sắp xếp theo đúng ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính của các đơn vị này và tận dụng được những kinh nghiệm, thế mạnh của hai doanh nghiệp quy mô lớn, có cùng ngành nghề với doanh nghiệp, dự án được chuyển giao.
Đến tháng 10/2011 đã giảm đầu mối 54 đơn vị (gồm rút vốn thương hiệu tại 22 đơn vị; giải thể 16 đơn vị; chuyển nhượng phần vốn góp của Tập đoàn tại 11 đơn vị; sáp nhập 5 đơn vị, chuyển chủ sở hữu), chuyển quyền chủ sở hữu, đại diện vốn tại 10 đơn vị, quyền đại diện vốn ở 10 đơn vị, chuyển giao 1 đơn vị.
Kiện toàn bộ máy tổ chức, quản lý và nhân sự của Tập đoàn, ổn định một bước tổ chức sản xuất kinh doanh, các nhà máy đóng tàu đã hoạt động trở lại, cán bộ công nhân có việc làm, có thu nhập, đời sống người lao động bước đầu được ổn định.
Năm 2010, đã hoàn thành và bàn giao 64 tàu với tổng giá trị hợp đồng là 577 triệu USD, trong đó 28 tàu xuất khẩu với tổng giá trị hợp đồng là 278 triệu USD; 36 tàu trong nước với tổng giá trị hợp đồng là 299 triệu USD. Riêng trong 3 tháng cuối năm đã bàn giao 42/64 con tàu cho các chủ tàu trong nước và quốc tế.
Năm 2011, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng sẽ hạ thủy bàn giao 74 tàu, tổng giá trị là 584,7 triệu USD, trong đó có 24 tàu xuất khẩu.
Theo Thủ tướng, để cơ cấu lại tài chính, tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tập đoàn triển khai phương án cơ cấu lại nợ của Tập đoàn, cả nợ trong nước và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật.
Tại hội nghị tổng kết về hoạt động của DNNN cuối tuần qua, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN Phạm Viết Muôn cho hay, đến 2020 sẽ cổ phần hóa Vinashin cùng với 26 tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn khác.
Lê Nhung
Thủ tướng: Vụ Vinashin, tôi không ra quyết định nào sai "Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai", Thủ tướng chia sẻ. Sẽ thực hiện triệt để kết luận thanh tra Vinashin Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh việc thực hiện kết luật thanh tra đối với Vinashin không chỉ đơn thuần là xử lý sai phạm kinh tế hay xử lý trách nhiệm cá nhân mà tập trung vào yêu cầu tái cơ cấu tập đoàn này. Kiên quyết điều tra, khởi tố các cá nhân vi phạm trong vụ Vinashin Ngày 29.6, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng (BCĐ) đã họp phiên thứ 15 để đánh giá công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) 6 tháng đầu năm 2011 và thống nhất nội dung công tác quý 3. Không có chuyện xuê xoa với Vinashin "Những sai phạm ở Vinashin đang được tiếp tục làm rõ chứ không có chuyện xuê xoa như lo ngại của nhiều người", Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội nói. Thủ tướng: Điều tra dấu hiệu tham nhũng vụ Vinashin Thủ tướng đề nghị Bộ Công an làm rõ ngoài các hành vi cố ý làm trái, cần điều tra dấu hiệu tham nhũng trong vụ Vinashin để xử lý. Bộ Chính trị: Sai phạm ở Vinashin chưa đến mức kỷ luật ai Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho hay, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật với các tập thể, cá nhân trong Chính |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét