BBC Tân Hoa Xã nói Trung Quốc sẽ kiên trì đối thoại để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông |
Trung Quốc đã từ lâu dành tâm huyết xây dựng tình hữu nghị và đối tác với các nước láng giềng, cùng theo đuổi sự phát triển chung và Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này trong tương lai.
Cam kết của Trung Quốc xây dựng quan hệ láng giềng thân thiện, an ninh và thịnh vượng được thể hiện đầy đủ khi phó Chủ tịch Tập Cận Bình đi thăm Việt Nam và Thái Lan tháng 12 năm ngoái.
Chuyến đi này giúp tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc với hai quốc gia này cũng như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asean.
Cũng trong tháng trước, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ở Bắc Kinh và hai nước đã cam kết phát triển mối quan hệ song phương và cùng phối hợp nỗ lực vì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Những sự kiện ngoại giao gần đây đã đóng lại một năm mà Trung Quốc đã có những nỗ lực thật sự trong việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau với các nước láng giềng và đạt được những tiến bộ cùng thắng trong bối cảnh u ám của kinh tế toàn cầu và hỗn loạn chính trị.
Bất đồng chưa giải quyết
Nhiều bất đồng vẫn chưa được giải quuyết, chẳng hạn như tranh chấp ở Nam Hải. Nhưng trong những vấn đề này, Chính phủ Trung Quốc kiên định nguyên tắc đối thoại, hợp tác và hành xử có trách nhiệm vì lợi ích chung của tất cả các bên liên quan.Cách tiếp cận đáng tin cậy của Trung Quốc đã đem lại một số hiệu quả. Chẳng hạn, Trung Quốc và Asean đã thông qua một thỏa thuận hồi tháng Bảy về hướng dẫn thực hiện bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến một bước về phía trước trong vấn đề phức tạp do lịch sử để lại này.
Trong khi đó, chiến lược trụ ở châu Á của Hoa Kỳ, vốn được nhìn nhận rộng rãi như là một nỗ lực cân bằng lại điều mà Washington rêu rao là ‘ảnh hưởng đang lên’ của Trung Quốc trong khu vực, càng làm phức tạp thêm chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc.
Tuy nhiên dù thời thế có đổi thay như thế nào chăng nữa, Bắc Kinh vẫn tiếp tục kiên trì năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình vốn đã chứng tỏ sức sống cùng với thời gian, làm sâu sắc thêm tình hữu nghị và đối tác với các nước láng giềng và phấn đấu cho hòa bình và thịnh vượng chung ở khu vực.
Sự phát triển hòa bình của Trung Quốc không đe dọa bất cứ ai. Như lịch sử đương đại đã chứng minh, Trung Quốc là một động cơ kinh tế mạnh mẽ của khu vực và thế giới và sự tiến bộ của Trung Quuốc đem đến cơ hội cho tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình có cuộc sống tốt đẹp hơn trong một thế giới an bình hơn.
Làm việc với Bắc Kinh
Hơn nữa, cũng giống như Trung Quốc, hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc đều là những nước đang phát triển. Do đó, sự phát triển có vai trò đặc biệt quan trọng và cần được xem là ưu tiên hàng đầu. Chính phủ các nước cần tập trung nâng cao đời sống người dân.Vì vậy, các nước láng giềng của Trung Quốc có ích lợi rất lớn và rất nên làm việc cùng với Bắc Kinh để thúc đẩy mối quan hệ và hợp tác tiến về phía trước và đem lại những lợi ích thiết thực đến cho những ngườii dân cả bên trong lẫn bên ngoài lãnh thổ của họ.
Những gì xảy ra trong qúa khứ cũng chứng tỏ rằng Trung Quốc và các nước láng giềng có ý chí, sự khôn ngoan và khả năng tự mình giải quyết bất đồng. Chỉ cần các nước theo ánh sáng đối thoại và hợp tác giống như Trung Quốc thì lúc nào cũng sẽ có cách giải quyết mọi vấn đề.
Vào thời điểm chuyển giao năm mới, đặc biệt có ý nghĩa khi nhắc lại câu nói của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong bài diễn văn tại lễ khai mạc nghị thường niên của Diễn đàn Bác Ngao về châu Á năm 2011: ‘Trung Quốc luôn là láng giềng tốt, người bạn tốt và đối tác tốt của các quốc gia châu Á khác’.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/01/120103_china_neighbourhood_diplomacy.shtml
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét