Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Hàng triệu chủ nhà sẽ bị phạt nặng. Việt Nam cấm sử dụng nhà ở để kinh doanh.

Nếu muốn tránh bị phạt thì phải dẹp tiệm hay chung chi đầy đủ cho các quan chức nhà nước và công an. Một lệnh mới được Bộ Xây Dựng Việt Nam “hướng dẫn” thực hiện đang làm dư luận ở Việt Nam xôn xao và âu lo mà một số tờ báo đưa ra các lời phân tích và bình luận từ “quy định lạ lùng trong lịch sử” đến “không khả thi” hoặc “không thể thực hiện,” hay “Bộ Xây Dựng tự mâu thuẫn.”

++++++

 Việt Nam cấm sử dụng nhà ở để kinh doanh


Hàng triệu chủ nhà sẽ bị phạt nặng


SÀI GÒN (NV) - Hàng triệu chủ nhà khắp nơi tại Việt Nam có thể bị phạt nặng vì sử dụng nhà ở “sai mục đích.” Nếu muốn tránh bị phạt thì phải dẹp tiệm hay chung chi đầy đủ cho các quan chức nhà nước và công an.

Một lệnh mới được Bộ Xây Dựng Việt Nam “hướng dẫn” thực hiện đang làm dư luận ở Việt Nam xôn xao và âu lo mà một số tờ báo đưa ra các lời phân tích và bình luận từ “quy định lạ lùng trong lịch sử” đến “không khả thi” hoặc “không thể thực hiện,” hay “Bộ Xây Dựng tự mâu thuẫn.”

Theo báo Pháp Luật ở Sài Gòn các ngày từ 7 đến 9 tháng 5, 2012, Bộ Xây Dựng vừa có công văn hướng dẫn Sở Xây Dựng tỉnh Bình Thuận về “xử phạt vi phạm đối với những trường hợp sử dụng nhà sai mục đích.”

Một góc đường tại Sài Gòn với nhiều cửa hàng kinh doanh buôn bán đồng thời cũng là nhà ở của người dân.
(Hình: Sài Gòn Tiếp Thị)
Nhà ở, nhất là những căn nhà mặt tiền các đường phố đô thị, huyện, xã, hầu như đều được dùng làm cơ sở kinh doanh, buôn bán hay dịch vụ. Nếu chủ nhà không chính là chủ doanh nghiệp cò con thì lại cho người khác thuê làm chỗ kinh doanh, sản xuất.

Nhưng nếu sử dụng nhà ở “sai mục đích,” theo khoản 4 điều 52 của nghị định số 23/2009 của chính phủ Việt Nam, chủ nhà bị phạt từ 20 triệu đồng tới 30 triệu đồng.

 “Về nguyên tắc, dù là căn hộ chung cư hay nhà ở riêng lẻ thì chức năng đều là để ở, đã được tính toán theo quy hoạch khu vực ở. Việc sử dụng sai công năng nhà ở thành kinh doanh thương mại dịch vụ, sản xuất... là vi phạm. Thiết kế nhà ở hoàn toàn khác biệt với trường học, nhà hàng, bệnh viện, văn phòng... nên việc tự ý chuyển đổi công năng từ nhà ở sang mục đích khác là không phù hợp.” Quách Hồng Tuyến, phó giám đốc Sở Xây dựng Sài Gòn, giải thích trên báo Pháp Luật.

Cái nghị định vừa nói có từ hơn chục năm qua, dường như chẳng mấy ai để ý. Trước khi có nó và ngay sau khi có nó, nhà ở mặt tiền phố thị trên cả nước hầu như đều dùng vào mục đích sinh lợi, cách này hay cách khác.

 Nhưng các thành phố tại Việt Nam, không thấy có những “quy hoạch” tức quy định khu phố nào chỉ được ở mà không được dùng nhà vào mục đích kinh doanh thương mại, văn phòng dịch vụ hay sản xuất. Nếu có phân chia rõ rệt, thì cái nghị định 23/2009 có thể áp dụng được không mấy khó.

“Từ trước đến nay, cũng chưa có tiền lệ các cơ quan chức năng xử phạt trường hợp nào sử dụng nhà ở sai mục đích như vậy. Bởi lẽ, các tổ chức, cá nhân khi dùng nhà ở vào mục đích kinh doanh đều xin phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chỉ cần cơ sở đó đáp ứng được một số yêu cầu đưa ra kèm theo hồ sơ thì có thể được duyệt. Hơn nữa, khi hoạt động họ cũng đóng thuế cho Nhà nước. Vì vậy, chuyện xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 23/2009 là rất khó bởi sẽ ‘đụng’ các ngành khác,” báo sài Gòn Tiếp Thị nhận xét như thế và nói rằng cho dù nhà cầm quyền muốn thực hiện lệnh cấm “cũng khó.”

Báo Pháp Luật ở Sài Gòn cho rằng, “Từ góc độ chính sách kinh tế, có thể nói quy định tại Nghị định 23/2009 là chưa từng có trong lịch sử” dù đó là dưới thời phong kiến cổ xưa đến ngày nay ở Việt Nam.

Tờ Pháp Luật còn cho rằng, “Một vấn đề không rõ ràng trong Nghị định 23/2009 là phạt có đi đôi với ‘cấm’ hay không. Nếu phạt mà không cấm sẽ tạo ra tình trạng tùy tiện muốn phạt lúc nào cũng được.”

Nói khác, việc thúc tỉnh Bình Thuận xử phạt của Bộ Xây Dựng có vẻ như sự “nhắc nhở” quan chức nhà nước cũng như các ông bà công an ở Việt Nam cơ hội vòi vĩnh hối lộ lâu nay không được khai thác đúng mức.

Trên tờ Pháp Luật ở Sài Gòn, Nguyễn Thanh Sơn, trưởng phòng quản lý đô thị Vũng Tàu cho rằng người dân khi xin phép kinh doanh là đã “đáp ứng một số yêu cầu” do nhà nước quy định và đồng thời cũng đóng thuế nên nếu áp dụng nghị định nói trên sẽ “đụng các ngành khác.”

 Viên chức Sở Xây Dựng ở Ðồng Nai cho biết “chưa bao giờ xử phạt trường hợp nào sử dụng nhà ở vào mục đích khác.”

 Nguyễn Quang Hưng, phó chánh văn phòng thanh tra xây dựng Ðà Nẵng cho rằng chỉ khi nào “nhà công vụ” hay nhà của nhà nước mà bị sử dụng sai mục đích mới gọi là “phạm pháp.”

Một cán bộ về đăng ký kinh doanh ở Sài Gòn được báo Pháp Luật thuật lời cho hay trong bao nhiêu năm qua, “Chúng ta vẫn cấp phép kinh doanh, vẫn thu thuế đối với các trường hợp sử dụng nhà ở vào các mục đích khác như kinh doanh buôn bán.”

Nghĩa là trên thực tế, Nhà nước không ngăn cấm người dân kinh doanh tại nhà ở của mình. “Bây giờ, đùng một cái lại đè ra phạt đến hàng chục triệu đồng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng triệu người dân và cả nền kinh tế. Nếu Bộ Xây Dựng tính chuyện phạt thì phải xem lại, bao nhiêu năm nay không tuyên truyền, không nhắc nhở, không phạt, đang lúc kinh tế khó khăn lại đè ra phạt nặng thì không tránh khỏi dân bức xúc.” (TN)

 13 Ý kiến:      

  1. Chế độ này lắm thầy nên nhiều MA . Lâu lâu mấy thầy lại tung ra các trò như hoả mù để ra vẻ luật này luật nọ ..ra oai thị tướng chỉ trỏ lung tung .. chẳng ra thể thống gì từ mấy chục năm nay rồi , nhiễu loạn cả đất nước , Cuối cung thằng làm vua một cõi tha hồ vung vít .. khổ dân mãi phải lo giữ luật của đảng để né cái tội phạm luật .
    Quan quyền Lúc nào cũng nói luật để lấy cớ vơ vét vào..
    Trả lời
  2. Phen này Bộ xây dựng thấy Bộ Giao thông "ăn ra làm nên" nhờ thu phí, bây giờ bắt chước "bóp cổ chặn hầu" để lấy tiền phạt người dân sao?!
    Trả lời
  3. tội đồ dân tộc21:36 Ngày 12 tháng 5 năm 2012
    chén cơm của dân mà củng muốn cướp luôn sao ,Bọn CSVN thật tàn bạo ,Không còn gì để mất rồi bà con ơi
    Trả lời
  4. Bọn khốn nạn, đồ cộng sản chó đẻ
    Trả lời
    Trả lời
    1. Cái lăng B là nhà ở hay để kinh doanh vậy/
  5. Ngân sách thâm thủng nên các bộ thi nhau đẻ ra các loại phí, loại phạt. Dẹp ngay cái trò mèo này đi. Nếu tất cả các nhà mặt tiền (mà đến 95% là nhà ở) đồng loạt đóng cửa để khỏi bị bộ xây dựng phạt thì sẽ ra sao? Sẽ không có hoạt động kinh doanh, sẽ không có người đóng thuế. Các quan trên quan dưới không có lương (vì không có thu thuế làm sao có tiền trả lương).
    Không biết thằng Nghị con Ba Dũng có đề xuất cái vụ này không?
    Trả lời
    Trả lời
    1. Nhà phải sử dụng đúng mục đích ở không được làm nhà lăng hay nhà miếu nhà thờ.
  6. Dân hãy 'hết sức thông cảm' cho chính phủ, vì bây giờ 'Kẹt' quá!
    Trả lời
  7. Thằng 3 Dũng càng ngày càng điên nặng. Tuyển một lũ đàn em điên không kém nó từ thằng Thăng, thằng Bình....

    Mày chết mẹ mày đi cho dân bọn tao nhờ Dũng ý tá ơi!
    Trả lời
  8. Đúng là một bọn ăn cướp , hết bộ GTVT đến bộ xây dựng .
    Trả lời
  9. Lê Quang Bá. Tam Kỳ.00:00 Ngày 13 tháng 5 năm 2012
    Việc làm nầy hay lắm, chứng tỏ Đảng và Nhà Nước ta quả đúng Đỉnh cao trí tuệ loài người, thế là từ nay không cần cưỡng chế ai để rồi mang tiếng là Đảng CS cướp đất của Dân Nông, bây giờ đến lược thành thị chỉ cần một mũi tên bắn ra là tiêu diệt nhiều cơ sở của đám Tư Bản không chịu nhộm Đỏ cái đầu đang giẫy chết. Bước công tác nầy mà thành công thì Đảng CSVN vinh quang và sáng suốt nhưng nếu ngược lại ắc phải chui vào ống cống cả Lũ!.
    Trả lời
  10. Nghị chắc đang được Dũng gà cho mây chiêu, bắt đầu hô phong hoán vũ rồi đây.
    Hỡi đồng bào còn khổ!
    Trả lời
  11. NGƯỜI CS KO BIẾT NHỤC00:55 Ngày 13 tháng 5 năm 2012
    BÀ CON ƠI NÓI LÀM GÌ vì chúng ta đã biết chế độ này là cũa đĩnh cao trí tuệ nên việc gì mà chúng ko làm chuyện ruồi bu ,kiến đậu -có ai mà bức súc thì cùng nhau bùm ,bùm ...là xong .
    Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét