Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Nhà báo Hoàng Khương và Hoàng Hùng



Cu Làng Cát Năm 2011 chúng ta chứng kiến đồng nghiệp đáng kính Hoàng Hùng của báo NLĐ ra đi. Tờ báo này đã làm hết sức có thể để chứng minh việc có dấu hiệu bỏ lọt người, lọt tội và lời khai khi Hoàng Hùng còn cứu chữa trong bệnh viện đã không được đưa vào hồ sơ điều tra. Trong khi đó với Hoàng Khương của Tuổi Trẻ, chúng ta nhận ra rằng, Tuổi Trẻ lựa chọn con đường im lặng thê lương.


Còn vài ngày nữa là tròn một năm nhà báo Hoàng Hùng ra đi nhưng chưa xét xử được vụ án, một tốc độ hết sức phẫn nộ, một tốc độ quan liêu, du dưa cho cái ác

Vụ án nhà báo hoàng hùng bị sát hại. Theo ban biên tập báo Người Lao Động, mặc dù vụ án đã được điều tra bổ sung một lần nhưng kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An và cáo trạng của Viện KSND tỉnh Long An truy tố bị can duy nhất là Trần Thúy Liễu (vợ ông Hoàng Hùng) là chưa hợp lý, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

Báo NLĐ đã có không dưới 50 bài báo về vấn đề này nhưng mọi chuyện hiện vẫn như dậm chân tại chỗ. Vụ án sát hại đồng nghiệp của chúng ta hiện chưa được đưa ra xét xử một cách công khai. 


Đấy là một vụ án chấn động nhưng các cơ quan chức năng Long An vẫn điềm nhiên quan liêu, sau một năm điều tra, cả nước chờ đợi xét xử kẻ thủ ác và những kẻ đằng sau đó, nhưng làng báo phải đành đoạn nuốt phẫn uất thắp cho anh nén hương vào ngày 19-1 này. Một tốc độ làm việc chậm rì, có thể nói du dưa cho dã man phát triển.

Với đồng nghiệp Hoàng Khương của chúng ta, tốc độ bắt rất nhanh. Nhanh hơn những gì có thể. Một cuộc so găng hoàn toàn đứng về phía cơ quan công an. Cho đến bây giờ, mọi thông tin chỉ đưa ra từ cơ quan công an, Tuổi Trẻ không có bất thông tin nào hơn kém ngoài việc thuê luật sư.

Hai sự việc của hai nhà báo để biết, một bên có cớ là làm việc rất nhanh, một bên để cả một năm trời, trước dư luận đòi hỏi, trước hơn 12.000 nhà báo của Việt Nam, cơ quan điều tra của Long An và các đơn vị liên quan vẫn không xong được công việc của mình để nói rõ với công luận rằng, vụ án có kẻ tiếp tay. Chỉ đơn gian thế thôi nhưng sao tốc độ quy trình không với tới? Hay vì lý do gì khác?

Riêng với Tuổi Trẻ, giá như có một cái tin hộp diêm nhỏ bé thôi, rằng: Chúng tôi xin lỗi, chúng tôi im lặng là để tìm những phương cách tốt hơn nói ra nhằm bảo vệ cho phóng viên chúng tôi, mong bạn đọc thông cảm” thì chắc chắn, Tuổi Trẻ cũng ít nhiều ấn tượng với bạn đọc, đằng này chỉ chọn con đường cô đơn.

*

Tuổi trẻ cô đơn 

Cu Làng Cát  Tuần qua cộng đồng mạng đặt một câu hỏi rõ ràng về nghĩa khí của báo Tuổi Trẻ trước sự cần thiết đặt lên trang báo của mình về hậu thuẫn cho nhà báo Hoàng Khương đang bị tạm giam 4 tháng. Những tên tuổi nhà báo, nhà văn lớn như bác Nguyễn Quang Lập, Huy Đức, Hiệu Minh, Minh Quân, Bút Lông…đều có những bài viết xác đáng. Nhưng Tuổi Trẻ đang im lặng rất khó hiểu.

Một câu hỏi lớn, chính nghĩa của Tuổi Trẻ được xây dựng từ lòng tin bạn đọc của tờ báo này đang ở đâu khi Hoàng Khương bị bắt, cả một tờ báo im lặng, nhưng mấy năm trước lúc nhà báo Nguyễn Văn Hải của Tuổi Trẻ bị khởi tố, tờ báo này đã đẩy mạnh những ngữ điệu ngôn từ chấn động bạn đọc mà mới đây có nhà báo điểm lại trên blog. Thời đó, ai cũng hiểu tấm lòng của tờ báo.

Nhưng hôm nay, mùa đông như lạnh giá hơn khi bạn đọc thấy mỗi sáng thức ra, các tờ báo in của Tuổi Trẻ không đủ sức nóng từ máy in để sưởi ấm độc giả trước khắc nghiệt giá băng. 

Mọi giới đang được sử dụng thông tin từ cơ quan điều tra. Tất cả chưa ra tòa án, Hoàng Khương chưa có tội. Chỉ khi nào toàn tuyên án mới gọi là chuyện “chốt hạ”. Nhưng nhiều sự việc, khi án đã tuyên, vẫn còn bàn cãi dài lâu.

Tuổi Trẻ từng là tờ báo mà tôi rất tin trong các cách tác nghiệp, và tôi tin họ có một quy trình chính nghĩa đầy nguyên tắc. Nhưng khi vụ việc Hoàng Khương bị khởi tố, người ta chỉ thấy một tuyên bố Tuổi Trẻ mời luật sư. Đó là lẽ đương nhiên của một cá nhân làm việc cho một cơ quan. 


Nói như bác Huy Đức, Hoàng Khương cần hậu thuẫn mạnh mẽ hơn từ cơ quan truyền thông như Tuổi Trẻ. Nhưng độc giả chờ mãi, thấy như Tuổi Trẻ cô đơn. Hoàn toàn cô đơn trước chính mình, trước cái bóng của mình. Tuổi Trẻ như ủ rủ ra, và đơn côi với gia tài vật chất đang có?

Tuổi Trẻ từng có các tuyến bài rất hay được bạn đọc đánh giá cao và tạo ra các làn sóng xã hội nhân văn. Đó là bảo chứng của Tuổi Trẻ trong lòng bạn đọc. Còn nhớ, có nhiều bài báo, Tuổi Trẻ viết về việc các đơn vị Nhà nước cho thuê đất vàng, công sở tạo hiệu ứng rất cao, được nhiều người ủng hộ. Nhưng nay thấy Tuổi Trẻ đứng trước sự việc của bản thân, dường như sự cô đơn là cụm từ ám ảnh nhất lúc này.

Tuổi Trẻ đang sở hữu tòa nhà lộng lẫy là cao ốc làm việc và cho thuê (Quechoa), nhưng ai biết, nếu Tuổi Trẻ đăng về lãng phí cao ốc đâu đó, mà nếu bị điều tra ngược lại, Tuổi Trẻ sẽ trả lời thế nào? Bởi công sản được sử dụng công, không được cho thuê dưới bất cứ hình thức nào. Một sự im lặng, Tuổi Trẻ mất Hoàng Khương, nếu thêm im lặng nữa, nửa tòa nhà cho thuê chắc gì giữ được danh giá?

Giữa mùa đông này, thấy Tuổi Trẻ thật cô đơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét