Kỹ niệm 25 năm
sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
Nhà máy điện
nguyên tử Fukushima Nhật Bản đã bị phá hủy nặng nề bởi trận động đất và sóng
thần hồi tháng 3 / 2011– (Ảnh: gratisparacelula)
Một câu hỏi được trao cho các giới chức lãnh
đạo Đảng và nhà nước VN: Nếu thảm cảnh ấy xảy ra tại Ninh Thuận (nơi VN dự kiến
đặt 2 nhà máy ĐHN) thì liệu người Việt Nam có đủ khả năng xử lý sự cố bằng một
“kịch bản kỹ thuật an toàn”? Trong khi di lụy từ hoang tàn Chernobyl của Nga và
Fukushima của Nhật nơi mà dù có đầy kinh nghiệm và tài lực vẫn còn loay hoay nan
giải như vô vọng với phóng xạ hạt nhân để mong trả lại cảnh cũ cho môi trường.
(Hiện nay vì áp lực từ nhân dân, chính phủ Nhật Bản đã ngưng hoạt động 52/54 lò
phản ứng NMĐ/HN) sau sự cố Fukushima.
Mô hình nhà máy
điện Hạt Nhân Ninh Thuận
Bãi Biển Vĩnh
Hải – hoang sơ thơ mộng bên khu vực liền kề vị trí xây dựng nhà máy điện hạt
nhân. “Liệu có nên hy sinh môi trường thiên nhiên quí giá này?” (ảnh Văn
Ngọc).
(Vị trí 2 nhà
máy ĐHN Ninh Thuận, duyên hải liền kề Biển Đông)
Nhưng viễn cảnh quan trọng và “kinh hoàng” hơn
hết là nếu không có giải pháp “phép lạ” tức thời nào khả dĩ khắc phục tai nạn
NMĐ hạt nhân ấy (nếu xảy ra) thì khúc ruột duyên hải Ninh Thuận từ biển đến chân
dãi Trường Sơn có các tuyến quốc lộ giao thông đường bộ và đường sắt huyết mạch
quốc gia bị cắt đứt phong tỏa do nhiễm phóng xạ hạt nhân là đầy khả năng và bao
lâu thì không ai đoán được? chưa nói tới sự ô nhiểm phóng xạ do thất thoát ở mức
độ nào từ Trường Sơn ra tới biển, một vùng ngư nghiệp truyền thống của Miền
Trung VN?. Đó là tương lai gần có thể rủi ro do con người còn xa hơn một chút,
hãy nghĩ đến thiên nhiên, biến đổi khí hậu. Khúc ruột miền trung VN vốn đã nổi
tiếng là cái lưng hứng nhiều bão tố hàng năm từ “rốn bão” Philippine quốc gia
láng giềng biển Đông đối diện, cũng không xa lắm cùng mặt biển với Indonesia
quốc gia nằm trên đường đứt gãy võ trái đất dưới đáy Thái Bình Dương khu vực
Châu Á hay bị động đất núi lửa phun trào và sóng thần. Theo các kết quả nghiên
cứu đã được thực hiện tại Viện Vật lý địa cầu và các nhà khoa học quốc tế, các
vùng nguồn động đất ở khu vực biển Đông và lân cận có thể gây nên sóng thần ảnh
hưởng tới Việt Nam bao gồm: 1. Riukiu (Đài Loan, Trung Quốc); 2. đới hút chìm
Manila, Philippines; 3. biển Sulu; 4. biển Celebes; 5 và 6. vùng biển Ban Đa; 7.
Bắc biển Đông; 8. Palawan và 9. Tây biển Đông, trong đó đới hút chìm Manila
(máng nước sâu Manila) có nguy cơ cao nhất.
Trong khu vực này đã từng xảy ra một trận động
đất cường độ 8,2 độ richter ngày 26-5-2006, nhưng may mắn không gây nên sóng
thần.
Theo tính toán của Bộ Tài nguyên - Môi trường,
các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế, động đất 8,3 độ richter xảy ra ở khu vực
rãnh nước sâu Manila có thể tạo nên sóng thần cao 5,2m ở Quảng Ngãi và 2,1m ở
Nha Trang. Động đất 9,2 độ richter có thể tạo ra sóng thần cao 10,6m ở Quảng
Ngãi và 5m ở Nha Trang. Thời gian sóng thần đi từ vùng rãnh nước sâu Manila tới
vùng bờ biển Việt Nam sau khoảng 2 giờ. TS Lê Huy Minh cho rằng về mặt khoa học
các trận động đất có cường độ lớn hơn 6,5 độ richter ở các vùng biển có khả năng
gây ra sóng thần, như vậy nguy cơ sóng thần ở dọc bờ biển duyên hải miền Trung
Việt Nam là hiện hữu và cũng không ai tiên đoán được chuyện gì sẽ xảy ra cho
toàn bộ cái “sống lưng” duyên hải Miền Trung VN trong đó bờ biển Ninh Thuận trực
diện hứng chịu sức mạnh của cơn cuồng nộ thiên nhiên như Sóng Thần 2011 tại Nhật
hay cơn địa chấn Sumatra-Andaman năm 2004 (tàn phá khủng khiếp ven biển
Indonesia Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan). Nếu như có một trận động đất dưới biển
gây nên sóng thần cường độ mạnh như vậy từ Philippine đối diện với VN trên biển
Đông lan tỏa ập tới thì tai họa kép, vừa bị tàn phá do sóng thần và phóng xạ
NMĐ/HN như Nhật Bản là điều không tránh khỏi với VN!.
Các vùng nguồn
động đất gây sóng thần có thể ảnh hưởng tới
vùng bờ biển và
hải đảo Việt Nam. Ảnh: vast.ac.
Thời gian lan
truyền sóng thần từ vùng khu vực Manila Philippine,
tới vùng bờ biển
Việt Nam. Ảnh: vast.ac.
Tuy nhiên, ngần ấy hiểm họa vẫn chưa hết, còn
một mồi lửa nguy hiểm như sóng thần “nhạy cảm” khác, dù gần hay xa, mà không thể
không tính đến. Tranh chấp hải đảo và lãnh hải trên biển Đông cục bộ giữa VN và
TQ đang âm ĩ, cái cận cảnh “bằng mặt nhưng không bằng lòng” hiện nay duy trì
được bao lâu? khi TQ cứ áp đặt các biện pháp cứng rắn với ngư dân VN, bắt bớ đòi
phạt tiền như “hải tặc” mới đây liệu sợi giây thừng mong manh CS/XHCN có đứt
giữa chừng? khi có một bên “già néo” trên Biển Đông? Hải chiến, không chiến trên
biển có thể xảy ra mức độ nào thì không ai tiên đoán được nhưng Việt Nam khỏi
phải mất công lần về quá khứ 1000 năm chiến tranh truyền kiếp với “giặc” Tàu mà
soi rọi những hình ảnh tàn phá hoang dã, man dại, không tha thứ bất cứ gì còn có
thể phá hoại được từ gót chân quân TQ xâm lược để lại trên dọc biên giới phía
bắc VN hai thập kỷ gần đây thì rõ ràng 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận nằm
trống trải ngon lành sát duyên hải như hai tấm bia cho “tên lửa hành trình” chất
đầy ứ trên các tàu ngầm và chiến hạm hải quân TQ thực tập tác xạ từ biển Đông
vào đất liền mà chắc chắn Việt Nam rất khó lòng để bảo vệ cho an toàn, thì cái
từ ngữ “phiêu lưu và điên khùng” cho cái kế hoạch xây dựng nhà máy ĐHN bằng bất
cứ giá nào là có thể biện minh được!
http://xuongduong.blogspot.com/2012/03/ien-hat-nhan-y-ang-khong-phai-la-long_2561.html
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/03/ien-hat-nhan-y-ang-khong-phai-la-long.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét