Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Ai sẽ giúp Kim Dung Ủn nắm quyền hành ?

Ai sẽ giúp Kim Jong Un nắm quyền hành ?

Nguồn : Monde
hdat, X-Cafe lược dịch


Qua lễ tang của Kim Jong-il vào ngày mai thứ tư 28/12, chúng ta có thể đoán được những nhân vật nào sẽ nắm vai trò quan trọng đứng sau kẻ thừa kế trẻ tuổi và còn thiếu kinh nghiệm Kim Jong-Un trong bộ máy quyền lực mới ở BTT.


“Những người này biết rằng họ có lý do để hợp tác với nhau”
Ít ra từ bề ngoài, chúng ta thấy đội ngũ lãnh đạo BTT đang thắt chặt hàng ngũ kể từ cái chết của Kim Jong-il vào ngày 17/12 để đảm bảo cho quyền lực được trao cho người con trai út của ông ta, người còn dưới 30 tuổi và là thế hệ thứ ba của triều đại bắt đầu bởi ông nội của mình là Kim Il-Sung, người sáng lập ra cộng sản Bắc Triều Tiên. 

Nhưng thực ra các quan chức cấp cao này đang tìm cách chiếm cảm tình của người lãnh đạo trẻ, người được đào tạo tại Thụy Sĩ và có cá tính rất ít được biết đến ngoài sở thích cho trượt tuyết, bóng rổ và những bộ phim của Jean -Claude Van Damme.

Không ai dám khiêu khích nhau lúc này, theo các chuyên gia. Giáo sư Andrei Lankov của trường Đại học Kookmin nói : “những người này biết rằng họ có lý do để hợp tác với nhau nếu họ không muốn sự sụp đổ cho tất cả”, khi mà chế độ đang phải đối mặt với một nền kinh tế bị phá sản và dân số bị đói khổ bởi sự hà khắc của nó.

Người cô cố vấn
Ai sẽ cố vấn cho Jong-Un và ông sẽ lắng nghe ai ? “Lúc đầu, người cô Kim Kyong-Hui và ông chồng bà ta Jang Song-Thaek được lựa chọn bởi Kim Jong-il. Tuy nhiên, mức độ tin tưởng vào Jang là một đáng ngờ”, theo ông Ralph Cossa, chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS.

Sau khi Kim Jong-il bị đột quỵ vào năm 2008, ông Jang đã được coi chính thức là người nhân vật thứ hai của chính quyền. Năm ngoái, ông được thăng chức phó chủ tịch của Ủy ban Quốc phòng Quốc gia, một cơ quan đầy quyền lực, và xuất hiện với bộ đồng phục quân đội trên truyền hình quốc gia, một dấu hiệu quan trọng trong một chế độ mà nòng cốt là quân đội. 

Sự nghiệp của ông ta đã trải qua những lúc thăng trầm. Năm 2004, ông ta đã bị cáo buộc tội tham nhũng. Sau khi phải đi làm như một người thợ, giai đoạn “phục hồi” của ông ta được kết thúc năm sau đó. Năm 2007, ông ta là trưởng phòng hành chính của Đảng Lao động (CS), nghĩa là có trong tay bộ máy cảnh sát và tư pháp.

Vào tuổi 65, ông Jang “là yếu tố không ai có thể đoán trước của quá trình tiếp”, lời cảnh báo của ông Ken Gause trong một bình luận cho tạp chí Viện Kinh tế Hàn Quốc. Ông viết tiếp : “Hiện tại ông Jang đóng một vai trò không thể thiếu được cho việc chuyến tiếp quyền lực, nhưng về lâu dài, ông ta sẽ trở thành một trở ngại lớn cho Kim-Jong-Un”. 

Người vợ của ông Jang, Kim Kyong-Hui, 65 tuổi, cũng nằm trong trung tâm quyền lực từ 40 năm. Tháng 9 năm ngoái 2010, bà ta được thăng cấp bậc bốn sao cùng với Jong-un nhằm mục đích tăng củng cố chế độ gia đình trị để chuẩn bị con đường lên nắm quyền của Kim-Jong-Un.

Sự sụp đổ của chế độ khó mà xảy ra
Trong số những người thân cận của Kim-Jong-Un thuộc Hội đồng tối cao mới được thông cáo chính thứ, người ta thấy có hai người của quân đội : O Kuk-Ryol, 80 tuổi, phó chủ tịch của Ủy ban Quốc phòng Quốc gia như ông Jang và Ri Yong-Ho, 69 tuổi, Tham mưu trưởng quân đội.

Nhiều chuyên gia dự đoán một hình thức của lãnh đạo tập thể, ít nhất là trong những ngày đầu. “Kim Jong-Un đầu tiên chỉ chiếm một chức năng biểu tượng. Sau đó, ông ta trở thành nhà độc tài như Cha ông, thì không ai biết “, vẫn theo giáo sư Lankov. Tuy nhiên, một số thì cẩn thận khi không đánh giá thấp Kim-Jong-Un. “Ông ấy có một tính cách khác biệt và là một nhân vật độc lập. Đừng có coi thường ông ta chỉ vì lý do thiếu kinh nghiệm”, theo ông Cheong Seong-Chang, thuộc Hội lý luận Sejong ở Seoul.

Dù cho ai là người đứng đằng sau giật dây đi nưã, theo hầu hết các nhà phân tích, trong mọi trường hợp thì một sự sụp đổ của chế đô khó có thể sảy ra. Nó sẽ vẫn giữ nguyên đường lối. “Kim Jong-il đã chọn những người kế nhiệm dựa theo khả năng của họ tiếp tục con đường mà ông ta đã vạch ra” ông Ralph Cossa viết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét