Hoài Hương, theo VOA
Cuối năm là thời điểm để nhắc lại những biến cố quan trọng đã xảy ra trong thời gian qua và hướng nhìn tới phía trước. Theo thông lệ đó, chuyên mục Câu Chuyện Việt Nam tuần này và tuần lễ kế tiếp xin được dành để mời quý vị nghe một chuyên gia quốc tế điểm lại tình hình Việt Nam.
rong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ Đài VOA, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington, kiêm Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Thủ Tướng Việt Nam về cạnh tranh, ông Ernest Bower phân tích các quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và với Trung Quốc, trong bối cảnh các diễn biến quan trọng đã xảy ra trong năm qua. Mời quý vị theo dõi phần 1 trong câu chuyện giữa chuyên gia Ernest Bower và phóng viên Hoài Hương.
VOA: Thưa ông, năm 2012 sắp đến, nhìn lại quãng thời gian 12 tháng qua, xin ông điểm lại những diễn biến ông cho là quan trọng đối với Việt Nam, sẽ ảnh hưởng lâu dài tới tương lai Việt Nam và khu vực?
Ông Bower: “Tôi cho rằng điều đã trở nên rõ rệt hơn trong năm qua là mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và với Trung Quốc, xoay quanh vấn đề Biển Đông… Tôi tin rằng theo một cách nào đó, Việt Nam đã giúp tạo ra khởi điểm cho một cấu trúc an ninh mới trong khu vực Châu Á-Thái bình dương.
Đó là điều rất quan trọng. Rồi thì Việt Nam bầu lại lãnh đạo, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lại được bầu. Một điều quan trọng khác là các nỗ lực cải cách kinh tế, đã bắt đầu nhưng cần tập trung hơn và phải hoàn tất.Về mặt quan hệ với Hoa Kỳ, mối quan hệ Mỹ-Việt đã có khởi đầu tốt đẹp, nhưng hãy còn rộng chỗ để mối quan hệ ấy phát triển và lớn mạnh.
Năm ngoái đã có một số tiến bộ trong các lĩnh vực an ninh, tình báo và thương mại, nhưng chúng ta vẫn còn một số vấn đề về nhân quyền, về tự do tôn giáo. Tuy nhiên hai nước đang thảo luận với nhau về các vấn đề đó, và cả hai bên phải làm việc để cải thiện các lĩnh vực ấy.”
VOA: Thưa ông, năm 2012 sắp đến, nhìn lại quãng thời gian 12 tháng qua, xin ông điểm lại những diễn biến ông cho là quan trọng đối với Việt Nam, sẽ ảnh hưởng lâu dài tới tương lai Việt Nam và khu vực?
Ông Bower: “Tôi cho rằng điều đã trở nên rõ rệt hơn trong năm qua là mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và với Trung Quốc, xoay quanh vấn đề Biển Đông… Tôi tin rằng theo một cách nào đó, Việt Nam đã giúp tạo ra khởi điểm cho một cấu trúc an ninh mới trong khu vực Châu Á-Thái bình dương.
Đó là điều rất quan trọng. Rồi thì Việt Nam bầu lại lãnh đạo, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lại được bầu. Một điều quan trọng khác là các nỗ lực cải cách kinh tế, đã bắt đầu nhưng cần tập trung hơn và phải hoàn tất.Về mặt quan hệ với Hoa Kỳ, mối quan hệ Mỹ-Việt đã có khởi đầu tốt đẹp, nhưng hãy còn rộng chỗ để mối quan hệ ấy phát triển và lớn mạnh.
Năm ngoái đã có một số tiến bộ trong các lĩnh vực an ninh, tình báo và thương mại, nhưng chúng ta vẫn còn một số vấn đề về nhân quyền, về tự do tôn giáo. Tuy nhiên hai nước đang thảo luận với nhau về các vấn đề đó, và cả hai bên phải làm việc để cải thiện các lĩnh vực ấy.”
VOA: Thưa ông, trong một phúc trình, ông có nói rằng cùng với Indonesia, Việt Nam là một trong các quốc gia chủ yếu mà chính phủ Tổng Thống Obama muốn tăng cường quan hệ, trong chính sách của chính phủ Mỹ tập trung vào khu vực Đông Nam Á, xin ông đánh giá đáp ứng của Việt Nam trước thái độ mời gọi đó từ Washington?
Ông Bower: “Tôi tin rằng Việt Nam là một đối tác rất tốt của Hoa Kỳ, nước này đã tỏ thái độ nghiêm túc, và sẵn sàng tham gia. Hai nước đã trao đổi các cuộc thăm viếng cấp cao, kể cả cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Thương mại…
Ông Bower: “Tôi tin rằng Việt Nam là một đối tác rất tốt của Hoa Kỳ, nước này đã tỏ thái độ nghiêm túc, và sẵn sàng tham gia. Hai nước đã trao đổi các cuộc thăm viếng cấp cao, kể cả cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Thương mại…
Điều rõ ràng là Việt Nam tỏ ra cởi mở và thẳng thắn về các quyền lợi của họ. Nói chung, Việt Nam là một đối tác có tiềm năng phát triển quan hệ lâu dài với Hoa Kỳ.”
VOA: Thưa ông, trong năm qua cuộc tranh chấp trong Biển Nam Trung Hoa, biển Đông của người Việt Nam, đã trở thành một điểm nóng trên thế giới. Xin ông nhận định về những hệ quả của các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải đó đối với Việt Nam và khu vực, ông có đề nghị nào khả dĩ có thể giải quyết cuộc tranh chấp đó một cách hòa bình?
Ông Bower: “Rất khó giải quyết một cách hòa bình các cuộc tranh chấp như thế này, nhưng tôi nghĩ rằng điều đã trở nên rõ rệt trong năm nay là, Trung Quốc đứng trước 3 vấn đề, 3 thách thức chủ yếu mà chúng ta cần chia sẻ, bởi vì nếu Trung Quốc không giải quyết được các vấn đề đó thì tôi tin rằng sự ổn định và hòa bình trong khu vực Châu Á-Thái bình dương sẽ bị thách thức. Ba vấn đề đó là: an ninh lương thực, năng lượng và nguồn nước. Trung Quốc cần bảo đảm nguồn cung cấp lâu dài cho các tài nguyên đó. Tôi nghĩ chính vấn đề đó đã làm tăng nỗi lo âu của Bắc Kinh về vấn đề Biển Nam Trung hoa. Tôi nghĩ Việt Nam đã cư xử đúng đắn khi bảo đảm các nước khác nhận thức rõ vấn đề, và đã tìm cách để thu hút sự chú ý của các nước khác đến các vấn đề đó. Mục đích là làm thế nào để Trung Quốc không tìm cách sử dụng thế lực kinh tế mới thủ đắc, để buộc các quốc gia nhỏ hơn phải thương thuyết với họ một cách không cân xứng.”
VOA: Ông khuyên Việt Nam nên làm gì trong thời gian tới để giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa và có lợi nhất cho Việt Nam?
Ông Bower: “Tôi nghĩ Việt Nam nên tiếp tục tập trung vào vấn đề. Tôi tin rằng ASEAN rõ ràng đã chú ý tới cuộc tranh chấp, và Hoa Kỳ, dù không trực tiếp liên quan trong vụ này, cũng tuyên bố rằng giải quyết tranh chấp là điều vô cùng quan trọng đối với an ninh của Hoa Kỳ. Tôi nghĩ Việt Nam nên tiếp tục làm việc và tìm cách giải quyết các vấn đề, không những với Trung Quốc mà còn với các nước ASEAN khác. Có thế thì mới củng cố được hơn nữa nền tảng để mà thương lượng với Trung Quốc trong một cuộc thương thuyết chung cuộc.”
VOA: Thưa ông, đảm bảo các nhu cầu lương thực, năng lượng, nguồn nước của Trung Quốc là trách nhiệm của nước này, hay như ông có ý nói là Hoa Kỳ, ASEAN, và cả Việt Nam nên tiếp tay với Trung Quốc, vì hòa bình và sự ổn định của khu vực?
Ông Bower: “Chắc chắn đó là trách nhiệm của Trung Quốc, nhưng chúng ta đều chia sẻ một phần trách nhiệm để giúp giải quyết các vấn đề này, cho Trung Quốc và cho đất nước chúng ta. Điểm mà tôi muốn nhấn mạnh là khi nào mà Trung Quốc, tự trong thâm tâm, không cảm thấy an ninh trong các vấn đề đó, thì phần còn lại của Châu Á và Thái bình dương sẽ không được an ninh. Điều đó có nghĩa là chúng ta đều có quyền lợi trong việc giúp Trung Quốc cảm thấy tự tin hơn – ở một chừng mực nào đó, trong việc xử lý các vấn đề đó. Đứng từ quan điểm đó thì vâng, tôi cho đó là trách nhiệm chung.”
VOA: Nói tới Trung Quốc và vấn đề an ninh, xin ông cho biết ý kiến về sự hiện diện của các tàu hải quân vũ trang Trung Quốc tuần tiễu trên sông Mekong, trong khi mới đây Trung Quốc cũng tỏ ý muốn sử dụng quần đảo Seychelles trong Ấn độ dương, ông nhận định như thế nào về sự hiện diện của Trung Quốc tại nhiều khu vực trên thế giới như thế?
Ông Bower: “Thành thực mà nói, tôi cho rằng đây là một hành động đánh cuộc có nhiều rủi ro khi mà Trung Quốc điều động các lực lượng tuần tra của họ trên sông Mekong. Dòng sông này là đường huyết mạch của Đông Nam Á.
VOA: Thưa ông, trong năm qua cuộc tranh chấp trong Biển Nam Trung Hoa, biển Đông của người Việt Nam, đã trở thành một điểm nóng trên thế giới. Xin ông nhận định về những hệ quả của các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải đó đối với Việt Nam và khu vực, ông có đề nghị nào khả dĩ có thể giải quyết cuộc tranh chấp đó một cách hòa bình?
Ông Bower: “Rất khó giải quyết một cách hòa bình các cuộc tranh chấp như thế này, nhưng tôi nghĩ rằng điều đã trở nên rõ rệt trong năm nay là, Trung Quốc đứng trước 3 vấn đề, 3 thách thức chủ yếu mà chúng ta cần chia sẻ, bởi vì nếu Trung Quốc không giải quyết được các vấn đề đó thì tôi tin rằng sự ổn định và hòa bình trong khu vực Châu Á-Thái bình dương sẽ bị thách thức. Ba vấn đề đó là: an ninh lương thực, năng lượng và nguồn nước. Trung Quốc cần bảo đảm nguồn cung cấp lâu dài cho các tài nguyên đó. Tôi nghĩ chính vấn đề đó đã làm tăng nỗi lo âu của Bắc Kinh về vấn đề Biển Nam Trung hoa. Tôi nghĩ Việt Nam đã cư xử đúng đắn khi bảo đảm các nước khác nhận thức rõ vấn đề, và đã tìm cách để thu hút sự chú ý của các nước khác đến các vấn đề đó. Mục đích là làm thế nào để Trung Quốc không tìm cách sử dụng thế lực kinh tế mới thủ đắc, để buộc các quốc gia nhỏ hơn phải thương thuyết với họ một cách không cân xứng.”
VOA: Ông khuyên Việt Nam nên làm gì trong thời gian tới để giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa và có lợi nhất cho Việt Nam?
Ông Bower: “Tôi nghĩ Việt Nam nên tiếp tục tập trung vào vấn đề. Tôi tin rằng ASEAN rõ ràng đã chú ý tới cuộc tranh chấp, và Hoa Kỳ, dù không trực tiếp liên quan trong vụ này, cũng tuyên bố rằng giải quyết tranh chấp là điều vô cùng quan trọng đối với an ninh của Hoa Kỳ. Tôi nghĩ Việt Nam nên tiếp tục làm việc và tìm cách giải quyết các vấn đề, không những với Trung Quốc mà còn với các nước ASEAN khác. Có thế thì mới củng cố được hơn nữa nền tảng để mà thương lượng với Trung Quốc trong một cuộc thương thuyết chung cuộc.”
VOA: Thưa ông, đảm bảo các nhu cầu lương thực, năng lượng, nguồn nước của Trung Quốc là trách nhiệm của nước này, hay như ông có ý nói là Hoa Kỳ, ASEAN, và cả Việt Nam nên tiếp tay với Trung Quốc, vì hòa bình và sự ổn định của khu vực?
Ông Bower: “Chắc chắn đó là trách nhiệm của Trung Quốc, nhưng chúng ta đều chia sẻ một phần trách nhiệm để giúp giải quyết các vấn đề này, cho Trung Quốc và cho đất nước chúng ta. Điểm mà tôi muốn nhấn mạnh là khi nào mà Trung Quốc, tự trong thâm tâm, không cảm thấy an ninh trong các vấn đề đó, thì phần còn lại của Châu Á và Thái bình dương sẽ không được an ninh. Điều đó có nghĩa là chúng ta đều có quyền lợi trong việc giúp Trung Quốc cảm thấy tự tin hơn – ở một chừng mực nào đó, trong việc xử lý các vấn đề đó. Đứng từ quan điểm đó thì vâng, tôi cho đó là trách nhiệm chung.”
VOA: Nói tới Trung Quốc và vấn đề an ninh, xin ông cho biết ý kiến về sự hiện diện của các tàu hải quân vũ trang Trung Quốc tuần tiễu trên sông Mekong, trong khi mới đây Trung Quốc cũng tỏ ý muốn sử dụng quần đảo Seychelles trong Ấn độ dương, ông nhận định như thế nào về sự hiện diện của Trung Quốc tại nhiều khu vực trên thế giới như thế?
Ông Bower: “Thành thực mà nói, tôi cho rằng đây là một hành động đánh cuộc có nhiều rủi ro khi mà Trung Quốc điều động các lực lượng tuần tra của họ trên sông Mekong. Dòng sông này là đường huyết mạch của Đông Nam Á.
Kiểm soát dòng sông cực kỳ quan trọng đối với các nước Mekong, tôi rất kinh ngạc về việc Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự tới sông Mekong, dù là để tham gia các cuộc tuần tiễu hỗn hợp, bởi vì có nguy cơ rất cao xảy ra hiểu lầm, dẫn tới người bị thương hay bị giết.
Có nguy cơ nhân dân và chính quyền các nước liên hệ không mấy hài lòng về chuyện cảnh sát Trung Quốc tuần tra kiểm soát người dân nước họ, ngay bên trong ranh giới lãnh thổ của họ. Tôi hiểu Trung Quốc muốn cảm thấy an ninh khi đi lại trên sông Mekong, nhưng theo tôi, chính sách an toàn hơn là hậu thuẫn và tăng sức mạnh cho các lực lượng cảnh sát địa phương và để lực lượng quân đội bản xứ xử lý vấn đề.”
VOA: Hà Nội và các nước ở hạ nguồn sông Mekong khác có phản ứng gì trước sự hiện diện của lực lượng vũ trang Trung Quốc trên sông Mekong?
Ông Bower: “Tôi chưa thấy nước nào phản ứng tiêu cực về sự hiện diện của Trung Quốc. Một số nước đã chấp thuận cho Trung Quốc có mặt trên sông Mekong, có đúng không nào? ”
Ông Bower: “Tôi chưa thấy nước nào phản ứng tiêu cực về sự hiện diện của Trung Quốc. Một số nước đã chấp thuận cho Trung Quốc có mặt trên sông Mekong, có đúng không nào? ”
VOA: Vâng, ít ra có Lào và Thái Lan.
Ông Bower: “Nhưng dù được sự đồng ý của một số nước hạ nguồn đi nữa, nếu là người Trung Quốc, tôi sẽ hết sức thận trọng trước khi quyết định nên tiến xa tới đâu. Giải pháp tốt nhất vẫn là xây dựng và hỗ trợ các lực lượng cảnh sát địa phương, cũng như các lực lượng quân đội và cảnh sát quốc gia để họ thi hành phận sự.”
VOA: Thưa ông, xin ông đánh giá phản ứng của Việt Nam nói chung, trước thách thức do Trung Quốc đặt ra liên quan tới cuộc tranh chấp biển đảo trong Biển Đông? Đôi khi phản ứng đó không mấy nhất quán…Thủ Tướng tuyên bố thế này, Tổng Bí thư Đảng tuyên bố thế khác?
Ông Bower: “Tôi tin rằng về phương diện ngoại giao, Việt Nam đã hành động hiệu quả, và nêu lên vấn đề để thu hút sự chú ý của các nước khác, những quốc gia không có liên hệ trực tiếp trong cuộc tranh chấp.
Tôi tin rằng Việt Nam đã rất khôn khéo và lôi kéo được sự chú ý của ASEAN tới vấn đề. Tôi cũng tin rằng Việt Nam đã thận trọng trong việc cân bằng các nỗ lực của mình và cùng lúc duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, trong khi vẫn đẩy mạnh các nỗ lực của mình, và cùng lúc đào sâu quan hệ với Hoa Kỳ. Không phải nước nào cũng có thể đạt được thành tích ngoại giao đó một cách hiệu quả như vậy.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét