Nhân vật quan trọng nhất bị bắt giữ vào sáng nay là ông Dương Chí Dũng, cựu Tổng giám đốc Vinalines, hiện là Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam với tội danh « cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng » thời ông còn lãnh đạo Vinalines từ cuối năm 2005 đến tháng Hai vừa qua.
Một nguồn tin công nghiệp xin ẩn danh còn cho AFP biết là hai quan chức cao cấp khác của Vinalines đã bị bắt vào hôm qua. Công an đã không xác nhận con số chính xác các giám đốc điều hành tập đoàn bị bắt giữ.
Tuy nhiên, báo chí trong nước trích dẫn Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, xác nhận đó là các ông Mai Văn Phúc, nguyên Tổng Giám đốc Vinalines, hiện đang giữ chức Vụ phó Vụ Vận tải của Bộ Giao thông Vận tải, cùng với ông Trần Hữu Triều, Tổng Giám đốc đương nhiệm Vinalines.
Vinalines là tập đoàn vận tải lớn nhất Việt Nam, khai thác cả một đội tàu chở dầu, chở container và các loại tàu thuyền khác. Theo hãng tin Pháp, giới chức điều tra nhận định rằng trong thời gian qua, tập đoàn này đã bị vỡ nợ vượt mức 1,1 tỷ đô la. Theo nguồn tin trên, Vinalines đã "lãng phí" khoảng một tỷ đô la đầu tư vô tội vạ vào các cảng biển, và công trường sửa chữa, cũng như mua 73 chiếc tàu mà đa số đều cũ kỹ và trong tình trạng tồi tệ.
Vụ Vinalines như vậy đã nối tiếp theo vụ tập đoàn đóng tàu Vinashin, mà 9 cựu lãnh đạo đã bị kết án tù vào tháng Ba vừa qua, có bản án lên đến 20 năm tù, sau khi bị các khoản nợ kỷ lục hơn 4 tỷ đô la.
Theo AFP, vụ gần như là phá sản của Vinashin bùng ra vào năm 2010 đã làm tổn thương hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Vụ bê bối này nêu bật những khó khăn của khu vực quốc doanh Việt Nam, đóng vai trò chủ đạo nhưng vẫn chưa bỏ được lề thói làm việc không hiệu quả của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Theo một số chuyên gia, khi xử lý vụ Vinashin, chính quyền Việt Nam đã chuyển một số dự án lỗ lã của tập đoàn này qua cho Vinalines, vào lúc mà bản thân tập đoàn vận tải đã bị nợ nần chồng chất và không đủ năng lực giải quyết gánh nặng mới.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120518-cong-an-viet-nam-bat-giu-ba-lanh-dao-cao-cap-tap-doan-van-tai-bien-vinalines
Một nguồn tin công nghiệp xin ẩn danh còn cho AFP biết là hai quan chức cao cấp khác của Vinalines đã bị bắt vào hôm qua. Công an đã không xác nhận con số chính xác các giám đốc điều hành tập đoàn bị bắt giữ.
Tuy nhiên, báo chí trong nước trích dẫn Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, xác nhận đó là các ông Mai Văn Phúc, nguyên Tổng Giám đốc Vinalines, hiện đang giữ chức Vụ phó Vụ Vận tải của Bộ Giao thông Vận tải, cùng với ông Trần Hữu Triều, Tổng Giám đốc đương nhiệm Vinalines.
Vinalines là tập đoàn vận tải lớn nhất Việt Nam, khai thác cả một đội tàu chở dầu, chở container và các loại tàu thuyền khác. Theo hãng tin Pháp, giới chức điều tra nhận định rằng trong thời gian qua, tập đoàn này đã bị vỡ nợ vượt mức 1,1 tỷ đô la. Theo nguồn tin trên, Vinalines đã "lãng phí" khoảng một tỷ đô la đầu tư vô tội vạ vào các cảng biển, và công trường sửa chữa, cũng như mua 73 chiếc tàu mà đa số đều cũ kỹ và trong tình trạng tồi tệ.
Vụ Vinalines như vậy đã nối tiếp theo vụ tập đoàn đóng tàu Vinashin, mà 9 cựu lãnh đạo đã bị kết án tù vào tháng Ba vừa qua, có bản án lên đến 20 năm tù, sau khi bị các khoản nợ kỷ lục hơn 4 tỷ đô la.
Theo AFP, vụ gần như là phá sản của Vinashin bùng ra vào năm 2010 đã làm tổn thương hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Vụ bê bối này nêu bật những khó khăn của khu vực quốc doanh Việt Nam, đóng vai trò chủ đạo nhưng vẫn chưa bỏ được lề thói làm việc không hiệu quả của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Theo một số chuyên gia, khi xử lý vụ Vinashin, chính quyền Việt Nam đã chuyển một số dự án lỗ lã của tập đoàn này qua cho Vinalines, vào lúc mà bản thân tập đoàn vận tải đã bị nợ nần chồng chất và không đủ năng lực giải quyết gánh nặng mới.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120518-cong-an-viet-nam-bat-giu-ba-lanh-dao-cao-cap-tap-doan-van-tai-bien-vinalines
Đám đảng viên đảng cọng sản Việt nam chỉ giỏi tham nhũng, chớ có làm mother gì được. Giao đất nước cho chùng nó quản lý thì chỉ có bán nước mà thôi. Ô hô ! ai tai !
Trả lờiXóa