Hồ thủy lợi Đắc Nang sẽ ra sao khi rừng đầu nguồn biến mất?
Xã kinh tế mới Đắc Nang nằm ở vùng sâu huyện nghèo Krông Nô (Đắc Nông), và chỉ trong thời gian ngắn, hàng nghìn héc-ta rừng nguyên sinh đầu nguồn ở khu vực này đã bị phá sạch, thay vào đó là đồi sắn, rẫy cà phê... Đồng chí Phạm Ngọc Vụ, Bí thư Đảng ủy xã cho chúng tôi biết: “Đắc Nang được thành lập từ năm 1992, trên cơ sở chia tách từ xã Quảng Phú. So với những xã khác trong huyện Krông Nô, thì Đắc Nang là xã nghèo, toàn xã có 600 hộ, trong đó hơn 70% là đồng bào kinh tế mới đến từ các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ, gần 10% đồng bào Ê Đê và 20% là bà con di cư tự do mới đến lập nghiệp. Cũng vì lẽ đó mà Đắc Nang có tỷ lệ hộ nghèo cao, đến cuối năm 2011 còn 22%”.
Tài nguyên rừng ở Đắc Nang lâu nay do Lâm trường Quảng Đức (nay là Công ty TNHH-MTV Lâm nghiệp Quảng Đức) quản lý, bảo vệ. Từ năm 2006, thực hiện Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công ty TNHH-MTV Lâm nghiệp Quảng Đức đã tiến hành giao khoán 1.160ha thuộc các tiểu khu 1308 và 1322 cho hơn 50 hộ là đồng bào Ê Đê ở buôn K’ruế quản lý bảo vệ. Bình quân mỗi hộ nhận khoán 20ha. Hợp đồng nhận khoán đã nêu rất rõ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của hộ nhận khoán; trách nhiệm của đơn vị giao khoán và chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
Nhưng, cũng như nhiều địa phương khác ở Tây Nguyên, rừng giao khoán không được bảo vệ theo đúng nghĩa. Từ năm 2006 đến hết 2010, Công ty TNHH-MTV Lâm nghiệp Quảng Đức đã chi trả cho bà con buôn K’ruế hơn 1 tỷ 162 triệu đồng tiền công chăm sóc, quản lý và bảo vệ 1.160ha rừng nhận khoán. Thế nhưng, qua kiểm tra, giám sát của HĐND tỉnh Đắc Nông vào cuối tháng 11-2011, thì toàn bộ 1.160ha rừng mà bà con buôn K’ruế nhận khoán đã bị phá sạch.
Nhưng, cũng như nhiều địa phương khác ở Tây Nguyên, rừng giao khoán không được bảo vệ theo đúng nghĩa. Từ năm 2006 đến hết 2010, Công ty TNHH-MTV Lâm nghiệp Quảng Đức đã chi trả cho bà con buôn K’ruế hơn 1 tỷ 162 triệu đồng tiền công chăm sóc, quản lý và bảo vệ 1.160ha rừng nhận khoán. Thế nhưng, qua kiểm tra, giám sát của HĐND tỉnh Đắc Nông vào cuối tháng 11-2011, thì toàn bộ 1.160ha rừng mà bà con buôn K’ruế nhận khoán đã bị phá sạch.
Đối tượng phá rừng, ngoài chính số hộ nhận khoán, còn có các hộ từ những địa bàn lân cận tới phá và xâm canh. Trong các ngày 7 và 8-12-2011, chúng tôi tìm đến các tiểu khu 1308 và 1322, tại đây rừng đã không còn. Bên những con đường mòn đất đỏ ngoằn nghèo là những rẫy sắn, nương cà phê. Trong nhà nhỏ trong tiểu khu 1308, chúng tôi được bà H’Mứt Bkrông cho biết: Căn nhà này bà làm cho đứa cháu rể ở để chăm sóc hơn một héc-ta rẫy sắn và cà phê. Kế bên rẫy của bà H’ Mứt Bkrông là rẫy của các hộ Y Ku, Y Hoan, Y Phước…, bình quân mỗi hộ đang sản xuất từ một héc-ta trở lên và diện tích này do phá rừng nhận khoán mà có.
Người dân ở đây đều thừa nhận, đất họ đang sản xuất đều do phá rừng mà có; họ cũng không còn nhớ gia đình mình nhận khoán bao nhiêu héc-ta rừng; nhiều người còn phàn nàn, từ đầu năm 2011 đến nay họ không còn được nhận tiền bảo vệ rừng. Người nhận khoán rừng không nhớ mình nhận khoán bảo vệ diện tích là bao nhiêu(!)
Điều này cho thấy, việc giao khoán rừng ở Đắc Nang chỉ làm lấy được. Giao khoán không đi đôi với tuyên truyền vận động, làm cho người nhận khoán nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng, dẫn tới Nhà nước tốn tiền tỷ chi trả cho bảo vệ rừng mà rừng vẫn mất như không có người bảo vệ.
Người dân ở đây đều thừa nhận, đất họ đang sản xuất đều do phá rừng mà có; họ cũng không còn nhớ gia đình mình nhận khoán bao nhiêu héc-ta rừng; nhiều người còn phàn nàn, từ đầu năm 2011 đến nay họ không còn được nhận tiền bảo vệ rừng. Người nhận khoán rừng không nhớ mình nhận khoán bảo vệ diện tích là bao nhiêu(!)
Điều này cho thấy, việc giao khoán rừng ở Đắc Nang chỉ làm lấy được. Giao khoán không đi đôi với tuyên truyền vận động, làm cho người nhận khoán nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng, dẫn tới Nhà nước tốn tiền tỷ chi trả cho bảo vệ rừng mà rừng vẫn mất như không có người bảo vệ.
Khu dân di cư tự do ở thôn Phú Thịnh, xã Đắc Nang-một trong những áp lực cho rừng |
Qua tìm hiểu, chúng tôi còn được biết thêm, đất do phá rừng nhận khoán ở Đắc Nang hiện được chuyển nhượng trái phép với giá 50 triệu đồng/ha. Và, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới rừng bị tàn sát để thu lợi bất chính. Trong khi dẫn chúng tôi tìm hiểu thực tế tình trạng phá rừng phòng hộ đầu nguồn Đắc Nang, anh Vũ Ngọc Rư, Xã đội phó kiêm Trưởng ban Lâm nghiệp xã Đắc Nang xót xa nói: “Không chỉ hai tiểu khu 1308 và 1322 bị "cạo trọc", mà những cánh rừng nguyên sinh thuộc các xã giáp ranh như Quảng Phú, Quảng Sơn, Nam Nung cũng bị tàn phá không thương tiếc”.
Giữa trưa 7-12, ngay trên con đường mòn tại tiểu khu 1308, với tư cách Trưởng ban Lâm nghiệp xã, anh Vũ Ngọc Rư đã bắt quả tang hai lâm tặc có tên là Thuận và Tiến (đối tượng làm thuê), điều khiển xe công nông vận chuyển 1,2m3 gỗ dầu vừa khai thác trái phép trong rừng phòng hộ đầu nguồn Đắc Nang. Theo lời của Tiến, phải mất hai ngày đi rừng Tiến và Thuận mới khai thác được xe gỗ này, mỗi ngày được đầu nậu trả công 200 nghìn đồng/người. Với giá hơn 2 triệu đồng/m3 gỗ dầu, khi vận chuyển về tới xưởng cưa, trừ chi phí nhân công và tiền xăng dầu, đầu nậu thu lợi khoảng 1 triệu đồng/m3. Nếu là gỗ quý hiếm, lợi nhuận sẽ cao hơn. Lần theo những thông tin, chúng tôi còn phát hiện nhiều bãi trung chuyển gỗ lậu nằm ở bờ phải đập thủy lợi Đắc Nang.
Xe chở gỗ lậu bị bắt quả tang trưa 7-12-2011 tại tiểu khu 1308 |
Công tác quản lý đất đai, bảo vệ rừng ở Đắc Nang đang bị buông lỏng. Nếu không có ngay các biện pháp xử lý, bảo vệ, thì tình trạng này sẽ tiếp tục "lây lan" ra các địa phương khác. Chúng tôi kiến nghị, trước mắt phải làm rõ trách nhiệm của đơn vị giao khoán quản lý, bảo vệ rừng; trách nhiệm của người nhận khoán, của cấp ủy, chính quyền địa phương. Đồng thời, cần tăng cường lực lượng bảo vệ, tổ chức tuyên truyền cho nhân dân và kiên quyết thu hồi đất rừng đã bị xâm canh để trồng lại rừng, nếu không rừng đầu nguồn sẽ bị sa mạc hóa.
Bài và ảnh: Kiều Bình Định
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét