|
Từ hơn 1 tháng nay, các tàu bè của Trung Quốc và Philippines đã lâm vào một vụ giằng co về các nhóm đảo không có người ở trong vùng biển Nam Trung Hoa. Sau đây là những thời điểm chính trong vụ tranh chấp này: 10 tháng 4, 2012: Tàu Trung Quốc chặn một tàu chiến của Philippines không cho bắt ngư dân Trung Quốc tại bãi cạn. 16 tháng 4, 2012: Quân đội Hoa Kỳ và Philippines bắt đầu các cuộc tập trận thường niên, một số diễn ra trong vùng biển Nam Trung Hoa. 18 tháng 4, 2012: Bắc Kinh bác bỏ yêu cầu của Manila đòi đưa vụ tranh chấp ra tòa án quốc tế. 19 tháng 4, 2012: Trung Quốc phái một tàu tuần tối tân nhất là đến hòn đảo đang tranh chấp. 30 tháng 4, 2012: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói Washington cảnh báo Hoa Kỳ sẽ không đứng về bên nào trong vụ tranh chấp. 8 tháng 5, 2012: Trung Quốc nói sẵn sàng đáp lại “bất cứ sự leo thang nào” từ phía Philippines. 11 tháng 5, 2012: Các vụ biểu tình chống Trung Quốc diễn ra bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc ở Manila. Trung Quốc đổ lỗi cho chính phủ Philippines. |
Không mấy ai ngạc nhiên khi thấy Trung Quốc nhất mực qui lỗi cho Philippines về vụ đối đầu ở bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham.
Trong bài tường thuật ngày hôm nay, Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc nói rằng vụ xích mích mới nhất này đã bùng ra hồi tháng 4, khi một chiến hạm Philippines quấy nhiễu 12 chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc đang tránh bão ở đảo Hoàng Nham.
Tuy có sự phản kháng kịch liệt của Trung Quốc, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao hôm nay đã có lời lẻ mềm mỏng hơn khi trả lời các câu hỏi của báo chí. Ông kêu gọi Manila thừa nhận điều mà ông mô tả là lập trường rõ ràng và trước sau như một của Trung Quốc là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hòn đảo này.
Ông Hồng nói rằng Philippines nên thật sự tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Ông nói thêm rằng đòi hỏi của Bắc Kinh là Manila xúc tiến các cuộc thương lượng ngoại giao về vấn đề này.
Hôm nay, trong một vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo khác, các nhà thương thuyết của Trung Quốc đã gặp gỡ những nhân vật tương nhiệm phía Nhật Bản để thảo luận về những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau đối với quần đảo Điếu Ngư Đài mà Nhật Bản gọi là Senkaku.
Trong những năm gần đây, hai nước đã tranh cãi kịch liệt về đảo Điếu Ngư, nhưng ông Vương Đông, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Bắc Kinh, nói rằng đôi bên giờ đây đang sẵn sàng đàm phán.
Ông Vương nói: "Tôi nghĩ rằng trong vụ tranh chấp Trung-Nhật, cả hai chính phủ ở Bắc Kinh và Tokyo đều có ý chí chính trị và ước muốn để theo đuổi những hoạt động tham vấn ngoại giao và điều đình về những vấn đề tranh chấp biển đảo."
Trong khi đó, vụ tranh chấp Trung Quốc-Philippines vẫn đang tiếp diễn. Ông Vương tố cáo Philippines làm cho tình hình trở nên phức tạp qua những việc mà ông mô tả là “những hành động và tuyên bố có tính chất khiêu khích bừa bãi”, trong đó có việc đòi Hoa Kỳ bảo vệ.
Ông Vương nói: "Rõ ràng là họ muốn dựa vào Hoa Kỳ, và có thể nói là lợi dụng Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc."
Hoa Kỳ có hiệp ước phòng thủ chung với Philippines, nhưng Washington đã tuyên bố không thiên về bên nào trong vụ xung đột hiện nay giữa Bắc Kinh với Manila và mong muốn vấn đề này được giải quyết một cách hòa bình.
Ông Lý Kim Minh, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Hạ Môn, cho rằng Washington đang hành động đúng đắn.
Ông Lý nói rằng ngoại trưởng Hillary Clinton đã cho biết rõ là Hoa Kỳ không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp, nhưng Trung Quốc và Philippines cần phải giải quyết vấn đề này một cách hòa bình. Ông cho rằng nếu Hoa Kỳ tiếp tục giữ thái độ như vậy thì điều đó sẽ có ảnh hưởng tốt đối với việc giải quyết vụ tranh chấp này.
Trong bài tường thuật ngày hôm nay, Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc nói rằng vụ xích mích mới nhất này đã bùng ra hồi tháng 4, khi một chiến hạm Philippines quấy nhiễu 12 chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc đang tránh bão ở đảo Hoàng Nham.
Tuy có sự phản kháng kịch liệt của Trung Quốc, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao hôm nay đã có lời lẻ mềm mỏng hơn khi trả lời các câu hỏi của báo chí. Ông kêu gọi Manila thừa nhận điều mà ông mô tả là lập trường rõ ràng và trước sau như một của Trung Quốc là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hòn đảo này.
Ông Hồng nói rằng Philippines nên thật sự tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Ông nói thêm rằng đòi hỏi của Bắc Kinh là Manila xúc tiến các cuộc thương lượng ngoại giao về vấn đề này.
Hôm nay, trong một vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo khác, các nhà thương thuyết của Trung Quốc đã gặp gỡ những nhân vật tương nhiệm phía Nhật Bản để thảo luận về những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau đối với quần đảo Điếu Ngư Đài mà Nhật Bản gọi là Senkaku.
Trong những năm gần đây, hai nước đã tranh cãi kịch liệt về đảo Điếu Ngư, nhưng ông Vương Đông, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Bắc Kinh, nói rằng đôi bên giờ đây đang sẵn sàng đàm phán.
Ông Vương nói: "Tôi nghĩ rằng trong vụ tranh chấp Trung-Nhật, cả hai chính phủ ở Bắc Kinh và Tokyo đều có ý chí chính trị và ước muốn để theo đuổi những hoạt động tham vấn ngoại giao và điều đình về những vấn đề tranh chấp biển đảo."
Trong khi đó, vụ tranh chấp Trung Quốc-Philippines vẫn đang tiếp diễn. Ông Vương tố cáo Philippines làm cho tình hình trở nên phức tạp qua những việc mà ông mô tả là “những hành động và tuyên bố có tính chất khiêu khích bừa bãi”, trong đó có việc đòi Hoa Kỳ bảo vệ.
Ông Vương nói: "Rõ ràng là họ muốn dựa vào Hoa Kỳ, và có thể nói là lợi dụng Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc."
Hoa Kỳ có hiệp ước phòng thủ chung với Philippines, nhưng Washington đã tuyên bố không thiên về bên nào trong vụ xung đột hiện nay giữa Bắc Kinh với Manila và mong muốn vấn đề này được giải quyết một cách hòa bình.
Ông Lý Kim Minh, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Hạ Môn, cho rằng Washington đang hành động đúng đắn.
Ông Lý nói rằng ngoại trưởng Hillary Clinton đã cho biết rõ là Hoa Kỳ không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp, nhưng Trung Quốc và Philippines cần phải giải quyết vấn đề này một cách hòa bình. Ông cho rằng nếu Hoa Kỳ tiếp tục giữ thái độ như vậy thì điều đó sẽ có ảnh hưởng tốt đối với việc giải quyết vụ tranh chấp này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét