2012-03-27
Trong bối cảnh TAND Hải Phòng xử lý vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinshin, nhiều câu hỏi vẫn còn đặt ra và chưa có câu trả lời.
Vụ vỡ nợ của Tập đoàn Nhà nước Vinashin khoảng 86 tỷ đồng là một tiếng chuông
cảnh báo những suy nghĩ lạc quan về viễn cảnh một nền kinh tế Nhà nước. Thiệt
hại tương đương 4,2 tỷ đô la chiếm khoảng 4% GDP của Việt Nam trong năm 2010 là
một con số không dễ dàng đưa ra một lời giải thích thuyết phục.
Với 200 công ty con ra đời cùng các dự án thủy điện, nhiệt điện, sản xuất xi măng, thép, xây dựng khu nghỉ mát… tập đoàn Vinashin đã làm dấy lên những nghi vấn về kế hoạch kinh doanh tùy tiện của mình.
Những sai phạm của Vinashin, thể hiện rõ ràng qua khoản lỗ lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm giải trình của người chủ sở hữu. Trên nguyên tắc, một người chủ sở hữu phải quản lý được đồng tiền của mình. Khi hiệu quả đầu tư kém, khi kinh doanh lỗ lã, khi người dân thấy đồng tiền của mình không được chi đúng mục đích là lúc người dân có quyền thắc mắc đối với người quản lý tập đoàn mà đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ.
Cho đến thời điểm hiện tại, dưới quyết định của TT Nguyễn Tấn Dũng, Vinashin vẫn được cấp một khoản tín dụng lớn với mức lãi suất 0% từ Nhà nước để trả lương cho nhân viên. Trong lúc lãi suất thương mại hiện nay ít nhất là 20% thì con số lãi suất mà Vinashin đang được hưởng là một ưu đãi rất lớn.
Khi tái cơ cấu, thay vì công bố phá sản theo luật, Vinashin được phân nhỏ ra để đưa về các tập đoàn và tổng công ty nhà nước khác khiến các đơn vị chủ quản mới phải gánh số nợ chung. Tại thời điểm tái cơ cấu, đã có những nghi vấn đặt ra về hiệu quả của tiến trình tái cơ cấu này cũng như nghi vấn về các cơ quan mới sẽ quản lý số nợ chung như thế nào. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, đó vẫn còn là thắc mắc của rất nhiều người, bao gồm cả TS Lê Đăng Doanh:
“Tôi chưa thấy có giải trình gì thêm mặc dù đã có hứa là sẽ có giải trình về những tiến độ của quá trình tái cơ cấu Vinashin nhưng cho đến nay tôi chưa thấy có kết quả gì cả. Và dấu hiệu Nhà nước phải cho vay một khoản đặc biệt với lãi suất bằng 0% thì cho thấy Vinashin không có sản phẩm bán. Ngoài ra, Vinashin cũng không nộp được thuế và xin Nhà nước hoãn các khoản đó”.
Hiệu quả hồi phục cũng như kế hoạch thanh toán nợ của tập đoàn được mệnh danh là “quả đấm thép” này chưa tỏ ra thuyết phục. Một số thất bại điển hình có thể kể đến dự án Công ty Vận tải viễn dương Vinashin (VNSlines) vụ mua tàu Hoa Sen, vụ đóng tàu Lash sông Gianh, mua cổ phần Cty Bảo hiểm Việt Nam và dự án nhà máy điện Diesel Cái Lân.
Việc quỹ đầu tư quốc tế Elliot VN có trụ sở tại Hà Lan và Elliot Advisers LP có trụ sở tại Hoa Kỳ đâm đơn kiện Vinashin hồi cuối năm ngoái chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các nhà đầu tư quốc tế. Uy tín của khối tập đoàn kinh tế và của cả nền kinh tế Việt Nam cho thấy đã bị ảnh hưởng từ sự thất bại của tập đoàn Vinashin. Và khả năng tiếp cận thị trường vốn của Việt Nam trên thế giới có thể bị ảnh hưởng khi Vinashin được sự bảo lãnh của Chính phủ trong các khoản vay nước ngoài.
Trước thời điểm Vinashin bị đâm đơn khởi kiện vì không có khả năng thanh toán 60 triệu đô la cho các chủ nợ nước ngoài, ông Alan Greenspan, chuyên gia tín dụng cao cấp của Moody’s trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg đã cho rằng vụ vỡ nợ của Vinashin “suy cho cùng có thể không là vấn đề của riêng công ty”, ám chỉ vấn đề liên quan đến Nhà nước. Vị này còn đặt câu hỏi liệu Việt Nam có mạo hiểm việc tiếp cận thị trường vốn của mình vì lợi ích 60 triệu đô đó.
Việc này càng làm dư luận chú ý và nghi ngờ đến cơ chế hoạt động cũng như trách nhiệm của những bộ phận liên quan. Trước hết, cơ chế quản lý và giám sát Nhà nước đối với việc quản lý tập đoàn nhà nước như thế nào, khung pháp lý ra sao? Sau đó, là chế độ trách nhiệm giải trình của người chủ sở hữu; trách nhiệm giám sát của các cơ quan quốc hội và các cơ quan giám sát về mặt tài chính.
Trao đổi với đài RFA trong một cuộc phỏng vấn gần đây, bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn văn phòng Thủ tướng cho biết:
“Nếu có một hệ thống giám sát tốt hơn, nghiêm ngặt hơn thì có lẽ nó cũng không đến nỗi quá tệ như đến lúc Vinashin sụp đổ và Nhà nước phải thừa nhận”.
Vấn đề Vinashin còn trở nên nghiêm trọng hơn đặt trong bối cảnh Vinashin là kết quả của quá trình thí nghiệm mô hình tập đoàn kinh tế - mô hình kinh tế được xem là chủ đạo. Sự thất bại của tập đoàn này dễ dẫn đến nghi vấn về đường hướng kinh tế của cả một đất nước. TS Lê Đăng Doanh nhận xét:
“Và cái điều này là người ta phải đặt ra câu hỏi rộng hơn là cái mệnh đề kinh tế Nhà nước là chủ đạo thì nội dung như thế nào với trường hợp Vinashin như thế này. Đó là những câu hỏi rất lớn, rất nghiêm túc mà bất kỳ một người nào có trách nhiệm cần phải trả lời”.
Hội nghị 3 của Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN kết thúc vào tháng 10 năm 2011 đã phải nói đến việc tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, trước hết là các tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước. Một loạt các câu hỏi về mô hình trong tương lai, trách nhiệm giải trình, hiệu quả và cả sự công khai minh bạch… liền được đặt ra.
Những nghi ngờ cũng như sự thiếu lòng tin vào sự quản lý của Nhà nước chắn chắn ảnh hưởng từ hiệu quả kinh tế kém của các tập đoàn Nhà nước, trong đó có Vinashin. Và một khi những thắc mắc này không có những giải đáp thuyết phục và công khai minh bạch, ảnh hưởng của nó không chỉ nằm trong những con số của các khoản nợ, mà nó là một chủ thuyết đã được Đảng CSVN áp đặt lên một đất nước. Và rằng cái chính mà giới đầu tư muốn thấy không phải là bản án cho những người làm sai như thế nào mà chính là một viễn cảnh kinh tế với cơ cấu cũng như hệ thống pháp lý vững chắc, minh bạch.
Tái cơ cấu không hiệu quả
Là một tập đoàn chiếm rất nhiều ưu tiên từ phía Nhà nước, Vinashin hưởng nhiều đặc quyền từ khâu cấp đất, hưởng mức tín dụng ưu đãi tối đa đến việc hưởng 750 triệu đô la tiền trái phiếu quốc tế. Việc cho đến thời điểm hiện tại chưa có một báo cáo nào cho thấy sự cải thiện tình hình Vinashin sau khi vỡ nợ đã gây ra thắc mắc cho rất nhiều người dân cũng như chuyên gia trong nước. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương gọi sự không minh bạch này là một điều “đáng lo ngại”:Những sai phạm của Vinashin đã quá rõ ràng. Đã có những đầu tư hết sức sai lầm. Vinashin đã phát triển ra ngoài ngành.“Những sai phạm của Vinashin đã quá rõ ràng. Đã có những đầu tư hết sức sai lầm. Vinashin đã phát triển ra ngoài ngành và trong một thời gian rất ngắn đã nhận thêm rất nhiều công ty con thành viên không liên quan đến ngành nghề của Vinashin cả. Ví dụ như một gara bán ô tô trên đường Giải Phóng. Trên đỉnh núi Tam Đảo, có một khu nghỉ dưỡng Vinashin. Người ta làm ngạc nhiên khi một tập đoàn lớn của Nhà nước lại có thể kinh doanh một cách tùy tiện như thế”.
TS Lê Đăng Doanh
Với 200 công ty con ra đời cùng các dự án thủy điện, nhiệt điện, sản xuất xi măng, thép, xây dựng khu nghỉ mát… tập đoàn Vinashin đã làm dấy lên những nghi vấn về kế hoạch kinh doanh tùy tiện của mình.
Những sai phạm của Vinashin, thể hiện rõ ràng qua khoản lỗ lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm giải trình của người chủ sở hữu. Trên nguyên tắc, một người chủ sở hữu phải quản lý được đồng tiền của mình. Khi hiệu quả đầu tư kém, khi kinh doanh lỗ lã, khi người dân thấy đồng tiền của mình không được chi đúng mục đích là lúc người dân có quyền thắc mắc đối với người quản lý tập đoàn mà đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ.
Cho đến thời điểm hiện tại, dưới quyết định của TT Nguyễn Tấn Dũng, Vinashin vẫn được cấp một khoản tín dụng lớn với mức lãi suất 0% từ Nhà nước để trả lương cho nhân viên. Trong lúc lãi suất thương mại hiện nay ít nhất là 20% thì con số lãi suất mà Vinashin đang được hưởng là một ưu đãi rất lớn.
Khi tái cơ cấu, thay vì công bố phá sản theo luật, Vinashin được phân nhỏ ra để đưa về các tập đoàn và tổng công ty nhà nước khác khiến các đơn vị chủ quản mới phải gánh số nợ chung. Tại thời điểm tái cơ cấu, đã có những nghi vấn đặt ra về hiệu quả của tiến trình tái cơ cấu này cũng như nghi vấn về các cơ quan mới sẽ quản lý số nợ chung như thế nào. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, đó vẫn còn là thắc mắc của rất nhiều người, bao gồm cả TS Lê Đăng Doanh:
“Tôi chưa thấy có giải trình gì thêm mặc dù đã có hứa là sẽ có giải trình về những tiến độ của quá trình tái cơ cấu Vinashin nhưng cho đến nay tôi chưa thấy có kết quả gì cả. Và dấu hiệu Nhà nước phải cho vay một khoản đặc biệt với lãi suất bằng 0% thì cho thấy Vinashin không có sản phẩm bán. Ngoài ra, Vinashin cũng không nộp được thuế và xin Nhà nước hoãn các khoản đó”.
Hiệu quả hồi phục cũng như kế hoạch thanh toán nợ của tập đoàn được mệnh danh là “quả đấm thép” này chưa tỏ ra thuyết phục. Một số thất bại điển hình có thể kể đến dự án Công ty Vận tải viễn dương Vinashin (VNSlines) vụ mua tàu Hoa Sen, vụ đóng tàu Lash sông Gianh, mua cổ phần Cty Bảo hiểm Việt Nam và dự án nhà máy điện Diesel Cái Lân.
Nếu có một hệ thống giám sát tốt hơn, nghiêm ngặt hơn thì có lẽ nó cũng không đến nỗi quá tệ như đến lúc Vinashin sụp đổ và Nhà nước phải thừa nhận.Bài học đắt giá của Vinashin không hẳn chỉ nằm tại số tiền thua lỗ tương đương hơn 1 tháng lương tối thiểu của tổng dân số Việt Nam cộng lại, mà nó là việc uy tín của một tập đoàn lớn của Nhà nước bị đặt nghi vấn không những trong nước mà cho quốc tế.
Bà Phạm Chi Lan
Việc quỹ đầu tư quốc tế Elliot VN có trụ sở tại Hà Lan và Elliot Advisers LP có trụ sở tại Hoa Kỳ đâm đơn kiện Vinashin hồi cuối năm ngoái chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các nhà đầu tư quốc tế. Uy tín của khối tập đoàn kinh tế và của cả nền kinh tế Việt Nam cho thấy đã bị ảnh hưởng từ sự thất bại của tập đoàn Vinashin. Và khả năng tiếp cận thị trường vốn của Việt Nam trên thế giới có thể bị ảnh hưởng khi Vinashin được sự bảo lãnh của Chính phủ trong các khoản vay nước ngoài.
Trước thời điểm Vinashin bị đâm đơn khởi kiện vì không có khả năng thanh toán 60 triệu đô la cho các chủ nợ nước ngoài, ông Alan Greenspan, chuyên gia tín dụng cao cấp của Moody’s trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg đã cho rằng vụ vỡ nợ của Vinashin “suy cho cùng có thể không là vấn đề của riêng công ty”, ám chỉ vấn đề liên quan đến Nhà nước. Vị này còn đặt câu hỏi liệu Việt Nam có mạo hiểm việc tiếp cận thị trường vốn của mình vì lợi ích 60 triệu đô đó.
Cần hệ thống giám sát tốt
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 21 tháng 10 năm 2010, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết từ năm 2005, đã có 13 – 14 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát ở Vinashin, phát hiện ra nhiều sai phạm, “nhưng lãnh đạo tập đoàn này không những không nghiêm túc chấn chỉnh mà còn tìm cách báo cáo không đúng để lấp liếm”.Việc này càng làm dư luận chú ý và nghi ngờ đến cơ chế hoạt động cũng như trách nhiệm của những bộ phận liên quan. Trước hết, cơ chế quản lý và giám sát Nhà nước đối với việc quản lý tập đoàn nhà nước như thế nào, khung pháp lý ra sao? Sau đó, là chế độ trách nhiệm giải trình của người chủ sở hữu; trách nhiệm giám sát của các cơ quan quốc hội và các cơ quan giám sát về mặt tài chính.
Trao đổi với đài RFA trong một cuộc phỏng vấn gần đây, bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn văn phòng Thủ tướng cho biết:
“Nếu có một hệ thống giám sát tốt hơn, nghiêm ngặt hơn thì có lẽ nó cũng không đến nỗi quá tệ như đến lúc Vinashin sụp đổ và Nhà nước phải thừa nhận”.
Vấn đề Vinashin còn trở nên nghiêm trọng hơn đặt trong bối cảnh Vinashin là kết quả của quá trình thí nghiệm mô hình tập đoàn kinh tế - mô hình kinh tế được xem là chủ đạo. Sự thất bại của tập đoàn này dễ dẫn đến nghi vấn về đường hướng kinh tế của cả một đất nước. TS Lê Đăng Doanh nhận xét:
“Và cái điều này là người ta phải đặt ra câu hỏi rộng hơn là cái mệnh đề kinh tế Nhà nước là chủ đạo thì nội dung như thế nào với trường hợp Vinashin như thế này. Đó là những câu hỏi rất lớn, rất nghiêm túc mà bất kỳ một người nào có trách nhiệm cần phải trả lời”.
Hội nghị 3 của Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN kết thúc vào tháng 10 năm 2011 đã phải nói đến việc tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, trước hết là các tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước. Một loạt các câu hỏi về mô hình trong tương lai, trách nhiệm giải trình, hiệu quả và cả sự công khai minh bạch… liền được đặt ra.
Những nghi ngờ cũng như sự thiếu lòng tin vào sự quản lý của Nhà nước chắn chắn ảnh hưởng từ hiệu quả kinh tế kém của các tập đoàn Nhà nước, trong đó có Vinashin. Và một khi những thắc mắc này không có những giải đáp thuyết phục và công khai minh bạch, ảnh hưởng của nó không chỉ nằm trong những con số của các khoản nợ, mà nó là một chủ thuyết đã được Đảng CSVN áp đặt lên một đất nước. Và rằng cái chính mà giới đầu tư muốn thấy không phải là bản án cho những người làm sai như thế nào mà chính là một viễn cảnh kinh tế với cơ cấu cũng như hệ thống pháp lý vững chắc, minh bạch.
http://xuongduongvietkhang.blogspot.fr/2012/03/van-con-nhieu-cau-hoi-xung-quanh-vu.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét