Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Đối tượng sẽ được lợi nhiều nhất sau những chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước; và nợ của DNNN sẽ do ai gánh chịu?

Hàng năm có tới 12% DNNN có kết quả kinh doanh thua lỗ và mức lỗ bình quân của DNNN cao gấp 12 lần so với các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA, nhưng DNNN chỉ đóng góp khoảng 37-38% GDP. Có đến 31% DNNN bị lỗ trong sản xuất kinh doanh, 29% hoạt động không hiệu quả, lỗ lãi tượng trưng.



clip_image001


Viết Lê Quân

"Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta dùng việc cân nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị". Và câu hỏi tiếp theo: tiền và quyền lực sẽ thuộc về ai sau những chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp; và nợ của doanh nghiệp sẽ do ai gánh chịu?


Một "dự cảm"

"Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta dùng việc cân  nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị" - một nhận định mang tính "dự cảm" đáng chú ý của Jonathan Pincus, kinh tế gia làm việc cho Chương trình Việt Nam, Havard Kennedy School và cũng là hiệu trưởng của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP.HCM, mới đây đăng trên tờ Financial Times.

Tại Việt Nam, tái cấu trúc DNNN là một nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và các bộ ngành, đã được Đảng và Quốc hội thông qua về chủ trương và định hướng.

Nhưng xem ra khi triển khai thực tế, ngay từ đầu đã có nhiều trở ngại.

Trong thời gian gần đây, đang tồn tại những quan điểm khác nhau về vấn đề tái cấu trúc DNNN. Vẫn có quan niệm cho rằng "không nên có cái nhìn cực đoan về DNNN", được thuyết minh bởi nhiều khó khăn mà những doanh nghiệp điện và xăng dầu đang phải "gánh chịu thay cho xã hội".

Nhưng ở chiều kích ngược lại, rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu được đăng tải trên mặt báo chí, với nội dung lớn nhất cần ghi nhận từ nguồn dư luận này là thực trạng độc quyền của một số doanh nghiệp điện và xăng dầu, lực cản từ các nhóm lợi ích trong quá trình tái cấu trúc... đã trở thành những tiêu điểm then chốt ngăn cản thực chất của tái cấu trúc.

Nói cách khác, việc tái cấu trúc đối với những DN dạng này sẽ có thể trở nên vô nghĩa nếu không thực hiện được bước cải tổ mạnh về cơ chế hoạt động và cả cơ chế tổ chức nhân sự của chúng.

Vào tháng 10/2011, một cuộc hội thảo về kinh tế vĩ mô đã tập hợp rất nhiều ý kiến đề xuất về sự cần thiết phải cải tổ đối với DNNN. Những đề xuất này đã được Ủy ban kinh tế gửi đến Quốc hội.

Đề xuất đáng quan tâm nhất của bản kiến nghị trên là "cần xóa bỏ mọi ưu đãi cho DNNN về tiếp cận các nguồn tín dụng, quyền kinh doanh, tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiếp cận thông tin, nhất là thông tin về các loại quy hoạch, tiếp cận các nhà hoạch định chính sách... Đồng thời, kiên quyết không "khoanh nợ, giãn nợ" cho bất kỳ DNNN nào, không nhận việc trả nợ, xử lý nợ thay cho doanh nghiệp".

Có lẽ, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện một quan điểm kiên quyết thế đối với vấn đề chân đứng của DNNN. Tuy vậy, nếu theo dõi xuyên suốt quá trình vận hành của khối DNNN thì mới thấy chủ đề phản biện "xóa bỏ mọi ưu đãi cho DNNN" là hệ quả tất yếu.


Những hậu quả không còn là dự cảm


Những thông tin được báo chí phản ánh mới đây đã nêu ra một cách khá chi tiết về hạn chế của DNNN. Đơn cử, hàng năm có tới 12% DNNN có kết quả kinh doanh thua lỗ và mức lỗ bình quân của DNNN cao gấp 12 lần so với các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.

Chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA, nhưng DNNN chỉ đóng góp khoảng 37-38% GDP. Có đến 31% DNNN bị lỗ trong sản xuất kinh doanh, 29% hoạt động không hiệu quả, lỗ lãi tượng trưng.

Chỉ riêng năm 2009, nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) đã là 813.435 tỷ đồng. Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỷ đồng, thì nợ của khu vực DNNN đến năm 2009 đã lên tới 54,2% GDP của  năm 2009.

clip_image002

Chuyên gia Jonathan Pincus

Nhiều DNNN cũng đang lâm vào nạn nợ nần. Không chỉ doanh nghiệp không được độc quyền, mà cả những doanh nghiệp quá được ưu đãi về cơ chế kinh doanh như Tập đoàn Điện lực và Tổng công ty Xăng dầu cũng luôn gánh trên mình những món nợ khổng lồ nhưng đầy nghi vấn về nguồn gốc.


Ai sẽ được hưởng lợi?


"Muốn cải cách DNNN triệt để, cần thay đổi quan điểm vai trò then chốt của khu vực này" - bản kiến nghị do Ủy ban Kinh tế tập hợp gửi đến Quốc hội thẳng thắn đặt vấn đề. Để tái cấu trúc khu vực DNNN, biện pháp cấp bách được bản kiến nghị đặt lên hàng đầu là Nhà nước không nên sử dụng DNNN như một công cụ điều tiết vĩ mô, điều tiết thị trường hay thực hiện chính sách xã hội.

Tại hội thảo "Triển vọng kinh tế thế giới và chính sách ứng phó của Việt Nam" ngày 18/10/2011, bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - cũng cho rằng, hơn lúc nào hết, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa tái cơ cấu nền kinh tế.

Tuy nhiên, tái cơ cấu như thế nào cho hiệu quả đang là bài toán hóc búa. Khó khăn nhất là đụng đến lợi ích của các nhóm. Vì thế, cần xác định mục tiêu số một của việc bán DNNN là thu tiền về cho ngân sách hay là bán để sau này nó hoạt động hiệu quả hơn?

Những câu hỏi trên không tránh khỏi một hiện thực mà nhiều tháng nay người dân đang suy đoán, bởi quyền lợi của nhóm lợi ích nằm trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế chính, đặc biệt là những lĩnh vực thể hiện sự độc quyền như điện, xăng dầu, nước.

Lẽ dĩ nhiên, công việc tái cấu trúc DNNN sẽ chỉ mang tính hình thức, hoặc nói cách khác sẽ chỉ là công đoạn sắp xếp lại một số mắt xích "cho phù hợp hơn", nếu không giải quyết được vấn đề cần tách bạch quyền lợi của nhóm lợi ích khỏi nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Còn nếu bắt buộc phải thực hiện tái cấu trúc theo đúng ý nghĩa đầy đủ của cụm từ này, việc đụng chạm đến các nhóm lợi ích sẽ là không tránh khỏi. Trong thời gian gần đây, chỉ mới qua những ý định tăng giá điện và xăng dầu, người dân đã nhận thấy có quá nhiều lực cản đang án ngữ ngay tại bước đi đầu tiên trên con đường tái cấu trúc DNNN.

Không chỉ là những doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về đặc quyền, ngay cả những doanh nghiệp đang vận hành trong thị trường như một chủ thể kinh doanh như Công ty Vàng bạc SJC cũng bị đặt nghi vấn nhiều về đặc quyền nhận  được từ cơ chế sản xuất, nhận khẩu và kinh doanh vàng miếng.

Dường như "dự cảm" của Jonathan Pincus, kinh tế gia đã đề cập ở phần đầu bài viết này, về "tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta dùng việc cân  nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị", đang có được những cơ sở thực tiễn để thuyết minh cho nó.

Câu hỏi tiếp theo: đối tượng sẽ được lợi nhiều nhất sau những chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp; và nợ của doanh nghiệp sẽ do ai gánh chịu?

V. L. Q.
Nguồn: vef.vn



++++++++++++++


CẦN CÁC BẠN GIÚP MỘT TAY

Người phụ nữ yêu nước Bùi Thị Minh Hằng hiện đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ trái pháp luật tại trại tù trá hình, Cơ sở giáo dục Thanh Hà (Phân Khu 3 ), xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Chúng ta hãy treo avatar của chị Bùi Hằng, đăng ở blog câu : " HÃY TRẢ TỰ DO CHO BÙI HẰNG" và thay phiên gọi vào CSGD Thanh Hà để thăm chị Hằng, số phone là 0211-3832-033
-----> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/12/nguoi-phu-nu-yeu-nuoc-bui-thi-minh-hang.html

Tiếp tục gởi thư ra quốc tế về sự bắt giữ trái pháp luật chị Minh Hằng tại Sài Gòn

-----> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/thu-goi-quoc-te-ve-su-bat-giu-trai-phap.html


+++++

Hãy chung tay hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần để giúp gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn sống sót trước sự đàn áp tàn nhẫn, đánh đập, cướp bóc, cô lập, khủng bố tinh thần, ... của nhà cầm quyền CSVN. Liên lạc gia đình nhà văn theo thông tin như sau ---> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/12/nha-van-huynh-ngoc-tuan-csvn-se-khung.html

+++++

Các bạn hãy ký vào thỉnh nguyện thư gửi TT Hoa Kỳ , xin can thiệp dùm trường hợp vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn hiện nay. ---> http://www.change.org/petitions/the-president-of-the-united-states-of-america-and-the-us-representatives-to-urge-the-vietnamese-government-to-cease-their-harassment

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét