Điện hạt nhân - Ý đảng không phải là lòng dân!
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)
- "Chương trình của Việt Nam quá tham vọng, không những nguy hiểm mà nó còn
tốn tiền của nhân dân và không có lợi gì hết cho quốc gia". Bây giờ không có gì
là muộn. Muốn dừng thì dừng ngay, chứ đừng chần chừ. Bởi khi đã xây rồi, lúc đó
anh muốn tháo gỡ một nhà máy hạt nhân đã chạy, anh sẽ tốn kém hàng chục tỷ
(đô-la), anh tốn thời gian tới ba, bốn, năm chục năm mới tháo gỡ xong. "Hiện
chưa làm gì hết, năm 2014 mới bắt đầu xây, mới chỉ thỏa thuận trên nguyên tắc
thôi, chứ đã ký kết mua bán xong gì đâu mà không cho rút lui. Bây giờ vẫn còn
thì giờ để rút lui và tôi xin cam đoan là một Chính phủ sáng suốt thế nào cũng
rút lui. Không thể nào đi tiếp được, bởi vì đi tiếp thì nó sẽ là Fukushima đấy."
- Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn.
“Việt Nam đang có một chương trình điện hạt
nhân "tham vọng vào loại bậc nhất trên thế giới"(!?) với giấc mơ điện hạt nhân
đang "đâm hoa đua nở"(!?) trong lúc thế giới thì đang lo ngại tìm giải pháp thay
thế chúng” …. (NewYork Times, 01/3/2012).
*
Tôi có người anh rể, cựu sĩ quan không quân Hoa
Kỳ (USAF) cứ định kỳ 2 năm/lần hay theo vợ (chị tôi) tránh mùa đông Mỹ bay về VN
thư giãn. Khi trà dư tửu hậu, chúng tôi cũng hay lan man bàn chuyện thế
sự.
Nói đến “Nhà máy Điện Hạt Nhân” Việt Nam, tôi
nhớ Noel vừa rồi chúng tôi có lướt qua mà ấn tượng của anh ấy để lại trong tôi
là câu nói: “Adventure, crazy” (Phiêu lưu, điên khùng) thêm nữa là kèm
theo hai ngón tay xoa xoa với nhau như đếm tiền gọi là “corruption a
commission” (tham nhũng, phần trăm hoa hồng). Tôi thắc mắc, như thế
nào là phiêu lưu, điên khùng?.
Theo nhận xét của riêng anh, là một sĩ quan
USAF chuyên trách phân tích “không ảnh” thuộc Không Đoàn số 3 (3rd ) Hoa Kỳ đồn
trú tại sân bay Biên Hòa vào thập niên 60-70, anh có mặt cùng lúc với phi đội 2
phi cơ không thám Mèo đen U2 (loại tối tân tốt nhất thế giới lúc bấy giờ và kể
cả hiện nay sau khi USAF nâng cấp, bay liên tục 12 giờ, ở độ cao hơn 21.300m -
gấp đôi độ cao của một máy bay thông thường, tắt động cơ, máy bay chỉ lượn lờ
bằng sãi cánh).
Anh thường xuyên đối diện với hàng trăm mét
phim không ảnh do U2 mang về, nghiên cứu dữ liệu phân tích chi tiết trên bề mặt
các lãnh thổ biển và mặt đất từ vịnh Bắc Việt đến dọc biên giới TQ và bao quát
toàn lãnh thổ Đông Dương (Việt, Miên, Lào).
Theo anh, lãnh thổ VN hình chữ S có nhược điểm
eo thắt đoạn giữa Miền Trung, ven duyên hải, bình nguyên quá hẹp trong đó có
Ninh Thuận (nơi đặt nhà máy điện hạt nhân) vì lẽ liên quan đến hệ thống giải
nhiệt, khuynh hướng, người ta hay xây dựng nhà máy gần biển như là một ưu thế,
nhưng với VN (theo anh) rất phiêu lưu, dù tỷ lệ % trăm của rủi ro là không cao
nhưng qua sự cố thảm họa khủng khiếp từ thiên nhiên do động đất, sóng thần tại
Nhật Bản 2011 phá hủy nhà máy điện nguyên tử Fukushima và do sai sót từ con
người gây nên thiệt hại to lớn về môi trường và nhân mạng như sự cố lò phản ứng
nhà máy điện nguyên tử Chernobyl của Liên Xô phát nổ 1986 hay nhẹ hơn là sự cố ở
nhà máy điện hạt nhân Three Miley Island (TMI) 2009 ở Pennsylvania (Mỹ) không
mất người và lượng hạt nhân rò rỉ tương đối nhỏ và thấp nhưng cũng phải hao tốn
tới mấy tỷ usd mà VN không như Hoa Kỳ, nghèo, thì muốn hay không, người có trách
nhiệm cũng phải thận trọng dự kiến viễn cảnh không mong đợi nhưng có thể đến bất
cứ lúc nào này, không thể nói rằng các lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới (thế hệ
Thứ III) loại EPR, APWR, ABWR an toàn ít rủi ro nguy hiểm hơn loại nhà máy dùng
graphite có liên quan đến “plutonium” như Chernobyl của Liên Xô, khi mà sự vận
hành vẫn lệ thuộc vào các thanh nhiên liệu chứa phóng xạ ghê gớm đến 50 triệu
curies (mỗi curie là 37 tỉ phóng xạ) cực kỳ nguy hiểm cho con người và môi
trường, bởi rất khó khăn, tốn kém, nguy hiểm trong các giải pháp tẩy rữa hay thu
hồi mà Việt Nam hiện nay về Điện Hạt Nhân rất thiếu phương tiện, thiếu thầy,
thiếu thợ có kinh nghiệm chuyên sâu.
Nó sẽ trở thành hiện thực “rất phiêu lưu” khi
có một sự cố sai sót do con người gây ra như Chernobyl hay thiên nhiên như nhà
máy điện nguyên tử Fukushima của Nhật mới đây. Khi mà sau vụ nổ từ nhà máy
Chernobyl phóng xạ phát tán tự do ra nhiều vùng ở nước Nga các nước Bắc Âu lan
sang miền Nam nước Pháp. Liều phóng xạ cực lớn (gần 1.600 rems trong khi liều
còn an toàn cho người là nhỏ hơn 50 rems) 49.000 cư dân TP Pripyat và 135.000
người khác trong phạm vi 30 ki lô mét xung quanh nhà máy phải di tản lập tức, 50
km bán kính được cảnh báo không an toàn, 600.000 lính Nga điều động đến
Chernobyl để quét dọn, làm sạch chất phóng xạ, rất nhiều người đã bị chết, con
số chính xác không được công bố. Đến nay đã có vài ngàn trẻ em bị mổ tuyến giáp
trạng, mắc bệnh bạch huyết, ung thư và dị tật bẩm sinh; hậu quả tàn khốc của tai
nạn Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl sau gần 20 năm vẫn âm thầm tiếp diễn. Tất cả
kết quả sau điều tra: “Lỗi do công nhân vận hành”
Xem tiếp kỳ sau
Điện hạt nhân - Ý đảng không phải là lòng dân! (Kỳ 2 )
http://danlambaovn.blogspot.fr/2012/03/ien-hat-nhan-y-ang-khong-phai-la-long.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét