Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Người dân tìm mọi cách để nói lên sự bất công Gia Minh, biên tập viên RFA 2012-03-19

Người dân tìm mọi cách để nói lên sự bất công

2012-03-19

Thêm người dân khiếu kiện đất đai nhưng không được chính quyền các cấp từ địa phương đến trung ương giải quyết.

RFA screen capture

Ông Nguyễn Thành Thiện trình bày những điều bất công trên mạng internet.

Từ đó họ phải bằng mọi cách để bày tỏ nỗi oan khiên của bản thân và gia đình họ. Trong khi ấy có người kiên quyết đi đòi hỏi quyền lợi chính đáng lại bị cơ quan công an làm việc thường xuyên.

Không giải quyết, khiếu kiện bằng video trên mạng


Một video clip được đưa lên mạng Internet với trình bày của người trong video có tên, số điện thoại và địa chỉ cư trú cụ thể hiện nay nói về tình hình gia đình bị cưỡng chế bất công và người này cho biết nếu chính quyền địa phương vẫn tiến hành cưỡng chế nhà của gia đình ông theo như thông báo vào ngày 20 tháng này thì gia đình ông sẽ có những hành động như gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng hồi ngày 5 tháng giêng vừa qua.

Cụ thể người đàn ông trình bày những điều mà ông này cho là bất công, vi phạm pháp luật đối với gia đình ông cũng như hai gia đình lân cận là ông Nguyễn Thành Thiện, ngụ tại tổ 5, khu Đồng Văn, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Vào chiều ngày 18 tháng 3 ông cho biết:




Tôi hỏi ông phó chủ tịch huyện thì ông ấy nói thực hiện theo chỉ đạo ở trên. Tôi hỏi ông Phạm Hồng Sơn, tổng giám đốc đường Hồ Chí Minh thì ông này nói thu hồi đến đâu làm đến đấy, đâu có tiền để làm hơn; nhưng ông Quang ( phó chủ tịch) vẫn quyết định sẽ cưỡng chế.


Tôi ra huyện, ông trưởng phòng của huyện thông báo miệng nói ngày 20-21. Thế nhưng chưa có công văn. Quyết định ngày 7 tháng 11 năm 2011 cưỡng chế 15 hộ dân để làm đường mà họ đã cưỡng chế 12 hộ rồi, còn gia đình tôi cách mép đường đến 30 mét, mà huyện nói cưỡng chế nốt. Tôi hỏi ông phó chủ tịch huyện thì ông ấy nói thực hiện theo chỉ đạo ở trên. Tôi hỏi ông Phạm Hồng Sơn, tổng giám đốc đường Hồ Chí Minh thì ông này nói thu hồi đến đâu làm đến đấy, đâu có tiền để làm hơn; nhưng ông Quang ( phó chủ tịch) vẫn quyết định sẽ cưỡng chế.

Ông Nguyễn Thành Thiện nêu rõ UBND huyện Chương Mỹ đã không theo đúng trình tự pháp luật khi tiến hành thu hồi đất. Một điểm được ông này nêu ra là chính quyền huyện Chương Mỹ đã sử dụng con dấu hết hiệu lực của tỉnh Hà Tây cũ để đóng vào quyết định bổ sung phương án đền bù. 

Nhiều hộ dân chưa được cấp đất tái định cư mà vẫn bị địa phương cưỡng chế trái với chỉ thị hồi năm 2006 của thủ tướng chính phủ.

Những trình bày của ông Nguyễn Thành Thiện cũng được ông Vương Quang Hiển, một người cũng nằm trong diện sắp bị cưỡng chế, chia xẻ:

Ối giời ơi, huyện đang họp để mai ủi nhà của chúng tôi; đền bù chưa đền bù, các văn bản chả đâu vào đâu mà cứ ủi bỏ nhà chúng tôi. Nhiều hộ bị ủi cách đây bốn tháng trong Tết phải ăn Tết ngoài đường. Chúng tôi gửi đơn lên thành phố, lên thanh tra chính phủ, thủ tướng chính phủ… chẳng ai giải quyết. 

Nông dân ngoại tỉnh phía Bắc biểu tình về đất đai bị mất bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 21/2/2012
Nông dân ngoại tỉnh phía Bắc biểu tình về đất đai bị mất bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 21/2/2012 (ảnh minh họa)
Đường đã thông qua rồi, hè đã có cống rãnh… mà theo thông tin thì họ muốn lấy đất của chúng tôi để chia chác, đuổi chúng tôi đi chỗ khác. Khổ thế đấy.

Ối giời ơi, huyện đang họp để mai ủi nhà của chúng tôi; đền bù chưa đền bù, các văn bản chả đâu vào đâu mà cứ ủi bỏ nhà chúng tôi. Nhiều hộ bị ủi cách đây bốn tháng trong Tết phải ăn Tết ngoài đường. Chúng tôi gửi đơn lên thành phố, lên thanh tra chính phủ, thủ tướng chính phủ… chẳng ai giải quyết. 
ông Vương Quang Hiển

Theo nghị định thì từ tim đường vào là 17 mét 5, mà từ đó vào nhà tôi hơn 20 mét, nhà bên cạnh hơn 30 mét họ vẫn cứ ủi. Các văn bản về kiểm đếm chi tiết đền bù, họ có mà vẫn không giao cho dân. Chúng tôi ra đền tòa án và tiếp dân thành phố thì họ nói sai. Chúng tôi nói sai thì giúp chúng tôi, nhưng họ nói trên làm, huyện nói thực hiện theo trên.. Chúng tôi chả biết kêu ai.

Chúng tôi nêu những điểm vừa nêu ra với ông Đỗ Hồng Quang, phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ kiêm phụ trách việc giải phóng mặt bằng thì nhận được trả lời:

Chúng tôi cưỡng chế từ trong Tết rồi, còn những hộ còn lại vì có đám cưới nên chúng tôi để lại. Còn ba hộ thì ngày mai chúng tôi xử lý nốt, chỉ có thế thôi. Không phải giải thích gì nữa, tất cả mọi chế độ chính sách của người dân đã được thanh tra nhà nước, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trả lời bằng quyết định hết rồi, cơ chế chính sách rõ rồi 

Cưỡng chế đến mốc lộ giới theo quyết định thu hồi đất, mốc giải phóng mặt bằng; còn việc làm đường phụ thuộc theo thiết kế.

 Không phải giải thích gì nữa, tất cả mọi chế độ chính sách của người dân đã được thanh tra nhà nước, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trả lời bằng quyết định hết rồi, cơ chế chính sách rõ rồi 
ông Đỗ Hồng Quang

Việc lấy đất hãy hỏi Ban quản lý Đường Hồ Chí Minh. Đất tái định cư đã có và một số người đã xây nhà ở khu tái định cư rồi. Tiền đền bù là quyền quyết định của UBND của thành phố Hà Nội. Cấp trên của chúng tôi là thành phố Hà Nội, là Ban quản lý Đường Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông- Vận tải, thủ tướng chính phủ. Dân thì nhiều vấn đề, vô cùng ,chiều nay tôi sẽ vào nghe thêm chút nữa và thực hiện thôi.

Còn ông Phạm Hồng Sơn, tổng giám đốc Dự án Đường Hồ Chí Minh có đoạn đang gây khiếu kiện như vừa nêu thì không bắt máy.

Đàn áp , sách nhiễu chỉ gây thêm phẫn uất


Một trường hợp bị mất đất khác phải đi khiếu kiện lâu nay vẫn không được giải quyết đó là của bà Bùi Thị Thành tại phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

dan-oan-vothisau-305.jpg
Hôm 11/01/2012, khoảng 60 dân oan ở các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ cùng dân oan ở Sài Gòn biểu tình ở văn phòng Thanh Tra Chính Phủ tại 201 Võ Thị Sáu, ảnh minh họa
Công an phường Hiệp Bình Chánh gửi giấy mời yêu cầu bà Bùi thị Thành vào lúc 9 giờ sáng ngày hôm nay 19 tháng 3 phải đến tại trụ sở công an để hỏi một số việc có liên quan. Người ký giấy mời là ông Nguyễn Ngọc Hải.

Tuy nhiên đến 9:30 ngày 19 tháng 3 bà Bùi Thị Thành vẫn ở nhà và cho biết:

Tôi đi dạy 20 mấy năm vì tố cáo ra đề cương, đáp án sai thì đuổi dạy tôi một cách vô cớ. Nhà lấy của tôi. Công an không bảo vệ nhân mà không bảo vệ dân, mà cứ tối ngày sách nhiễu, thích ngăn giờ nào thì ngăn, không có tự do dân chủ gì cả. Mất nhà đi đòi thì họ coi như tội phạm.

bà Bùi Thị Thành

Sáng nay tôi tính ra 210 Võ thị Sáu để đòi nhà, công an từ sáng khi ra họ đã chặn từ cửa. Tôi vùng đi và họ đi theo. Khi về nhà họ ập vào đưa giấy mời đến phường làm việc liên quan. Tôi nói tôi không có gì liên quan với công an cả. Tôi đi dạy 20 mấy năm vì tố cáo ra đề cương, đáp án sai thì đuổi dạy tôi một cách vô cớ. Nhà lấy của tôi. Công an không bảo vệ nhân mà không bảo vệ dân, mà cứ tối ngày sách nhiễu, thích ngăn giờ nào thì ngăn, không có tự do dân chủ gì cả. Mất nhà đi đòi thì họ coi như tội phạm.


Được biết bà Bùi thị Thành là người tham gia cuộc tập trung khiếu kiện tại số 210 Võ thị Sáu, thành phố Hồ Chí Minh từ trước tết âm lịch Nhâm Thìn cho đến nay.

Họ là những người dân từ các tỉnh miền Tây, cũng như khu vực thành phố Hồ Chí Minh có những oan khuất về đất đai bị địa phương thu hồi bất công mà khiếu kiện dai dẳng lâu nay từ cấp tỉnh đến trung ương vẫn không được giải quyết.

Dù trong đợt này họ chưa bị bắt đưa về địa phương như đợt hồi năm 2007 và những lần sau đó; nhưng những khiếu nại của họ vẫn không được các cấp có thẩm quyền giải quyết.

Sau khi có kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc thu hồi đất và cưỡng chế sai của chính quyền huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đối với khu đất đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn; nhiều người dân khiếu kiện về đất đai lâu nay hy vọng trường hợp của họ cũng sẽ được giải quyết.

Tuy vậy nhiều vụ việc suốt nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết rốt ráo, nay lại nổi lên những vụ việc mới. 



Video: Tranh chấp đất đai và sự bất bình của nhân dân


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/land-victim-uss-internt-to-fight-03192012064838.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét