Từ trái: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, Ngoại trưởng Nam Triều Tiên Kim Sung-hwan, và Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba bắt tay trước cuộc họp 3 bên tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Phnom Penh hôm 12/7/12
12.07.2012
Các Bộ trưởng thuộc Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thất bại, không đạt được đồng thuận để có thể đưa ra một vị thế thống nhất về cuộc tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông. Xuất hiện sau một diễn đàn của ASEAN, các giới chức cấp cao đã không đạt được mục tiêu, là ra một thông cáo chung đại diện cho quan điểm của các nước hội viên về vấn đề này.
Trong suốt tuần qua, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã tìm cách soạn thảo một thông cáo tóm tắt vị thế của các nước hội viên về những cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Tuy nhiên hôm thứ Năm khi các bộ trưởng cấp cao bước ra khỏi Diễn đàn An Ninh Khu vực, cao điểm của các cuộc họp ASEAN tuần này, điều mà ai cũng nhận thấy rõ là nỗi thất vọng.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nói việc các nước ASEAN không ra được một thông cáo chung, là điều “vô trách nhiệm.”
Ông nói: “Bất cứ tại thời điểm nào khi xảy ra những sự cố, chính là lúc chúng ta phải củng cố các nỗ lực của chúng ta, chứ không để nó dậm chân tại chỗ. Năm ngoái cũng vào lúc này, chúng ta cũng gặp phải khó khăn tương tự giữa Campuchia và Thái Lan, một cuộc tranh chấp trực tiếp trong nội bộ khối ASEAN, thế mà cũng không cách nào có thể tìm được một giải pháp trong nội bộ của khối. Tôi thấy sự thể này rất là khó hiểu, và thành thực mà nói, hết sức đáng thất vọng.”
Bốn nước hội viên ASEAN, gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Vietnam có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông. Trung Quốc thì đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng biển này và hồi gần đây đã xảy ra những vụ đối đầu thường xuyên trong khu vực.
Một thập niên về trước, ASEAN và Trung Quốc đồng ý hợp tác với nhau để soạn một bộ quy tắc ứng xử trên biển. Nhưng giờ đây Trung Quốc muốn giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ với từng quốc gia một, chứ không giải quyết vấn đề với toàn bộ khối ASEAN.
Trước đó trong tuần, các nước hội viên ASEAN cho hay đã đồng ý trên nguyên tắc về “những yếu tố chủ yếu” trong một bộ quy tắc ứng xử, và sẽ thuyết phục Trung Quốc mở thương thuyết.
Chiều tối thứ Năm, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan ra dấu hiệu rằng vẫn còn cơ hội để đạt được một thỏa thuận nào đó về một thông cáo chung trước cuối tuần. Ông Pitsuwan cố làm giảm nhẹ bước thụt lùi này.
Ông nói: “Tôi tin rằng tất cả các đối tác trong cuộc đối thoại, tất cả các cường quốc lớn vẫn ủng hộ và trông đợi ASEAN đứng ra nắm vai trò lãnh đạo. Theo nghĩa đó, tôi tin rằng họ đã tạo ra một khoảng trống để ASEAN có thể linh động hướng tới phía trước trong tinh thần xây dựng và tích cực để đóng góp vào tiến trình này. Lần này thì chúng ta gặp một cản trở nhỏ trong nội bộ ASEAN. Chúng ta đã không đồng thuận để có thể đưa ra một vị thế chung cho một vấn đề duy nhất. Phần còn lại vẫn tốt đẹp.”
Trong thời gian dẫn tới các cuộc họp của ASEAN trong tuần này, giới phân tích đã tiên đoán rằng những căng thẳng liên quan tới Biển Đông sẽ là trọng tâm các cuộc thảo luận ASEAN.
Tuần này còn chứng kiến một cuộc tranh chấp khác nổi lên bên ngoài ranh giới các nước ASEAN. Nhật Bản đã đệ đơn chính thức phản đối Trung Quốc sau khi nhiều tàu của Trung Quốc tiến gần tới một quần đảo nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản, nơi Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.
Các cuộc họp ASEAN sẽ bế mạc vào ngày thứ Sáu 13 tháng Bảy. Một cuộc họp thượng đỉnh quy tụ các nguyên thủ ASEAN đã được ấn định vào tháng 11 năm nay.
Trong suốt tuần qua, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã tìm cách soạn thảo một thông cáo tóm tắt vị thế của các nước hội viên về những cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Tuy nhiên hôm thứ Năm khi các bộ trưởng cấp cao bước ra khỏi Diễn đàn An Ninh Khu vực, cao điểm của các cuộc họp ASEAN tuần này, điều mà ai cũng nhận thấy rõ là nỗi thất vọng.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nói việc các nước ASEAN không ra được một thông cáo chung, là điều “vô trách nhiệm.”
Ông nói: “Bất cứ tại thời điểm nào khi xảy ra những sự cố, chính là lúc chúng ta phải củng cố các nỗ lực của chúng ta, chứ không để nó dậm chân tại chỗ. Năm ngoái cũng vào lúc này, chúng ta cũng gặp phải khó khăn tương tự giữa Campuchia và Thái Lan, một cuộc tranh chấp trực tiếp trong nội bộ khối ASEAN, thế mà cũng không cách nào có thể tìm được một giải pháp trong nội bộ của khối. Tôi thấy sự thể này rất là khó hiểu, và thành thực mà nói, hết sức đáng thất vọng.”
Bốn nước hội viên ASEAN, gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Vietnam có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông. Trung Quốc thì đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng biển này và hồi gần đây đã xảy ra những vụ đối đầu thường xuyên trong khu vực.
Một thập niên về trước, ASEAN và Trung Quốc đồng ý hợp tác với nhau để soạn một bộ quy tắc ứng xử trên biển. Nhưng giờ đây Trung Quốc muốn giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ với từng quốc gia một, chứ không giải quyết vấn đề với toàn bộ khối ASEAN.
Trước đó trong tuần, các nước hội viên ASEAN cho hay đã đồng ý trên nguyên tắc về “những yếu tố chủ yếu” trong một bộ quy tắc ứng xử, và sẽ thuyết phục Trung Quốc mở thương thuyết.
Chiều tối thứ Năm, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan ra dấu hiệu rằng vẫn còn cơ hội để đạt được một thỏa thuận nào đó về một thông cáo chung trước cuối tuần. Ông Pitsuwan cố làm giảm nhẹ bước thụt lùi này.
Ông nói: “Tôi tin rằng tất cả các đối tác trong cuộc đối thoại, tất cả các cường quốc lớn vẫn ủng hộ và trông đợi ASEAN đứng ra nắm vai trò lãnh đạo. Theo nghĩa đó, tôi tin rằng họ đã tạo ra một khoảng trống để ASEAN có thể linh động hướng tới phía trước trong tinh thần xây dựng và tích cực để đóng góp vào tiến trình này. Lần này thì chúng ta gặp một cản trở nhỏ trong nội bộ ASEAN. Chúng ta đã không đồng thuận để có thể đưa ra một vị thế chung cho một vấn đề duy nhất. Phần còn lại vẫn tốt đẹp.”
Trong thời gian dẫn tới các cuộc họp của ASEAN trong tuần này, giới phân tích đã tiên đoán rằng những căng thẳng liên quan tới Biển Đông sẽ là trọng tâm các cuộc thảo luận ASEAN.
Tuần này còn chứng kiến một cuộc tranh chấp khác nổi lên bên ngoài ranh giới các nước ASEAN. Nhật Bản đã đệ đơn chính thức phản đối Trung Quốc sau khi nhiều tàu của Trung Quốc tiến gần tới một quần đảo nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản, nơi Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.
Các cuộc họp ASEAN sẽ bế mạc vào ngày thứ Sáu 13 tháng Bảy. Một cuộc họp thượng đỉnh quy tụ các nguyên thủ ASEAN đã được ấn định vào tháng 11 năm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét