Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Khốn nạn đủ chưa?



Hoàng Thanh Trúc (danlambao) - “Người VN nhạy cảm với TQ không có gì sai, nhưng nhạy cảm trong tâm thế nhược tiểu và bi kịch hóa thì chẳng có gì sáng sủa cả. Muốn thoát khỏi nỗi nhục nhược tiểu thì từng con người phải tự thoát ra khỏi cái tâm thế “nhược tiểu khốn nạn” trong chính bản thân, đừng bao giờ tự khinh bỉ và hạ thấp mình nữa”


Bài Sự cực đoan trong tinh thần nhược tiểu của Trương Thái Du. (nói về sự không hài lòng của tác giả với việc công luận đả kích cờ TQ 6 sao trên lãnh thổ VN) đăng tải trên blog Trương Duy Nhất, Blog có một quan niệm chủ đạo: “Có thể không mới, chưa hẳn đã hay, nhưng là một góc nhìn khác!”.

Năm cùng tháng tận (Dương Lịch) khi mà thời điểm người ta nhận được nhiều lắm những lời chúc phúc lịch sự dễ thương như an ủi cho nhau những phiền muộn năm cũ và khích lệ những ước vọng tươi đẹp hơn trong năm mới thì hơi bất ngờ người ta cũng chạm phải một nỗi “Buồn” mà nó lạnh lẽo không thua gì những cơn gió mùa đông bắc, đầu đông! 

Khi mà gần như 99% dư luận người VN như “sục sôi” với cái ngôi sao thứ 6 đính trên cờ Trung Quốc ở cơ quan nhà nước và tại thủ đô mình mới đây, thì họ không muốn chút nào, khi vô hình chung bị liệt vào những người có “tâm thế nhược tiểu khốn nạn, đừng tự khinh bỉ và hạ thấp mình” bởi những phản ứng như thế, trong nội dung bài viết nói trên. 

Có thể tác giả Trương Thái Du sẽ lập luận, viết như thế có gì sai?, bởi: Hiến chương nhân quyền LHQ, Ðiều19: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.” 

Tuy nhiên, nếu quả tình nói như thế thì sự ngụy biện như trẻ thơ, bởi nội dung bài viết đang quấy rầy chính những người VN yêu nước đang phản ứng, bày tỏ quan điểm bảo vệ sự độc lập của quốc gia mình, không đồng tình với hành vi của nhà nước CHXHCN/VN tự in thêm ngôi “sao” vào quốc kỳ TQ, nó rất phù hợp với điều 19 nói trên, mà trước đó thì đâu có ai bêu riếu đụng chạm gì đến “tên tuổi” của tác giả? 

Có thể tác giả Trương Thái Du không thích sự phản xạ tất yếu và rất tự nhiên bởi tự ái dân tộc như số đông đồng bào mình, nhưng chẳng thể nào lại rất vô tư (hay vô trách nhiệm?) xâm phạm quyền tự do ngôn luận và yêu nước của người khác bằng các từ ngữ khiếm nhã như dạy bảo “lên lớp” cho mọi người phải như thế này hay như thế nọ?, gần như là một sự xúc phạm rất đáng tiếc! không chỉ cho công luận mà còn cho chính vong linh anh hùng tử sĩ, tiền nhân dân tộc mình! 

Tại sao phải nói như thế? giản đơn thôi, học sinh cấp 1 nếu thông minh, động não, nhìn cái lá cờ cũng đã biết xấu hổ rồi! 

Làm thế nào mà một nhân cách hoàn thiện lại có thể can đảm nói với đồng bào mình rằng: không có gì sáng sủa khi: “nhạy cảm trong tâm thế nhược tiểu và bi kịch hóa”, khi mà hàng vạn bàn thờ cha ông con em anh hùng tử sĩ của nhân dân mình đã anh dũng hy sinh tạo nên những chiến công oanh liệt chận đứng bước chân quân TQ xâm lược dọc hàng chục Tỉnh biên giới phía Bắc năm 1988 còn nghi ngút khói hương mà ngoài thực địa thì “Bia Tưởng Niệm” thì bị đục đẻo tan nát có chủ đích cho vừa lòng “láng giềng” như thế này? đây không là “ Bi Kịch” thì theo tác giả là “hài kịch” sao??.

Bia tưởng niệm chiến công bị đục bỏ nội dung quân trung quốc xâm lược 

Và ngay cả Anh Linh, chiến công hiển hách của vị “đại anh hùng dân tộc: Hoàng Đế Quang Trung họ cũng không từ nan……” 
Tấm bia bên trái khắc “Công trạng vua Quang Trung”  (chụp tháng 7-2010)

Đục bỏ bia Công Trạng thay vào là bia “Tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung” nội dung không còn chi tiết chống quân Tàu xâm lược Việt Nam như bia công trạng trước kia. 

Với những hành vi không thể hiện diện trong phạm trù đạo đức như thế này mà hơn tám mươi triệu trái tim Việt đang nguyền rũa thì theo tác giả “cái tâm thế nhược tiểu khốn nạn.” (lời tg: Trương Thái Du) nó thuộc về ai? và các hành vi như thế nếu bản thân “Họ” (những người chủ trương đục Bia) không phải “tự mình hạ thấp xuống để khinh bỉ chính mình” thì ai đây?? Hỏi cũng có nghĩa trả lời ….. 

Không là chân lý, nhưng Hiền Nhân nhắc nhở, ai không nhìn lại quá khứ, coi chừng mù lòa trong tương lai. Khi cơ thể “Mẹ Việt Nam” thẹo vết chưa liền da. 

Sóng bạc đầu Hoàng Sa còn ngậm ngùi gào thét, và theo Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ðại Sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1989) thì: “Trong đàm phán biên giới, họ (Trung Quốc) ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất nơi này. 

Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận. Thực tế trên biên giới,hiện nay ta mất cao điểm 1509 trong huyện Vỵ Xuyên tỉnh Hà Giang, mất mảng đất từ Hữu Nghị Quan đến chợ Tân Thanh. (Hữu Nghị Quan xưa là Ải Nam Quan, 
Nguyễn Trãi đã tiễn cha đến đó, nay còn đâu?). 

Một tọa độ điểm cao quan trọng khác là núi Lão Sơn, phía Việt Nam gọi là Núi Đất, nơi giao tranh năm 1984-1991, và đã mất về tay TQ. Là 1 trong 6 cao điểm chiến thuật, theo Lê Công Phụng trả lời báo Văn Hóa ngày 23/9/2008, khi ký Hiệp Ước Biên Giới Trên Đất Liền năm 1999, CSVN đã nhượng luôn cho TQ với lý do họ đã xây công sự (nghĩa trang…) trên đó rồi?. 

Dân ta nói đất ta mất vào tay Trung Quốc một diện tích bằng khoảng “một tỉnh Thái Bình” (Trích Bauxite Việt Nam). Và Biển Đông, phên dậu ngàn đời, nơi nguồn sống của cả dân tộc VN giờ thì bị TQ áp bức đe dọa triền miên. 
Lính Hải Quân TQ đánh đập ngư dân VN

Thì bỗng nhiên nhà nước CHXHCN/VN lại hân hoan tự nguyện như mơ ước thành một chư hầu, một thành phần dân tộc, một tỉnh thành tự trị của quốc gia láng giềng, mà tự động thể hiện hành vi đính thêm một “ngôi sao” như sự minh danh là chính mình trên quốc kỳ của nước ấy?? 

Một tiền lệ rất hiếm gặp trong bang giao quốc tế song phương, bởi kích thước quốc kỳ của hơn 200 quốc gia lớn nhỏ thành viên LHQ có kích cỡ đều bằng nhau! 

Không phải nhắc lại, cả dân tộc đã biết cái giá phải trả để có được Độc Lập là như thế nào rồi và hơn 1000 năm đô hộ bởi giặc Tàu lịch sử còn ghi rành rành, thì đúng là ở một góc nhìn khác: “Muốn thoát khỏi nỗi nhục nhược tiểu thì từng con người phải tự thoát ra khỏi cái tâm thế “nhược tiểu khốn nạn” trong chính bản thân, đừng bao giờ tự khinh bỉ và hạ thấp mình nữa” để tự nguyện hèn mọn thực hiện các hành vi phi đạo đức như trình tự các sự kiện và hình ảnh nói trên. 

. Bookmark the permalink.

32 Responses to Khốn nạn đủ chưa?


Lê dủ Chân says:
Trách nhiệm của trí thức yêu nước là vạch trần những âm mưu, ngụy biện nham hiểm của bọn trí thức nô tài vong bản này. Đối với nhân dân bọn này còn nguy hiểm hơn bọn lãnh đạo rất nhiều.
Cám ơn bác Hoàng Thanh Trúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét