Những hung thần
“cá mập đen” TQ - tương lai cho hiểm họa NMĐ/HN Việt Nam
Bên cạnh ranh giới “Lợi và Hại” rất mong manh
từ nhà máy điện Hạt Nhân ấy, công luận nhân dân VN còn tự hỏi nhiều vấn đề liên
quan mà Quốc Hội, Đảng và nhà nước có trách nhiệm và cần phải công khai minh
bạch khẳng định bằng những biện minh, luận chứng khoa học đủ sức thuyết phục từ
các giới chức chuyên nghiệp ngành hạt nhân trong và ngoài nước trước khi tiến
hành xây dựng.
Chẳng thể nào nhắm mắt làm ngơ khi có những khuyến cáo mà tự thân nơi nguồn khuyến cáo ấy hoàn toàn không thụ đắc chút lợi nhuận nào ngoài sự nhiệt tình chỉ rõ cho chúng ta những khiếm khuyết và nhược điểm tai hại nếu cứ cực đoan nhắm mắt làm ngơ mà các giới chức VN có thẩm quyền thì cứ im lặng bởi nhiều lý do “khó nói hay không muốn nói” điển hình như: “Các nước có nền kinh tế hùng mạnh hơn VN trong khối ASAEN và Châu Á không còn tha thiết với NMĐ/HN thì sao một quốc gia VN đang nợ nần và lạm phát nặng lại phấn khởi hồ hởi với tham vọng đắt đỏ tiềm ẩn nhiều rủi ro không an toàn này? - Vì sao những thứ nước khác chê muốn đẩy nó đi, thì Việt Nam lại chịu tốn kém “ôm” nó vào!?. ”
Chẳng thể nào nhắm mắt làm ngơ khi có những khuyến cáo mà tự thân nơi nguồn khuyến cáo ấy hoàn toàn không thụ đắc chút lợi nhuận nào ngoài sự nhiệt tình chỉ rõ cho chúng ta những khiếm khuyết và nhược điểm tai hại nếu cứ cực đoan nhắm mắt làm ngơ mà các giới chức VN có thẩm quyền thì cứ im lặng bởi nhiều lý do “khó nói hay không muốn nói” điển hình như: “Các nước có nền kinh tế hùng mạnh hơn VN trong khối ASAEN và Châu Á không còn tha thiết với NMĐ/HN thì sao một quốc gia VN đang nợ nần và lạm phát nặng lại phấn khởi hồ hởi với tham vọng đắt đỏ tiềm ẩn nhiều rủi ro không an toàn này? - Vì sao những thứ nước khác chê muốn đẩy nó đi, thì Việt Nam lại chịu tốn kém “ôm” nó vào!?. ”
“Việt Nam đang
có một chương trình điện hạt nhân "tham vọng vào loại bậc nhất trên thế
giới"(!?) với giấc mơ điện hạt nhân đang "đâm hoa đua nở" (!?) trong lúc thế
giới thì đang lo ngại tìm giải pháp thay thế chúng ”? theo tờ báo Mỹ.
01/3/2012.
Liệu có bao nhiêu người dân VN biết và tự hỏi:
“Tại sao một số quốc gia từng để xảy ra thảm họa
hạt nhân lại nằm trong số các công ty đang "ra sức" bán công nghệ năng lượng này
cho Việt Nam, trong đó có Nga và Nhật Bản? mà các giới chức có thẩm quyền VN lại
vui vẻ quan tâm chuẩn thuận? ”(BBC).
Liệu Quốc Hội và nhân dân VN có phúc quyết để
trả món nợ này không? Việt Nam ký thỏa thuận vay 8 tỉ đôla từ Nga để giúp xây
dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
Hãng tin Dow
Jones cho biết đại diện bộ tài chính hai nước hôm nay đã ký văn bản tại Hà Nội.
Ông Phan Minh Tuấn, Trưởng ban Chuẩn bị đầu tư Dự án Điện hạt nhân và năng lượng
tái tạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho hay khoản tiền đầu tiên sẽ
được giải ngân năm 2014. Trong khi đó, theo trang tin Chính phủ Việt Nam, tại
một cuộc họp ngày hôm nay, Việt Nam "đánh giá cao việc ký kết Hiệp định về việc
LB Nga cung cấp tín dụng cho Việt Nam xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
1, cũng như việc Nga sẽ tài trợ chi phí lập Báo cáo khả thi cho Dự án quan trọng
này". Nhưng trang web Chính phủ Việt Nam không nói rõ số tiền là bao
nhiêu. (BBC)
Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện
phó Viện Năng lượng Quốc gia được The New York Times trích lời nói: “Tôi không hiểu vì sao Nhật Bản đang cố gắng xuất khẩu
tới các nước kém phát triển một thứ gì đó mà trong nước họ đã chối bỏ.” Hồi
tháng Chín, 2011 công ty Japan Atomic Power ký hợp đồng với EVN cho một báo cáo
khả thi tương tự đối với nhà máy điện hạt nhân thứ hai ở Ninh Thuận - dự kiến sẽ
sử dụng công nghệ Nhật (??)
Trong khi đó bài của Phóng viên Norimitsu
Onishi trên tờ báo Mỹ cho hay “sau thảm họa
Fukushima Nhật Bản tới đây sẽ kỷ niệm một năm, Tokyo đã quyết định hủy bỏ các kế
hoạch xây dựng thêm 14 lò phản ứng vào năm 2030. Trước thảm họa sóng thần Nhật
Bản có 54 lò phản ứng, nhưng hiện nay phần lớn đã dừng hoạt động, ngoại trừ hai
lò còn được tạm giữ lại”.
Vẫn chưa quá muộn
Trao đổi với BBC hôm 02/3/2012, Giáo sư
Nguyễn Khắc Nhẫn chuyên về năng lượng nguyên tử ở Pháp, đồng ý nhận định với
tờ New York Times. Người từng là cố vấn chiến lược của Tập đoàn Điện tử Pháp
Electricité de France, nói:
"Chương trình
của Việt Nam quá tham vọng, không những nguy hiểm mà nó còn tốn tiền của nhân
dân và không có lợi gì hết cho quốc gia". Bây giờ không có gì là muộn. Muốn dừng
thì dừng ngay, chứ đừng chần chừ. Bởi khi đã xây rồi, lúc đó anh muốn tháo gỡ
một nhà máy hạt nhân đã chạy, anh sẽ tốn kém hàng chục tỷ (đô-la), anh tốn thời
gian tới ba, bốn, năm chục năm mới tháo gỡ xong. "Hiện chưa làm gì hết, năm 2014
mới bắt đầu xây, mới chỉ thỏa thuận trên nguyên tắc thôi, chứ đã ký kết mua bán
xong gì đâu mà không cho rút lui. Bây giờ vẫn còn thì giờ để rút lui và tôi xin
cam đoan là một Chính phủ sáng suốt thế nào cũng rút lui. Không thể nào đi tiếp
được, bởi vì đi tiếp thì nó sẽ là Fukushima đấy."
Ông Nhẫn tin rằng các công ty cung cấp công
nghệ điện hạt nhân đang cố bán hàng cho Việt Nam vì họ đã "trót đầu tư" và nay
bị chính nhân dân trong nước của họ không cho lắp đặt, vận hành nữa, nên tìm
cách bán thứ công nghệ mà ông cho là "đã lỗi thời" và không có tương lai, sang
các quốc gia kém phát triển “chỉ vì muốn thu hồi lại lợi nhuận”.
Nguyên nhân việc phí phạm ngân
sách
Nguyên nhân chính Mỹ phải bỏ dở nhiều nhà máy
ĐHN gồm:
● Quá tự tin và nghe lời các nhà kinh tế và kỹ
thuật “dự đoán” sự cần điện trong tương lai. Họ đều dùng dữ kiện trong 5-10 năm
trong quá khứ rồi tích lũy lên cho 10-20 năm trong tương lai. Phương pháp này
không bao gồm rất nhiều yếu tố mà họ không biết rõ về khả năng của kỹ thuật và
của người dân. Giá điện càng tăng và kỹ thuật càng tân tiến thì người ta dùng
càng ít năng lượng. Tỉ số E/GNP của các nước đang mở mang có thể là 2 trong khi
càng văn minh thì càng nhỏ lại. Tỉ số này của Nhật và Pháp có thể là 0.8.
● Quá tin tưởng vào nguồn năng lượng ĐHN: rất
mới, rất to lớn và rất hấp dẫn không làm ô nhiễm khí quyển. Mà không tiên liệu
các di lụy tuyệt đối cần phải có trong kỹ thuật phức tạp an toàn theo
sau.
● Không biết rằng có cả trăm ngàn chi tiết của
nhà máy cần phải thiết kế đúng chuẩn mực và bị giám sát chặt chẽ – sai một ly
cũng không được châm chế; vì thế trong quá trình giám sát, có cả 5,000 – 10,000
chi tiết phải làm lại hay thay thế gây tốn kém về nhân lực, vật lực, và thời
gian.
● Khi thương thuyết, không có kinh nghiệm,
không coi trọng sự kiện giá nhà máy là giá loại “mì ăn liền”, nhưng khi xây thì
phải trả tiền lãi trên số tiền vay; vì thế, càng xây lâu thì giá “đầu tư” càng
cao, trong khi đó kinh tế không thể phát triển liền liền 15% mỗi năm để có chi
phí trang trải.
Xem tiếp kỳ sau: IV Điện hạt nhân - Ý đảng không phải là lòng dân! (Kỳ 4)
http://xuongduong.blogspot.fr/2012/03/iv-ien-hat-nhan-y-ang-khong-phai-la.html
Xem tiếp kỳ sau: IV Điện hạt nhân - Ý đảng không phải là lòng dân! (Kỳ 4)
http://xuongduong.blogspot.fr/2012/03/iv-ien-hat-nhan-y-ang-khong-phai-la.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét