(Lòng Tin: Lạc Quan & Chủ Động)
Thư Ngỏ gửi một người bạn đã Sẵn Sàng
Bạn thân quí, trong những đắn đo dè dặt tự nhiên về sự sinh tồn của chính mình, tôi thực sự rúng động khi nghe bạn nói “Tôi đã sẵn sàng !”
Bạn đang gánh chịu nhiều phiền nhiễu liên tục những ngày tháng qua. Rồi cũng đã nhìn thấy các bạn đồng hành từng người bị bắt cóc một cách thô bạo và nhấn chìm gia đình họ trong khổ lụy. Bạn biết rõ sắp sửa đến lượt mình?! Thế mà bạn vẫn thản nhiên khẳng quyết “... đã sẵn sàng” và đề nghị tôi chia sẻ kinh nghiệm để biết cách đối đầu và đứng thẳng trước nghịch cảnh...
Đáp ứng hoàn cảnh thôi thúc của bạn bằng sự im lặng lạ kỳ, tôi rất áy náy; không phải chỉ vì sự trải nghiệm của riêng mình quá nhỏ nhoi so với những người mà chúng ta hằng kính phục và biết ơn. Điều đã khiến tôi nghẹn lời chính là vì vui mừng khi chợt nhận ra rằng hiện nay có khá nhiều người “bình thường như bạn-và-tôi” đang muốn chọn tư thế sẵn sàng đón nhận và bước tới - đối diện với cái Ác.
Tôi và Bạn sẽ không tiếp tục phân tích các bài học lớn mà cả hai chúng ta đều ngưỡng phục như: lời lẽ đanh thép
của Ls Lê Thị Công Nhân trước ngày bước vào nhà tù nhỏ; nụ cười khinh mạn
của Bs Lê Nguyên Sang khi rời phòng xử với còng số 8 trên đôi tay; thái độ chững chạc và hiên ngang
của Ts Cù Huy Hà Vũ bao quanh bởi lũ sói rừng; hoặc công thức Chiến Thắng trong trại giam
của Lm Nguyễn Văn Lý: “vô úy, vô cầu, vô thủ, vô ngã, vô biệt => Vô Địch”; và còn nhiều nữa ...
Ở đây, chúng ta sẽ cùng trao đổi một phương cách đơn giản và dễ nhớ phù hợp hơn với năng lực bình thường của Bạn và Tôi để thực sự sống trọn vẹn trong những ngày bão táp sắp tới.
của Ls Lê Thị Công Nhân trước ngày bước vào nhà tù nhỏ; nụ cười khinh mạn
của Bs Lê Nguyên Sang khi rời phòng xử với còng số 8 trên đôi tay; thái độ chững chạc và hiên ngang
của Ts Cù Huy Hà Vũ bao quanh bởi lũ sói rừng; hoặc công thức Chiến Thắng trong trại giam
của Lm Nguyễn Văn Lý: “vô úy, vô cầu, vô thủ, vô ngã, vô biệt => Vô Địch”; và còn nhiều nữa ...
Ở đây, chúng ta sẽ cùng trao đổi một phương cách đơn giản và dễ nhớ phù hợp hơn với năng lực bình thường của Bạn và Tôi để thực sự sống trọn vẹn trong những ngày bão táp sắp tới.
Phương cách ấy chúng ta đã thường nhắc nhở nhau trong sinh hoạt hằng ngày đó là: sống với Lòng Tin, suy nghĩ Lạc Quan, và giành thế Chủ Động. Ba yếu tố này hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau; trong đó, yếu tố Lòng Tin là nền tảng. Nay đã đến lúc chúng ta cùng ứng dụng trong đoạn đời cam go và nhiều ý nghĩa trước mặt.
***
Hẳn bạn còn nhớ châm ngôn người hướng đạo sinh là SẮP SẴN (Be Prepared), có nghĩa là chúng ta luôn trong trạng thái SẴN SÀNG về cả Tinh Thần lẫn Thể Chất để hành động hiệu quả nhất trong mọi tình huống.
Về Tinh Thần, ta sẽ đọc lại các bài Lòng Tin để ngẫm nghĩ sâu xa hơn nữa về tác dụng tích cực của đức tin; bài Dẫn Đường để hiểu rõ nguyên nhân và ý nghĩa đích thực của sự dấn thân, ta sẽ tiến lên phía trước với khoảng cách xa nhất của mình chứ không phải nhằm chiếm vị trí hàng đầu; bài Loài Ngỗng Trời để tận hưởng hạnh phúc của tình đồng đội.
Về Thể Chất, nên tập ăn uống điều độ, tinh khiết, đơn giản cùng với việc tập thể dục đều đặn để gia tăng sự dẻo dai của cơ thể. Ngoài ra, mỗi ngày bỏ ra ít nhất 30 phút “tĩnh tâm” bằng bất cứ phương pháp nào: thở, thiền, yoga, tịnh khẩu, niệm, cầu nguyện, ... để tự nó phủi sạch mọi tác động tiêu cực của ngoại cảnh. Trong tương lai gần, chúng ta sẽ có rất nhiều thì giờ để thực tập những điều này.
Khi lọt vào tay Công An Điều Tra hay Quản Giáo trại giam, họ sẽ dùng rất nhiều kỹ thuật tàn độc đã được huấn luyện kỹ lưỡng nhằm đánh sập sức chịu đựng của chúng ta về tinh thần và thể chất! Một cách tổng quát, trong phòng điều tra (hay ở một căn phòng kín đáo nào đó) họ sẽ tự chia thành hai nhóm “kẻ Ác người Thiện” và có lúc thật đông người bao xung quanh bằng nhiều loại “thông tin không thể kiểm chứng” để truy tìm những điểm yếu nhất của ta mà khai thác. Sẽ có nhiều lúc ta bị ép buộc chịu: đói, khát, lạnh, nóng, dơ bẩn, khó thở, mệt mỏi, đau đớn, ... sinh ra cô đơn, thất vọng, lo sợ, tức giận, hoảng loạn, ... để nương theo đó hạ gục chúng ta bằng những lời “phủ dụ hay hăm doạ”.
Có cách nào vượt qua và đứng vững trước tất cả những bức ép đó hay không?
- Có. Đã có nhiều người vượt qua và đứng vững. Họ có thể đã vượt qua giai đoạn thẩm vấn mà không bị một ngày tù nào hoặc có người vẫn còn hiện diện trong trại giam; nhưng họ là người chiến thắng. Họ là những kẻ Dẫn Đường và mỗi chúng ta sẽ là những người dẫn đường kế tiếp. Đây là một thực tế chứ không phải là một hy vọng và thuộc phạm trù lòng tin.
Kiên trì và sắt đá với “lòng tin”, từng bước mỗi ngày sẽ sinh ra “lạc quan”. Từ lạc quan dễ trở nên tỉnh táo để “chủ động” trong mọi tình huống. Và cuối cùng, khi chủ động sẽ dễ đạt được những thành quả để củng cố “lòng tin”.
Tự tên gọi của ba yếu tố này đã chất chứa đầy đủ ý nghĩa, chúng ta chỉ minh hoạ thêm chút ít trong khuôn khổ của mục tiêu “bảo vệ Lý Tưởng” dưới sự đàn áp tùy tiện của công an.
1. Lòng Tin: sống với Lòng Tin.
Không một ai có thể thay đổi quá khứ, nhưng với sự chọn lựa điều để đặt niềm tin chúng ta đã phần nào định đoạt được tương lai.
“Lòng tin không phải là hy vọng, lòng tin sinh ra hy vọng”. Vậy nên tin vào điều gì?
“Lòng tin không phải là hy vọng, lòng tin sinh ra hy vọng”. Vậy nên tin vào điều gì?
- Tin rằng: những việc mình đã/đang/sẽ tiếp tục làm là Đúng. Những việc nhằm “Xoá cái Ác - Xây cái Thiện” là phù hợp với lương tâm của chính mình và góp phần cho tương lai tốt đẹp của nhiều người.
- Tin rằng: đồng đội luôn tìm cách bảo vệ mình và quan tâm chăm sóc đến thân nhân mình; hơn nữa, chính mình cũng có đầy đủ năng lực để bảo vệ đồng đội. Trong tinh thần của loài ngỗng trời, dĩ nhiên chúng ta sẽ sát cánh bên nhau khi khó khăn.
- Tin rằng: đấng Toàn Năng mà mình thờ kính đang hiện diện bên cạnh và nâng đỡ mình cho tận đến lúc an lành. Chỉ cần kiên trì bước tới và tìm chỗ dựa tinh thần nơi Người.
- Tin rằng: những khổ lụy đang gánh chịu vừa là thử thách vừa là cơ hội để trả ơn cho những gì mà mình từng tôn vinh hoặc thừa hưởng.
Bạn và Tôi đều tin rằng: chỉ cần một trong những Niềm Tin nêu trên thôi cũng đủ sức mạnh để dời một ngọn núi.
2. Lạc Quan: suy nghĩ Lạc Quan.
Làm sao có thể lạc quan được trong một hoàn cảnh cực kỳ khắc nghiệt như vậy !? Được chứ. Đây chỉ là cách nghĩ nửa ly nước đầy hay nửa ly nước vơi. Hãy nhìn nửa dưới của cái ly, phần cần nhìn - ta sẽ có nửa ly nước đầy.
- Bọn chúng đông quá, hùng hổ liên tiếp vặn hỏi mình. * May quá, mỗi lần mình chỉ có thể trả lời có một người. Mình cứ từ tốn mà nói để chúng nó sốt ruột chờ (kinh nghiệm Người Buôn Gió)
- Tên này có vẻ trịch thượng, quát tháo mắng nhiếc mình thậm tệ. * À, thế là mình có cơ hội làm vẻ giận dữ, ngưng làm việc, tạm nghỉ ngơi, ... để chúng đổi tên khác vào thay.
- Ô hay, hắn lại dám đánh mình. * Lý luận với nắm đấm, vậy là chúng bế tắc rồi đấy. Đau thật, nhưng không gẫy cái xương nào. Quốc tế sẽ có thêm một bằng chứng để áp lực về nhân quyền tại Việt Nam.
- Cơm tù ngày nào cũng vài cọng rau với nước. * Có cơm ăn là tốt rồi, biết bao nhiêu người ngoài đời đang quần quật bở hơi tai mới kiếm được bát cơm.
- Đúng là “nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”. * Chưa bao giờ mình lại có nhiều thời gian như thế này để tập thể dục rèn luyện thân thể, tĩnh tâm suy ngẫm về những ước mơ, về các kế hoạch dở dang ... và ôn lại các kỷ niệm tốt đẹp với người thân và bằng hữu.
Chắc chắn một ngày nào đó, mình sẽ trở về nhà với mọi người bằng nụ cười rạng rỡ mà không phải ân hận với bất cứ ai về bất cứ điều gì.
Chắc chắn một ngày nào đó, mình sẽ trở về nhà với mọi người bằng nụ cười rạng rỡ mà không phải ân hận với bất cứ ai về bất cứ điều gì.
Nói tóm lại, bị bỏ đói đỡ khổ hơn bị cùm; cùm một chân sướng hơn cùm hai chân; cùm hai chân tốt hơn phản bội với Lòng Tin của chính mình, thoải mái hơn là làm hại đồng đội, đỡ phải ân hận suốt đời với chính mình.
Trong mọi tình huống ta đều có thể suy nghĩ lạc quan. Khi lạc quan, không phải chúng ta tự che mắt mình để thụ động chịu đựng; mà chính là tìm ra niềm hứng khởi để vượt qua khó khăn, sáng suốt cho những hành động sau đó và chuẩn bị cho niềm hạnh phúc của chiến thắng trong tương lai. Chiến thắng chính mình là chiến thắng vinh quang nhất.
3. Chủ Động: giành thế Chủ Động.
Đối đầu lúc sa cơ giống như ngồi trước một bàn cờ mà địch thủ có nhiều quân hơn và đang bao vây tứ phía. Đừng để lọt vào trạng thái loay hoay chống đỡ với tâm thức chủ bại bởi vì mình vẫn còn những quân cờ quan trọng rất mạnh đó là Lòng Tin và Lạc Quan.
Hãy dùng những quân cờ đó để giành thế chủ động, đáp trả lại bằng từng nước đi nhỏ, đưa đối thủ vào tâm lý: không dễ dàng chiến thắng, khó khăn khi khuất phục, động não liên tục để chấm dứt, ... hoặc chính họ phải đầu hàng.
Hãy dùng những quân cờ đó để giành thế chủ động, đáp trả lại bằng từng nước đi nhỏ, đưa đối thủ vào tâm lý: không dễ dàng chiến thắng, khó khăn khi khuất phục, động não liên tục để chấm dứt, ... hoặc chính họ phải đầu hàng.
Nên nhớ rằng, bạn không cần phải nôn nóng; bởi vì thời gian đứng về phía chúng ta khi vẫn còn nắm chắc hai con cờ chủ quan trọng. Quen dần bạn sẽ nhận thấy đây là một ván cờ lý thú nhất của cuộc đời.
Sau đây là vài ví dụ:
- Trong lần đầu “gặp gỡ”, bình thường họ sẽ “tập cho chúng ta biết vâng lời” bằng những uy hiếp nho nhỏ như: trách mắng sự chậm trễ hay một sơ suất nào đó, to tiếng bắt chúng ta ngồi ngay ngắn, ra lệnh phải tắt điện thoại và giao nộp, ...
* Không dễ dàng tuân lệnh ngay lập tức. Nhìn thẳng vào mắt họ, ôn tồn đáp ứng:
- Tôi bận ... bất ngờ, nếu anh rơi vào trường hợp đó anh sẽ giải quyết ra sao? ... - Thế à.
- Theo tôi biết, không có điều luật nào bắt tôi phải ngồi thế này hay thế kia. Với cách ngồi này tôi sẽ hợp tác cùng anh để làm việc thoải mái hơn. Anh có muốn tôi làm việc thoải mái với anh không ? ... nếu cần, ta tiếp tục trao đổi về cách làm việc thoải mái và về sự to tiếng.
- Đây là điện thoại riêng, tôi có việc cần kíp với Công Ty (với người thân). Tôi không thể tắt và để ngay đây, có vi phạm điều luật nào không ? ... nếu cần, trao đổi về vấn đề điện thoại.
- Trong lúc điều tra, “họ muốn ta nói và xác nhận thật nhiều” nhằm thu thập dữ kiện; rồi sau đó, lợi dụng các kẽ hở để ghép tội cho ta và truy bức tiếp; hoặc dẫn dụ chúng ta hợp tác để qui tội cho những người khác.
* Chỉ nói điều muốn nói và không khẳng định điều gì cả. Tùy theo trường hợp, ta có thể nói rất nhiều hoặc nói rất ít. Nhưng dù nhiều hay ít, chúng ta không đề cập hoặc chỉ đề cập rất ít như đã định trước về những sự việc dính líu đến “đồng đội và công việc”. Các từ khoá để không khẳng định là: tôi không dám chắc, không nhớ rõ, có lẽ, hình như, dường như, có thể, ...
- Những điều có thể nói nhiều là về thực trạng tang thương của đất nước và ước mơ cháy bỏng của người dân.
Ta nói nhiều không phải để thuyết phục hay tranh luận, đây không phải là chỗ; mà là để biểu hiện tinh thần hợp tác với cơ quan công lực và giúp nhân viên ANĐT có lý cớ đóng hồ sơ công việc của họ. Họ có nhiệm vụ bắt tội ta; và ta có nhiệm vụ giải trình rằng họ đã bắt nhầm hoặc cố ý bắt tội không đúng luật pháp.
Ta nói nhiều không phải để thuyết phục hay tranh luận, đây không phải là chỗ; mà là để biểu hiện tinh thần hợp tác với cơ quan công lực và giúp nhân viên ANĐT có lý cớ đóng hồ sơ công việc của họ. Họ có nhiệm vụ bắt tội ta; và ta có nhiệm vụ giải trình rằng họ đã bắt nhầm hoặc cố ý bắt tội không đúng luật pháp.
- Về những điều nói ít, cách sử dụng từ khoá không khẳng định như sau: Tôi không nhớ rõ có gặp anh A chị B ở đâu không, người trong tấm ảnh này tuy trông hao hao giống nhưng chắc hẳn không phải là tôi. Bây giờ kỹ thuật photoshop tân kỳ lắm, có lẽ ai đó chụp lại rồi điều chỉnh chút ít đưa cho anh đó.
Tương tự như vậy, khi đọc biên bản điều tra (nếu có) cứ chậm rãi đọc và đề nghị sửa đổi ngôn từ đúng như ý mình, bỏ bớt những điều mình không nói, và thêm vào những ý quan trọng mình đã nói để làm sáng tỏ điều đang được đề cập trong biên bản. Cương quyết đòi hỏi đáp ứng trước khi muốn ký. Dĩ nhiên trong nhiều trường hợp mình vẫn có thể từ chối ký biên bản.
- Lúc gần kết thúc điều tra, “họ lại bắt ta ngồi nghe họ thuyết giảng rất dài” rất lâu có thể gồm nhiều buổi liên tiếp, nhằm đập vào não bộ của chúng ta về: công lao của đảng Cộng Sản, vai trò của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, thành quả phát triển kinh tế, sự kiên quyết giữ vững quyền lãnh đạo độc tôn bằng mọi giá, chính sách khoan hồng của nhà nước đối với người chịu khuất phục, ... để sau đó, phủ dụ và ép buộc chúng ta làm điều họ muốn.
* Chú tâm vào việc riêng của mình, không lắng nghe, và thỉnh thoảng cứ khoảng 30’ lại chen vào các câu bình phẩm khiến họ mất hứng quên mất bài học đã thuộc. Hy vọng buổi thuyết giảng sẽ ngắn hơn.
- Tóm tắt câu chuyện đã xảy ra. ... Viên trung tá mở máy nói: ‘Anh nói nhiều rồi, bây giờ đến phiên tôi’. À, thế ra hôm nay tôi khoẻ, chỉ nghe thôi.
Anh nói khá dài, đi qua đi lại rất hùng hổ, giọng sang sảng rõ to dường như cả dãy phòng ai cũng có thể nghe được ... Một lúc sau, tôi đề nghị ‘Anh nói vừa đủ nghe thôi. Đâu phải cứ nói thật to thì điều anh nói Đúng hơn đâu !’ Anh có khựng lại một chút và sừng sộ ‘Đó là cách nói của tôi, anh muốn nghe thế nào thì nghe.’ Tuy vậy, sau đó giọng anh có dịu đi hẳn khi thuyết trình...
Độ một tiếng sau, hơi nhàm chán, thoáng nghe một câu khá hay tôi đổi chiến thuật: ‘câu Nhân Dân Là Vốn Quí Của Đất Nước rất hay, anh có thể khai triển thêm về ý này cho tôi nghe được không ?’ Anh thoáng thở dài, nói thêm về Nhân Dân nhưng có lẽ không nằm trong giáo trình nên chỉ non một phút là cạn ý !?
Sau đó, anh ra ngoài lấy nước ... Anh nói tiếp, tôi uống nước và theo dõi con kiến đang bò trên mặt bàn, con này đi khá chậm hình như nó đang dạo mát, cứ vài bước lại đứng vuốt râu ... Khi con kiến vừa khuất mặt bàn, dự định đếm đủ 500 bước chân của anh trung tá thì tôi đi tiểu. Khoảng hơn 200 bước thì anh hỏi: ‘lẩm bẩm gì đấy ?’; tôi giật mình, nhìn anh trả lời: ‘Đang đếm’.
Anh ngưng lại, uống nước, và nói tiếp. Đến bước thứ 411 đột nhiên anh tuyên bố nghỉ sớm. Tôi trở về phòng giam, đi tiểu, và chờ cơm. Đến chiều, lại tương tự như hồi sáng, tuy được nghỉ sớm hơn một giờ đồng hồ nhưng cũng kịp hoàn tất một bài thơ con cóc về bước chân của anh máy nói. Cả ba ngày kế tiếp không thấy gọi lên làm việc...
Anh nói khá dài, đi qua đi lại rất hùng hổ, giọng sang sảng rõ to dường như cả dãy phòng ai cũng có thể nghe được ... Một lúc sau, tôi đề nghị ‘Anh nói vừa đủ nghe thôi. Đâu phải cứ nói thật to thì điều anh nói Đúng hơn đâu !’ Anh có khựng lại một chút và sừng sộ ‘Đó là cách nói của tôi, anh muốn nghe thế nào thì nghe.’ Tuy vậy, sau đó giọng anh có dịu đi hẳn khi thuyết trình...
Độ một tiếng sau, hơi nhàm chán, thoáng nghe một câu khá hay tôi đổi chiến thuật: ‘câu Nhân Dân Là Vốn Quí Của Đất Nước rất hay, anh có thể khai triển thêm về ý này cho tôi nghe được không ?’ Anh thoáng thở dài, nói thêm về Nhân Dân nhưng có lẽ không nằm trong giáo trình nên chỉ non một phút là cạn ý !?
Sau đó, anh ra ngoài lấy nước ... Anh nói tiếp, tôi uống nước và theo dõi con kiến đang bò trên mặt bàn, con này đi khá chậm hình như nó đang dạo mát, cứ vài bước lại đứng vuốt râu ... Khi con kiến vừa khuất mặt bàn, dự định đếm đủ 500 bước chân của anh trung tá thì tôi đi tiểu. Khoảng hơn 200 bước thì anh hỏi: ‘lẩm bẩm gì đấy ?’; tôi giật mình, nhìn anh trả lời: ‘Đang đếm’.
Anh ngưng lại, uống nước, và nói tiếp. Đến bước thứ 411 đột nhiên anh tuyên bố nghỉ sớm. Tôi trở về phòng giam, đi tiểu, và chờ cơm. Đến chiều, lại tương tự như hồi sáng, tuy được nghỉ sớm hơn một giờ đồng hồ nhưng cũng kịp hoàn tất một bài thơ con cóc về bước chân của anh máy nói. Cả ba ngày kế tiếp không thấy gọi lên làm việc...
- Điều họ mong muốn, sau buổi thuyết giảng, chính là để trao cho ta một sợi dây thòng lọng rất êm ái nhằm khống chế ta trong tương lai hoặc ngay sau đó.
Vì vậy, để chóng xong việc chúng ta không nên chấp thuận viết giấy xin Khoan Hồng hoặc viết đúng những lời Cam Kết do họ đọc. Có bạn kể rằng họ bắt cam kết “Tôi sẽ không tham gia các hoạt động chống phá nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam.” Bạn ấy viết xuống là: “Tôi chưa từng và sẽ không tham gia các hoạt động chống phá đất nước Việt Nam.”
Vì vậy, để chóng xong việc chúng ta không nên chấp thuận viết giấy xin Khoan Hồng hoặc viết đúng những lời Cam Kết do họ đọc. Có bạn kể rằng họ bắt cam kết “Tôi sẽ không tham gia các hoạt động chống phá nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam.” Bạn ấy viết xuống là: “Tôi chưa từng và sẽ không tham gia các hoạt động chống phá đất nước Việt Nam.”
Đó là tinh thần giành thế Chủ Động, làm chủ tình cảm của mình: vui, buồn, giận, ghét, ... làm chủ cơ thể của mình: ngồi thẳng lưng, nhìn trực tiếp vào mắt của họ, đòi uống nước, đi tiêu-tiểu, nghỉ mệt, ... làm chủ các phản ứng của mình: im lặng, tuyệt thực, phản đối, hoà hoãn, ... không buông xuôi theo ngoại cảnh tùy theo ý thích của họ.
Nhớ rằng chủ động không hoàn toàn đồng nghĩa với ương ngạnh, cương cường, cứng đầu, liều lĩnh ...
Chủ động có cái lõi thép của những đặc tính vừa liệt kê với cái vỏ mềm của tỉnh táo - khôn ngoan - có định hướng. Đây là một việc làm khó, tuy nhiên chỉ cần có ý thức phải Chủ Động cũng đủ giúp ta sáng suốt để xoay chuyển tình thế dễ thở hơn.
Nhớ rằng chủ động không hoàn toàn đồng nghĩa với ương ngạnh, cương cường, cứng đầu, liều lĩnh ...
Chủ động có cái lõi thép của những đặc tính vừa liệt kê với cái vỏ mềm của tỉnh táo - khôn ngoan - có định hướng. Đây là một việc làm khó, tuy nhiên chỉ cần có ý thức phải Chủ Động cũng đủ giúp ta sáng suốt để xoay chuyển tình thế dễ thở hơn.
Giai đoạn làm việc với An Ninh Điều Tra là giai đoạn khó khăn và phức tạp nhất, nó quyết định tâm thức sống vì Lẽ Phải của chính ta trong một giai đoạn dài sau đó: được trả tự do hoặc ra toà - ở tù - rồi ra tù. Vì vậy, Bạn và Tôi cùng chia sẻ nhiều về khúc gian nan này.
Bạn thân quí, xu thế dân chủ và nhân quyền của cả thế giới đang đứng về phía Bạn và Tôi, tương lai tốt đẹp của con em chúng mình phụ thuộc vào viên gạch lót đường và dẫn đường của ngày hôm nay. Để kết thúc bức thư này xin được cùng chia sẻ tâm tình với bạn Paulus Lê Sơn:
“Hãy sống cho đến chết, đừng chết khi còn đang sống”
“Hãy sống cho đến chết, đừng chết khi còn đang sống”
Chúc bạn luôn vững vàng đón nhận những ngày đáng sống,
Bạn-và-Tôi
http://www.lytuongnguoiviet.com/
nhận góp ý và tham khảo riêng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét