Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Bà Trần Thị Bạc Lớn kêu cứu cho chồng : “Chồng tôi có tội gì mà mấy ông bắt giam 08 tháng nay, bây giờ đưa ra tòa xét xử mà lại không cho mẹ con tôi đi. Không được vô trong tham dự, mẹ con tôi đứng ở ngoài hành lang nghe cũng được. Luật nào mà cấm vợ, con không được tham dự phiên tòa xét xử chồng, cha của chúng tôi?”...

Bà Trần Thị Bạc Lớn kêu cứu cho chồng - ông Nguyễn Văn Lía, lãnh đạo PGHH Truyền Thống


Ống Nguyễn Văn Lía (bên trái) ông Trần Hoài Ân, mặc áo trắng, bên phải, ngồi ngoài cùng . 

 
Ông Nguyễn Văn Lía
---------------------

PHẬT GIÁO HÒA HẢO NĂM ĐẠO THỨ 72

ĐƠN KÊU CỨU

Kính gởi:
-Liên Hiệp Quốc, Tổng Thống Hiệp Chủng Hoa Kỳ
và các nước yêu chuộng tự do trên thế giới.
-Chủ Tịch Thượng, Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ.
-Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ.
-Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
-Các Cơ Quan Truyền Thông Thế Giới.
-Ban Trị Sự Giáo hội PGHH Trung Ương hải ngoại
để tường và nhờ chuyển đạt.

Tôi tên: Trần Thị Bạc Lớn, sinh năm 1951, hiện ngụ ấp Kiến Quới 2, xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Việt Nam. Hôm nay, tôi xin trình bày sự việc chồng tôi, ông Nguyễn Văn Lía bị Tòa án huyện Chợ Mới đưa ra xét xử vào ngày 13 tháng 12 năm 2011.

Chồng tôi và tôi cùng đi đám giỗ vào ngày 24 tháng 4 năm 2011 (nhằm ngày 22 tháng 3 năm Tân Mão). Đi tới xã Hòa An, Chợ Mới, công an giao thông Chợ Mới tổ chức bắt phạt xe, dù chúng tôi có đầy đủ giấy tờ để sử dụng xe theo luật pháp của Việt Nam. Nhưng công an Chợ Mới tự ý bẻ kính chiếu hậu cáo buộc chúng tôi đã vi phạm luật giao thông, chúng tôi không đồng ý  tên vào biên bản, công an tổ chức vây ráp và bắt giải về trụ sở công an xã Hòa An, sau đó đưa về công an thị trấn Mỹ Luông. Đến hơn 21 giờ cùng ngày, công an cho người chở tôi về nhà. Riêng chồng tôi, gia đình không biết rõ ông bị đưa đi đâu. Và hơn 06 tháng, gia đình mới được gặp mặt, thăm nuôi chồng tôi. Trong những lần gặp mặt, tôi nhận thấy sức khỏe chồng tôi ngày càng giảm sút vì những tháng ngày lao lý.

Vào ngày 30 tháng 11 năm 2011 mẹ con tôi đến trại giam thăm nuôi, chồng tôi kể lại: trong trại giam công an bắt chồng tôi ký tên chịu tội, chồng tôi cương quyết không ký tên chịu tội, công an hành hung chồng tôi buộc ảnh phải ký, cuối cùng công an bẻ lọi tay chồng tôi và đè chồng tôi cạo đầu, chồng tôi vùng vẫy bị chúng đè bấm gảy 2 bẹ sường. Rồi sáng ngày hôm nay trước phiên toà, Toà Án buộc chồng tôi ký tên chịu tội, chồng tôi quyết định không ký   thái độ phản đối quyết liệt, rồi mấy tên công an tiếp tục dùng chiêu cũ lôi chồng tôi ra phía sau, không biết chúng làm gì  2 bày tay chồng tôi sưng và bầm xanh!!!

Được biết chồng tôi sẽ được đưa ra xét xử công khai tại Tòa Án Nhân Dân huyện Chợ Mới vào ngày 13 tháng 12 năm 2011, gia đình cũng phần nào an tâm vì sẽ được gặp mặt và chứng kiến phiên tòa xét xử người thân của mình một cách công bằng, tôi tin tưởng vào luật pháp Việt Nam, chồng tôi sẽ được trả tự do về với gia đình. Nhưng tất cả là một sự thật phũ phàng và tàn nhẫn. Gia đình không nhận được một thông báo hay giấy mời nào từ Tòa Án huyện Chợ Mới để tham gia phiên tòa sáng nay. Với tình cảm tha thiết vợ chồng, cha con và sự mong đợi sau bao ngày xa cách, chúng tôi cũng chuẩn bị sẽ đi đến Tòa Án để dự thính phiên tòa sáng nay. Chúng tôi nghĩ rằng Tòa Án là nơi rộng cửa, mọi công dân Việt Nam có quyền tham dự, chứng kiến việc xét xử, huống chi hôm nay lại là phiên tòa xét xử người thân của mình là điều vô cùng hợp lý  hợp tình. Chúng tôi đi với niềm tin sẽ được gặp mặt người thân và tham dự phiên tòa dù  không nhận được giấy thông báo của Tòa Án hay là phải ngồi ngoài hành lang để ngóng đợi tin tức và thấy mặt người thân.

Trước 2 ngày diễn ra phiên tòa, công an đã tổ chức lực lượng đông đảo theo dõi, giám sát nhà tôi 24/24. Khoảng 06 giờ sáng, rất đông công an ập vào nhà tôi. Họ giả nhân nghĩa lý do là tình hàng xóm láng giềng nên tới khuyên tôi nên ở nhà không được đi tới Tòa Án. Tôi nói : “Chồng tôi có tội gì  mấy ông bắt giam 08 tháng nay, bây giờ đưa ra tòa xét xử mà lại không cho mẹ con tôi đi. Không được vô trong tham dự, mẹ con tôi đứng ở ngoài hành lang nghe cũng được. Luật nào mà cấm vợ, con không được tham dự phiên tòa xét xử chồng, cha của chúng tôi?”. Công an vẫn bao vây nhà tôi và tìm cách ngăn cản. Mẹ con tôi lên xe và đi đến tòa án. Ra khỏi nhà khoảng 100m, rất đông công an tổ chức lực luợng chặn xe, kiểm tra giấy tờ. Sau khi kiểm tra tất cả giấy tờ đều hợp lệ nhưng công an vẫn không cho đi, kéo dài thời gian. Sau đó, con tôi Nguyễn Thế Lữ và Nguyễn Thị Ngọc Lụa được phép đi (vì cháu Lữ có giấy triệu tập của Toà Án huyện Chợ Mới với tư cách những người tham gia tố tụng). Tôi và con trai Nguyễn Trọng Luật đi sau cũng bị công an chặn xe, kiểm tra giấy tờ. Giấy tờ hợp lệ nhưng công an vẫn không cho mẹ con tôi đi với lý do thật vô lý: nghi ngờ giấy phép lái xe của con tôi là giả nên phải đợi công an huyện Chợ Mới xuống kiểm tra rồi mới trả lại giấy phép lái xe cho con tôi. Tôi nói : “Con tôi thi bằng lái do công an tổ chức thi, công an cấp giấy phép lái xe mà bây giờ nói bằng lái xe giả là sao?”. Công an vẫn dây dưa, cản trở mẹ con tôi không cho đi, không trả lại bằng lái xe cho con tôi. Vì quá bức xúc và uất ức, tôi đã ngất xỉu giữa đường. Nghe con trai nói lại, lúc đó công an vẫn trơ mắt, thản nhiên nhìn, không một chút xót thương, không cho con tôi chở tôi đi bệnh viện hay bác sĩ. Những người hàng xóm đã giúp đỡ kè tôi vào nhà họ nằm nghỉ. Sau đó, con trai tôi đưa tôi về. Có ai lại dửng dưng, lạnh lùng và nhẫn tâm trước nỗi bất hạnh của người khác như thế? Những ai có lòng nhân đạo, tình người có lẽ không cư xử như vậy đâu!!!

Tất cả bạn bè, đồng đạo và người thân của chúng tôi cũng bị chặn đường, ngăn cản. Tất cả mọi ngả đường đều có chốt canh và ngăn cản, không ai được lui tới khu vực gần Tòa Án. Mẹ con tôi nằm ở nhà  cùng đau khổ và lo lắng, trông đợi từng phút trôi qua trong tâm trạng đau đớn, uất ức không biết chồng mình bị khép tội như thế nào, có bị đánh đập, ép cung hay không.... Bà mẹ chồng đã ngoài 80 tuổi cũng phải gạt nước mắt trở về nhà không được thăm con trai mình vì công an ngăn cản, chặn xe. Đến gần 11 giờ, con tôi-Nguyễn Thế Lữ và Nguyễn Thị Ngọc Lụa về kể lại sự việc cho gia đình nghe.

Sau khi bị công an kiểm tra giấy tờ xe lần thứ nhất (như phần trên tôi đã trình bày) Thế Lữ và Ngọc Lụa đi gần tới Tòa Án Chợ Mới lại bị 6 xe công an tiếp tục chặn xe, kiểm tra giấy tờ xe lần thứ hai. Lần này, công an cũng dây dưa kéo dài thời gian và đòi kiểm tra cả giấy triệu tập của cháu Lữ, nhưng con tôi không đồng ý. Cuối cùng, công an cũng cho hai cháu qua chốt canh thứ hai. Cháu Lữ được vào tham gia phiên tòa, cháu Lụa bị công an bao vây bắt buộc phải rời khỏi phiên tòa. Cả đoạn đường từ đường chính vào tòa án đều bị công an bao vây, ngăn cản. Tất cả mọi sinh hoạt thường ngày của người dân bị ngăn cản, chỉ có công an với công an mới lui tới khu vực này. Phiên tòa bắt đầu từ 08 h15. Ngoài mặt công an nói xét xử công khai, hợp pháp nhưng thực chất là một phiên tòa thầm lặng, không bình thường dường như đã được sắp đặt từ trước. Những người tham gia phiên tòa là ai? Không phải là thân nhân, bạn bè   cán bộ của các cơ quan, đoàn thể nhà nước như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công an....và họ cũng đã được sắp đặt đâu vào đó, mỗi người tham gia phiên tòa với tư cách những người tham gia tố tụng (gồm 10 người):

1/ Lê Minh Triết.
2/ Võ Văn Diêm
3/ Trương Văn Thức (vắng mặt)
4/ Trần Văn Ngọt
5/ Hồ Thanh Vân (tư Nang)
6/ Nguyễn Hồng Đơn
7/ Nguyễn Văn Hoa
8/ Trương Kim Long
9/ Nguyễn Thế Lữ
10/ Dương Văn Anh

đều bị kèm kẹp bởi 2,3 công an. Và trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa, không ai được phát biểu, nếu có phát biểu cũng chỉ được nói vài câu ngắn gọn. Đại diện Viện kiểm sát đọc bản cáo trạng xong, chồng tôi đã phát biểu: “Các ông nói sai sự thật, không đúng như thế tôi không nhận”. Lập tức công an giữ an ninh trong phiên tòa ập lại kéo lê chồng tôi nhốt vào một phòng riêng sau hội trường-nơi diễn ra phiên tòa xét xử. Chồng tôi hô lớn tiếng : Cộng sản đàn áp tôn giáo. Cộng sản đàn áp tôn giáo. Thả tôi ra, thả tôi ra. Tiếng kêu thật thảm thiết nhưng tuyệt vọng vì ai nghe được những lời ấy khi chung quanh chỉ là công an và công an. Công an bên ngoài tòa án cũng tràn vào bên trong với số lượng đông đảo có thể áp chế hay đàn áp bất cứ lúc nào nếu ai phản ứng trước hành động nặng tay của họ đối với chồng tôi. Trong thời gian được phát biểu tại phiên tòa để tự bảo vệ quyền lợi cho mình (phiên tòa không có luật sư bảo vệ quyền lợi cho những người bị gọi là “bị cáo”), chồng tôi có đặt ra một số câu hỏi cho chủ tọa và tất cả những người có thẩm quyền trong phiên tòa:

-Trong cáo trạng, các ông buộc tội tôi vi phạm luật giao thông khi đi trên tỉnh lộ nhưng không chấp hành yêu cầu của công an giao thông và có những lời lẽ xúc phạm những người thi hành nhiệm vụ là hoàn toàn sai trái, không đúng với sự thật. Tôi bị công an giao thông chặn xe, kiểm tra giấy tờ ở đoạn đường thuộc ấp An Bình, xã Hội An, huyện Chợ Mới. Khi công an kiểm tra giấy tờ, tôi có đầy đủ những giấy tờ hợp lệ để lưu thông xe theo luật của nhà nước.

-Các ông gọi chúng tôi là bọn Lía và Hoài Ân là không đúng. Chúng tôi là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vô tội bị bắt bớ. Trước khi bị tòa án tuyên án, chúng tôi vẫn có đầy đủ quyền lợi của một công dân Việt Nam. Chúng tôi không phải là người đứng đầu một tổ chức hay xúi giục người khác làm những chuyện phi pháp nên các ông không thể gọi chúng tôi là bọn.

-Tôi viết những Thỉnh nguyện thư, Thư yêu cầu...là để đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của tất cả tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo chớ không vì quyền lợi riêng tư của tôi hay một cá nhân nào. Tôi đấu tranh đòi quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, đòi hỏi trao trả tài sản cho PGHH cũng là  tập thể, vì lợi ích nhà nước vì các ông luôn tuyên bố với thế giới rằng Việt Nam luôn có tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, không vi phạm nhân quyền.

-Các ông buộc tội tôi lén lút gặp phái đoàn tôn giáo của Hoa Kỳ lại là một điều vu khống kế tiếp. Vì tôi và những đồng đạo của tôi được gặp phái đoàn tôn giáo của Hoa Kỳ  hoàn toàn đúng với luật pháp nhà nước. Tổ chức tôn giáo Hoa Kỳ đã làm việc với nhà nước Việt Nam trước khi họ sang đây. Và chúng tôi nhận được thư mời của phái đoàn Tôn giáo Hoa Kỳ qua đường bưu điện của Việt Nam. Điều đó  hoàn toàn hợp pháp. Tại sao các ông lại buộc tội chúng tôi lén lút, mờ ám gặp phái đoàn tôn giáo Hoa Kỳ để xuyên tạc những đường lối, chính sách đúng đắn của nhà nước Việt Nam?

-Nhận được Giải tự do tôn giáo Nguyễn Kim Điền 2011 là niềm vinh hạnh cho tất cả khối tín đồ PGHH, không phải chỉ riêng tôi. Và số tiền giải thưởng, tôi chia một phần cho ông Trần Hoài Ân, một phần cho tôi, một phần làm từ thiện và một phần để giúp đỡ những người đang bị tù tội.

-Các ông lại cáo buộc tôi nhận tiền viện trợ từ nước ngoài của ông Tăng Văn Ngô, Huỳnh Hiệp... những phần tử phản động của nước ngoài để nhằm tuyên truyền lật đổ nhà nước Việt Nam với âm mưu diễn biến hòa bình là điều không đúng sự thật.

Chồng tôi luôn phủ nhận tất cả những cáo buộc của tòa án và không nhận tội. Trước khi tuyên án, chủ tọa phiên tòa có hỏi chồng tôi là muốn nói lời cuối cùng hay yêu cầu nào không? Chồng tôi trả lời: “Tôi chỉ có một yêu cầu là các ông hãy trả tự do cho tôi ngay lập tức nếu không quá muộn màng”. Trong thời gian tòa giải lao để nghị án, cháu Lữ chỉ ngồi ở xa hỏi thăm sức khỏe chồng tôi. Cuối cùng, tòa án tuyên án ông Nguyễn Văn Lía mức án tù 5 năm và ông Trần Hòai Ân mức án 3 năm với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức” theo khoản 2 điều 258 Bộ luật hình sự. Phiên tòa kết thúc lúc 10 giờ 45 phút.

Kính thưa quí ông, mẹ con tôi xét nghĩ, theo điều luật 70 của hiến pháp nước Cộng Hoà  Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là: “tất cả người dân Việt Nam đều có quyền tự do dân chủ và tự do Tôn giáo” khi người dân đã  tôn giáo làm đúng luật thì CS cho là tội lợi dụng quyền tự do tôn giáo. Nếu người dân làm đúng luật dân chủ thì đó  tội lợi dụng quyền dân chủ. Như vậy thì đây không phải là luật mà chính đây là cái bẩy để đưa người dân vào tù.

Hiện nay sức khoẻ của chồng tôi rất xấu do công an đối xử rất tàn nhẫn, trong thời gian qua và trước phiên toà, mẹ con tôi vô cùng đau khổ, bức xúc, uất ức nên viết đơn này gởi đến các cơ quan nói trên và mong các Ngài ra tay cứu giúp chồng tôi qua nạn ách này...

Tôi, vợ ông Nguyễn Văn Lía

Trần Thị Bạc Lớn

*

CÔNG AN ĐIỀU TRA ĐàDÙNG THỦ THUẬT ÉP CUNG, MÓM CUNG, DỤ DỖ, LỪA PHỈNH, ĐE DỌA,CÀI CẤY, DÀN DỰNG MỘT SỐ NGƯỜI TRONG VỤ ÁN NHẸ DẠ CẢ TIN, KÝ NHẬN TỘI, CŨNG NHƯ TRONG PHIÊN TÒA ĐàCÔNG KHAI NHẬN TỘI ĐỂ XIN ĐƯỢC GIẢM ÁN (TRƯỜNG HỢP CỦA ANH TRẦN HOÀI ÂN" TƯ TIỂU") NHẰM ĐỂ HỢP PHÁP HÓA PHIÊN TÒA, HỢP PHÁP HÓA BẢN ÁN, ĐỂ GHÉP TỘI ÔNG NGUYỄN VĂN LÍA.

TU HÀNH, LÀM VIỆC THIỆN, GIẢNG ĐẠO, KHUYÊN NGƯỜI ĂN HIỀN Ở LÀNH, LÀM GƯƠNG MẪU, MẪU MỰC CHO CON CHÁU, LÀM TỪ THIỆN, CHO GẠO, TIỀN, MÌ, ÁO, CHĂN, MÙNG GIÚP BÀ CON CÓ HOÀN CẢNH NEO ĐƠN, CÔI CÚT, KHÔNG AI NUÔI DƯỠNG, KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA MÀ CÔNG AN, VIỆN KIỂM SÁT, PHIÊN TÒA CHO LÀ  TỘI. CHÒNG TÔI KHÔNG NHÂN TỘI NÊN BỊ ĐÁNH ĐẠP TÀN NHẪN, ĐỐI XỬ KHẮC NGHIỆT. TRONG LÚC ĐIỀU TRA VÀ GIAM GIỮ.ĐÂY LÀ SỰ THẬT VỀ TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM.
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN CỦA ĐỒNG ĐẠO THAM GIA PHIÊN TÒA.



++++++++++++


Dư luận trước bản án của hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo


     
Photo courtesy of vietnamexodus
Ô. Nguyễn văn Lía (người đầu tiên bên phải) cùng phái đoàn PGHH đi gặp Ủy Ban Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ tại Saigòn vào tháng 05, 2009.


Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một cựu tù nhân lương tâm, từng ngồi tù nhiều năm về các bài viết vận động cho dân chủ, nay là quyền Hội trưởng Hội cựu Tù nhân Chính trị, Tôn giáo Việt Nam, mạnh mẽ phản đối bản án dành cho hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là các ông Lía và Ân:

“Bản án này không đúng thủ tục pháp luật Việt Nam, hoàn toàn đi ngược lại những cam kết của Việt Nam đối với các công ước quốc tế về nhân quyền, bản án ấy không mang lại lợi ích gì cho chính quyền Việt Nam, được cho là của dân, do dân và vì dân. Tôi nghĩ rằng, cá nhân tôi cũng như tất cả những người yêu chuộng tự do, dân chủ ở Việt Nam, và trên thế giới đều cực lực lên án bản án đó. Rất hy vọng Việt Nam sẽ phải nhìn nhận vấn đề này, trong quá trình phát triển sắp tới.”

Với tư cách là một nhân chứng, một đồng đạo từng sát cánh với hai ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài Ân, trong công cuộc chấn hưng và bảo vệ đạo pháp sau năm 1975, tu sĩ Lê Minh Triết, từ Thánh địa Phật Giáo Hòa Hảo, An Giang, có mặt tại phiên tòa hôm thứ ba, 13 tháng 12, kể lại về những biện pháp an ninh nghiêm ngặt quanh pháp đình ở Chợ Mới, từ sáng sớm:

“Tôi được mời đến dự phiên tòa này, với tính cách là người có liên quan trong vụ án, về phía công an cũng như Viện Kiểm sát, thì cho biết vụ xử án kỳ này có tính cách công khai, minh bạch, nên đồng đạo chúng tôi cũng như những người dân muốn tham dự phiên tòa. Tuyên bố của các giới chức công an 10 hôm trước, nay không còn là sự thật. Họ đã xuống trạm, canh gác không biết bao nhiêu cửa. 

Ngay cả gia đình của anh Nguyễn Văn Lía, ngoại trừ cháu Nguyễn Thế Lữ, tham dự không với tư cách của một thân nhân, mà vì lý do có liên quan đến vụ án. Như vậy, bản thân Nguyễn Văn Lía không có thân nhân đến tham dự. Tòa đã buộc anh Nguyễn Văn Lía và anh Trần Hoài Ân là vi phạm quyền tự do, dân chủ của nhà nước.”

Dịp này, ông Triết cũng thiết tha kêu gọi công luận quốc tế tích cực can thiệp cho hai đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo của mình, sớm được tự do chỉ vì đã “lên tiếng để ủng hộ cho cuộc đấu tranh của tôn giáo Hòa Hảo, chẳng hạn như đòi hỏi phải có trưng cầu dân ý, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo được tự do bầu cử và ứng cử, chọn trong Đạo ra những người đủ tài, đủ đức. 

Yêu cầu của anh Nguyễn Văn Lía là rất đúng. Từ trước năm 1975, Phật Giáo Hòa Hảo đã có cái lệ đó rồi, nhưng chánh quyền Xã Hội Chủ Nghĩa đã tịch thu hết tất cả. Sự đòi hỏi của ông Lía, ông Ân hoàn tòan chánh đáng, nhưng phía nhà nước thì cho đó là lợi dụng tự do, dân chủ để kết án tù, vì xâm hại lợi ích nhà nước.”

Từ Đức Quốc, Tiến sĩ Âu Dương Thệ, một nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam, bày tỏ suy nghĩ của ông về tội danh “gán ghép” cho hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo:

“Đứng về phương diện nhân quyền quốc tế và luật pháp của Việt Nam thì nhà nước đã vi phạm vào chính những điều họ cam kết và ban bố, dĩ nhiên đứng về phương diện nhân quyền mà nói thì tất cả những ai đấu tranh cho nhân quyền, những chính phủ dân chủ, các tổ chức quốc tế, cần có một tiếng nói chung, rõ ràng, đối với các hành động bắt giam, phạt tù hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong nước hiện nay. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và kêu gọi các tổ chức dân chủ, tự do trên thế giới nên tiếp tay vào cuộc vận động này.”

Cũng qua câu chuyện với RFA, từ Bắc Âu, ông Đỗ Duy Huỳnh,  Hội trưởng Hội Người Việt Cao niên tại vương quốc Na Uy, tin rằng các ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hòai Ân đều vô tội:

“Những tín đồ Phật Giáo Hỏa Hảo đã từng lên tiếng trong nước vạch trần tội ác của cộng sản, dựng lên một tổ chức Phật Giáo Hỏa Hảo giả hiệu, làm lợi cho chính phủ. Cộng sản đã xử họ bằng hai bản án nặng nề, phi lý và cần phải xóa bỏ ngay, vi phạm những cam kết của Việt Nam đối với Liên Hiệp Quốc.” 

Ông cho biết, người Việt tại xứ này cũng vừa tổ chức các sinh hoạt đẩy mạnh vận động cho tự do tôn giáo và quyền làm người ở Việt Nam:

“Tại Na Uy chúng tôi, vừa qua có tổ chức buổi sinh hoạt ở tiền đình quốc hội để phản đối sự đàn áp của cộng sản đối với các tôn giáo như vụ Thái Hà. Phải cương quyết đấu tranh đòi cộng sản giữ đúng những lời cam kết, đối với Liên Hiệp Quốc trong vấn đề tôn trọng tôn giáo. Mới nhìn vào thì thấy Việt Nam có tự do tôn giáo, nhưng trong khuôn khổ mà cộng sản đưa ra. Họ đàn áp tôn giáo trắng trợn với nhiều mưu mô và tính toán. Người Việt tự do ở hải ngoại khi nghe những bán án như vậy thì cương quyết đấu tranh, bền bỉ và hôm nay thế giới đã lên án những chế độ cầm quyền đó.”

Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét