Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Gửi anh la thăng, mong anh thăng sơm sớm...cho dân nhờ

Ơ hay, mới lo được chứ Bộ Trưởng GTVT chẳng có bao lâu mà đã nghĩ được cái chiêu thức thu thuế của dân để tham ô nữa rồi !!! Số tiền đó sẽ được dùng để làm gì? Ích nước lợi dân ??? Hay lại chui vào túi của mấy quan tham để chia chác ? Có dám công khai tài chính cho dân biết không ? Hay lại giống vụ khai thác dầu mỏ ngoài biển khơi bao nhiêu năm nay, chả biết số tiền thu hoạch từ những giếng dầu là bao nhiêu, được sử dụng vào việc gì, chả thấy ai nói năng gì cả?

Bây giờ lại đẻ thêm ra ông mắc ma Đinh La Thăng này nữa, chả thấy làm được trò ma gì cả, toàn tuyên bố um sùm, lảm nhảm. Dân Việt lại gặp đại nạn rồi. Thăng ơi là Thăng, biến đi cho dân nhờ, Thăng ơi là Thăng !!!


++++++++++++

Gửi anh la thăng, mong anh thăng sơm sớm...


"""Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, việc đề xuất thu phí lưu hành phương tiện cá nhân và thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm được căn cứ vào các Nghị quyết, Nghị định của Quốc hội, của Chính phủ về những giải pháp đồng bộ nhằm chống ùn tắc và kiềm chế tai nạn giao thông, trong đó có hạn chế phương tiện cá nhân bằng các giải pháp kinh tế đã có từ lâu, bây giờ chỉ là đề xuất của Bộ GTVT để đưa vào triển khai cụ thể.""""

http://dantri.com.vn/c20/s20-553572/bo-truong-gtvt-phai-nop-phi-luu-hanh-moi-duoc-di-xe.htm

Như anh tuyên bố rằng phí lưu hành xe cộ để nâng cấp hạ tầng cơ sở , một năm xe gắn máy lên triệu đồng, xe hơi cho trung bình cộng thì là 30 triệu đồng , vậy thì mỗi năm anh thu cái phí lưu hành này lên chừng : 140 ngàn tỷ ( xe hơi 4 triệu cái xe gắn máy 20 triệu cái) chưa kể phí vào trung tâm nội đô đô thị đặc biệt, đổ đồng ra trên đầu dân trừ ra cái đám bự chảng các anh cho là 500.000 tên, dân số việt nam còn là 86 triệu 300 ngàn người thì mỗi người chịu gánh phí trên đầu kể cả trẻ sơ sinh chỉ biết ăn với ngủ ỉa là: 1.622.247 đồng trên đầu người.


Số thu này được các anh hợp thức hóa như một thứ thuế thân rồi, thế là dân chúng nơi thiên đường này sẽ phải đóng góp nuôi các anh bao gồm : Thuế Thu nhập cá nhân, phí giao thông đường bộ tính vào xăng, phí sử dụng đường, thuế xăng dầu...nói chung là tạp chủng thuế cứ thế bổ lên đầu dân chịu. Với những loại như anh thì 1 triệu sáu chả đáng bát phở Kobe mà các anh đớp đâu , nhưng với trẻ sơ sinh nó là tiền sữa của bé hai tháng, với ông già bà cả nó là tiền bồi dưỡng tí thịt cá trong vài tháng, với người nghèo chỉ có cái xe duy nhất kiếm cơm thì là thu nhập của họ trong tháng trời- Các anh ăn thế thấy nó ngon không? Có no không các anh? Các anh có sợ ông trời quả báo tới năm đời bảy kiếp của nhà anh tiếp theo nữa không?


Các anh có dám mình bạch hóa số thu này chi dụng làm gì cho dân biết không? Các anh có dám dùng số thu này để thề rằng sẽ không còn tai nạn thương tâm xảy ra nữa không? Các anh có dám dùng nguồn thu này để chi không điều kiện cho các vụ tai nạn xảy ra mà bồi thường hay điều trị cho nạn nhân, gia đình họ không? Các anh có dám thề rằng có số thu này làm cho đường xá sẽ thông thoáng an toàn không? Các anh dám trả lời cho tôi một câu xác định với con số cụ thể không?


Nhà nước vẫn kêu la rằng tai nạn làm cho nhà nước mất đi hàng trăm tỷ đồng, xin lỗi nghe chẳng lọt tai tí nào vì nạn nhân phải tự trả chi phí chạy chữa hay mai táng hay sửa chữa, nhà nước có trả đồng nào cho dân từ đó đến giờ đâu! Ngay cả làm đường xá duy tu hạ tầng chỉ nay làm mai hư có thằng khốn nạn nào đền? Mà rõ là nhà nước làm gì có nguồn thu ngoài nguồn thu từ sức lao động của dân để nộp thuế? Thu từ dầu mỏ, khoáng sản tài nguyên cũng là rút đi tài sản để dành của dân, của tương lai con cháu mà ăn dần, các anh đừng nhầm lẫn là của các anh...dân chỉ bị các anh giành quyền quản lý tài nguyên đất nước vậy mà các anh cứ tưởng như của nả trong nhà các anh vậy.


Chướng tai gai mắt quá đi mấy anh ậ! Anh Thăng ạ, phận tôi dân đen đít nhám cũng rất mong mỏi đất nước này tiến bộ giàu sang, nhưng các anh mà không thăng sơm sớm thì đất này tàn mất!

Facebook Ho Lan Huong



+++++++++++++++++++++


XEM THÊM NHỮNG PHÁT BIỂU TÀO LAO CỦA THĂNG :-l

BỘ TRƯỞNG ĐINH LA THĂNG: Thu phí lưu hành ô tô, xe máy để đảm bảo công bằng


Xuất bản: 09:23, Thứ Tư, 04/01/2012, [GMT+7]
.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng khẳng định như vậy khi nói về chủ trương thu phí lưu hành ô tô, xe máy và phí ô tô vào trung tâm giờ cao điểm do bộ đề xuất lên Chính phủ, tại cuộc họp báo của Bộ GTVT chiều 3-1.


Thưa Bộ trưởng, hiện nay ô tô và xe máy đã chịu nhiều loại phí. Quỹ bảo trì đường bộ mà Bộ GTVT đã trình Chính phủ cũng có phương án thu phí bảo trì đường bộ theo đầu ôtô và xe máy. Người dân lo ngại một phương tiện chịu quá nhiều loại phí?

- Phí lưu hành và phí bảo trì đường bộ hoàn toàn khác nhau. Phí bảo trì bảo dưỡng dùng duy tu sửa chữa đường. Quỹ bảo trì nếu được ban hành chỉ đáp ứng 70-75%, còn lại ngân sách duy tu sửa chữa vẫn chi 25-30%. Việc thu phí lưu hành có hai mục tiêu: giảm phương tiện cá nhân và dùng tiền thu phí đầu tư cho cải tạo, nâng cấp hạ tầng và giải pháp giảm ùn tắc, tai nạn. Đây là các giải pháp kinh tế quan trọng mà các nước đã làm rất lâu rồi. Nhiều nước như Anh, Thụy Điển còn áp dụng thu phí tắc nghẽn giao thông.
*
Ông Đinh La Thăng tại buổi họp báo - (Ảnh: Tuấn Phùng)



Đây là giải pháp để đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Bởi những người đi ô tô, xe máy phải nộp phí để cùng Nhà nước đầu tư tái tạo hạ tầng giao thông. Người nghèo đi bằng phương tiện công cộng. Còn người có tiền đi xe máy, ô tô phải đóng góp để đầu tư hạ tầng.

Cũng có ý kiến xe máy dành cho người nghèo nhưng với xe máy chúng tôi chỉ đề xuất thu 500.000 đồng/xe/năm với xe dưới 175 phân khối. Như vậy, mỗi tháng thu chưa đến 50.000 đồng. Còn loại xe trên 175 phân khối hầu chỉ dành cho người chơi bời thôi. Người bình thường không đi loại xe đó.

Theo Bộ trưởng, thu phí lưu hành đến bao lâu thì giảm được ùn tắc và tai nạn giao thông? Nếu không giảm có trả lại tiền cho người dân không?

- Hỏi có hết được tai nạn không thì câu hỏi này rất khó. Cuộc sống còn phát triển, còn đi lên thì còn tai nạn giao thông. Bao giờ Trái đất ngừng quay mới hết tai nạn giao thông. Những nước như Mỹ, Anh tiên tiến hiện đại như vậy nhưng chưa bao giờ người ta khẳng định hết tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông cả.

Nhiều nhà báo nói giải pháp này không đồng bộ thì đúng nhưng phải chờ mới có giải pháp đồng bộ, mà chờ không bằng hành động. Cho nên thông điệp của Thủ tướng và ngành giao thông trong Năm an toàn giao thông 2012 là “Hành động, hành động và hành động”. Quan điểm của Bộ GTVT là hành động khẩn trương, quyết liệt và hiệu quả.

Hiện nay phương tiện công cộng chưa đáp ứng đủ, nếu thu phí lưu hành thì người dân vẫn chấp nhận đóng phí và đi xe máy. Nhiều chuyên gia cho rằng giải pháp thu phí lưu hành chỉ tăng nguồn thu chứ chưa giảm ùn tắc. Bộ trưởng nghĩ thế nào?

- Thu phí lưu hành phương tiện cũng là một phần chống ùn tắc, hạn chế tai nạn. Cùng với nó, Chính phủ, ngành giao thông tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, đầu tư phương tiện vận tải công cộng.

Nhiều bạn đọc hỏi nếu Bộ trưởng có thu nhập 3 triệu đồng/tháng, đi xe máy rẻ tiền Bộ trưởng có nộp phí lưu hành không?

- Bản thân tôi sẵn sàng nộp.

Khi mới nhậm chức, Bộ trưởng có nói việc giải quyết ùn tắc, tai nạn giao thông không phải như ra đường nhìn thấy một cô gái đẹp mặc áo gì thì về mua cho vợ mà phải làm tùy theo tình hình của mình. Bộ trưởng nói nghiên cứu kinh nghiệm các nước thu phí để hạn chế xe cá nhân. Các nước hạ tầng tốt hơn Việt Nam, bộ trưởng áp dụng cách của họ có hợp lý không?

- Cái đó là tham khảo chung các nước thế giới chứ không áp dụng máy móc. Chúng tôi có xem xét từng điều kiện một, tham khảo những giải pháp của họ để áp dụng. Kể cả họ có áp dụng cái đó vẫn có ùn tắc, vẫn tai nạn chứ không hết hoàn toàn nhưng sẽ có những hạn chế, giảm thiểu được.

Hiện nay việc cháy nổ xe máy, ô tô xảy ra rất nhiều nhưng chưa cơ quan nào chịu trách nhiệm?

- Sau khi có các vụ cháy xe máy, chúng tôi yêu cầu Cục Đăng kiểm báo cáo làm rõ trách nhiệm thuộc về ai. Đúng là hiện nay không thuộc ai cả, chứng tỏ có một khoảng trống về pháp luật. Chúng tôi có giao Cục Đăng kiểm từ năm 2012 trở đi đã cháy ô tô, xe máy là phải có người chịu trách nhiệm. Mà ngành GTVT là cơ quan quản lý nhà nước phải chịu trách nhiệm, cụ thể là Cục Đăng kiểm. Cục Đăng kiểm phải hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để xác định rõ trách nhiệm đăng ký, đăng kiểm, kiểm soát phương tiện khi sản xuất thế nào, lưu hành thế nào. Chúng ta không mong muốn cháy nổ xảy ra nhưng khi xảy ra cần phải có một chỗ để chịu trách nhiệm.
Sau khi xảy ra các vụ cháy nổ xe, chúng tôi đã đề nghị ngành công an cung cấp thông tin khi có cháy xe để có giải pháp. Hai là cần tăng cường quản lý với cơ sở bảo hành, sửa chữa. Cần quy định tiêu chuẩn cơ sở bảo dưỡng, nhất là đại lý của các hãng lớn. Cuối cùng là ban hành thêm các tiêu chuẩn chống cháy của vật liệu lắp trong ôtô xe máy.

Chúng tôi lấy từ Viện Khoa học hình sự số liệu cháy nổ như sau:

- Với xe máy: nguyên nhân hình sự có một xe (chiếm 2,3%), chập điện năm xe (11,6%), va chạm hai xe (4,6%), cháy tại khu để xe có ba xe (6,9%), cố ý đốt xe một vụ, chưa rõ nguyên nhân 31 vụ (72%).

- Với ôtô: chập điện ba xe (6%), va chạm: hai xe chiếm 4%, tiếp xúc vật dễ cháy bốn xe (8%), để tại khu để xe có 14 (28%), nghi ngờ đốt xe có hai xe (4%), còn lại chưa rõ nguyên nhân.

Ông Trịnh Ngọc Giao (cục trưởng Cục Đăng kiểm VN)


Tuấn Phùng
Tuổi Trẻ



+++++++++++++++++++++++++++++++++++

ĐỀ XUẤT THU PHÍ Ô TÔ, XE MÁY: Thêm gánh nặng cho người dân



Xuất bản: 14:38, Thứ Ba, 03/01/2012, [GMT+7]
Cập nhật: 09:36, Thứ Tư, 04/01/2012, [GMT+7]
Đề xuất thu phí lưu hành từ 500.000 – 1 triệu đồng/năm đối với ô tô, xe máy làm nhiều người lo lắng.


Việc Bộ GTVT đề xuất thu phí lưu hành từ 500.000 – 1 triệu đồng/năm đối với ô tô, xe máy đã gặp phản ứng.

Đề xuất vội vàng

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Mạnh Hùng , Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng đề xuất của Bộ GTVT cần phải được xem lại bởi không thể lấy mục tiêu giảm ùn tắc giao thông để đặt thêm gánh nặng lên vai người dân. “Đây là vấn đề lớn nên Bộ GTVT cần lấy ý kiến của dư luận trước khi đề xuất” - ông Hùng nói.  Theo ông Bùi Danh Liên , Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội, đề xuất của Bộ GTVT là vội vàng.
*
Đề xuất thu phí lưu hành xe cá nhân của Bộ GTVT đã gặp phản ứng từ các chuyên gia giao thông. (Ảnh: Tấn Thạnh)



Theo tờ trình số 8868 do Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng  ký trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về việc bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân ở Việt Nam và phí ô tô đi vào trung tâm TP giờ cao điểm, người sử dụng xe máy sẽ phải đóng khoản phí lưu hành từ 500.000 – 1 triệu đồng/năm.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, số lượng xe máy đang lưu thông tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ có thể lên tới cả chục triệu chiếc. Việc thu một khoản tiền lớn như thế vô hình chung biến xe máy trở thành đối tượng chịu khá nhiều loại phí. “Chưa kể phí đăng ký, biển số, trước bạ (cả ô tô và xe máy) đều đã tăng rất cao so với trước đây, kể từ ngày 1-1-2012, hai phương tiện này còn tiếp tục chịu thuế bảo vệ môi trường được tính vào giá xăng dầu và có thể cả phí bảo trì đường bộ đã được Bộ GTVT trình Chính phủ phê duyệt” - ông Hùng liệt kê.

Chỉ cần nhẩm tính sơ sơ, nếu các loại phí ông Hùng liệt kê đều được phê chuẩn thì những người đang sử dụng xe máy phải bỏ ra khoảng hơn 1 triệu đồng/năm. Nếu sử dụng các dòng xe đắt tiền và có phân khối càng lớn, ít nhất cũng phải bỏ ra gần 2 triệu đồng.

Luật sư Thái Văn Chung , Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa Tp.HCM, cho rằng ở vào thời điểm giao thông công cộng ở Hà Nội, Tp.HCM còn bị chê nhiều hơn khen, việc thu thêm  phí đối với xe máy khó tạo được sự đồng thuận.


Cân nhắc dựng trạm thu phí


Ông Bùi Danh Liên  cho biết thế giới xác định ô tô là đối tượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới giao thông tại các đô thị và các nước đã đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế xe cá nhân. Theo đó, ngoài việc phát triển mạnh hệ thống vận tải hành khách công cộng, họ còn tăng phí trước bạ, biển số xe, đăng ký xe…

Với điều kiện hạ tầng giao thông ở nước ta hiện nay, ông Liên lo ngại việc dựng trạm thu phí đối với ô tô sẽ khiến tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và Tp.HCM thêm trầm trọng. “Cần triển khai thu phí qua thẻ ATM như các nước đang làm. Người sử dụng ô tô phải có thẻ ATM và được hệ thống máy móc đặt tại các cửa ngõ tự động trừ tiền từ tài khoản sau khi ghi nhận ô tô chạy vào giờ cao điểm. Hà Nội có rất nhiều hướng vào trung tâm TP và thường xuyên xảy ra tắc nghẽn khá nghiêm trọng vào giờ cao điểm. Dựng thêm trạm thu phí ở các cửa ngõ chắc chắn sẽ khiến ùn tắc thêm trầm trọng” - ông Liên phân tích.

Một thực tế nữa là số lượng rất lớn những người đang sống ở trung tâm TP có ô tô nhưng lại đi làm ở khu vực ngoài trung tâm. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, phải tính toán thế nào đối với đối tượng này để không gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề kinh tế. Đó là chưa kể việc bảo đảm lưu thông hàng hóa trong khu vực nội thành hiện nay phụ thuộc rất lớn vào lực lượng xe tải nhỏ, nếu thu phí quá cao sẽ đẩy giá thành các loại hàng hóa lên cao.

Mức thu do địa phương quy định

Bộ GTVT đề xuất thu phí các loại ô tô đi vào trung tâm TP giờ cao điểm và miễn phí với các loại xe công, xe buýt. Giờ cao điểm được Bộ GTVT xác định buổi sáng từ 6g - 8g30p, buổi chiều từ 16g - 19g (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Việc thu phí thực hiện tại khu vực nội thành thông qua các trạm thu phí ô tô và chỉ thu chiều vào với mức dự kiến là 30.000 đồng/lượt đối với ô tô chở người đến 7 chỗ và 50.000 đồng/lượt đối với các loại ô tô còn lại (xe tải, xe chở người hơn 7 chỗ…). Khu vực và mức thu cụ thể giao UBND cấp tỉnh quy định trên cơ sở nghị quyết của HĐND cho phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và yêu cầu giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ở địa phương.


Thế Kha
NLĐ


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Đi ô tô, xe máy bị đề xuất thu hàng chục triệu đồng/năm


Xuất bản: 16:30, Thứ Bảy, 31/12/2011, [GMT+7]
Ngày 30/12, Bộ GTVT cho biết, Bộ trưởng Đinh La Thăng  vừa ký tờ trình Chính phủ đề xuất việc thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.

Theo đó, mức phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ được thu như sau: ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi chở xuống (kể cả xe vừa chở người, vừa chở hàng), loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống chịu mức phí 20 triệu đồng/năm; loại có dung tích xi lanh trên 2.000cm3 đến 3.000cm3 có mức phí 30 triệu đồng/năm; loại có dung tích xi lanh trên 3.000cm3 có mức phí 50 triệu đồng/năm.
*
Các thành phố lớn sẽ áp dụng thu phí lưu hành phương tiện giao thông vào giờ cao điểm?



Mô tô, xe máy (xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh) cũng không ngoại lệ tạiHà Nội, Tp.HCM , Đà Nẵng , Cần Thơ  và Hải Phòng . Theo đó, loại có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 sẽ chịu mức phí 500 nghìn đồng/năm; loại có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, mức phí 1 triệu đồng/năm.


Bộ GTVT cũng đề xuất mức thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm với đối tượng thu là ô tô các loại (chỉ miễn thu phí đối với các loại xe công và ô tô buýt). Thời gian thu phí là giờ cao điểm, buổi sáng từ 6 đến 8g30p, buổi chiều từ 16gđến19g hàng ngày (trừ thứ 7, chủ nhật và ngày lễ).

Việc thu phí thực hiện tại khu vực nội đô thành phố, thu qua các trạm thu phí ô tô và chỉ thu chiều vào, mức thu dự kiến 30 nghìn đồng/lượt đối với ô tô chở người đến 7 chỗ ngồi và 50 nghìn đồng/lượt đối với các loại ô tô còn lại (xe tải, xe chở người lớn hơn 7 chỗ ngồi…).

Đình Thắng
Tiền Phong
  
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét