Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Mời ngài Chủ Tịch Nước và Tổng Bí Thư hãy diệt sâu Chúa !



HÃY DIỆT SÂU CHÚA!

Quanlambao – Hãy đọc báo trong nước để thấy thực trạng của doanh nghiệp và nền kinh tế mà nhóm lợi ích ngân hàng đã gây ra. Vậy ông Tổng Bí Thư và ông Chủ Tịch nước nói mãi nào là ‘không chống tham nhũng thì mất lòng tin”, nào là ”bầy sâu’… Vậy mời các ông hãy đến ngay cái ổ mà Quan làm báo đã chỉ ra thì ngay lập tức sẽ cứu được doanh nghiệp và nền kinh tế. Chúng tôi có thể điểm ngay những ổ nhền nhện này để các ông không cần phải mất công tìm kiếm: 
1. Hãy thanh tra tại sao Thống đốc Bình rót cho NH Phương Nam 5.000 tỷ đồng vào tháng 11/2011, rồi đến tháng 1/2012 lại rót 5.000 tỷ đồng vòng qua BIDV để rót xuống cho NH Phương Nam? 
2. Hãy thanh tra 41 Công ty con của Trầm Bê tại Ngân hàng Phương Nam đã rút tiền 70.000 tỷ của chính Ngân hàng Phương Nam. 
3. Hãy thanh tra các khoản đầu tư  dài hạn trên 23.000 tỷ tại Eximbank từ 5 năm nay không trả lại và khoản cho vay 40.000 tỷ – Đây là khoản tiền mà Nguyễn Đức Kiên đã chiếm đoạt để đi thôn tính.
4. Hãy thanh tra trên 48.000 tỷ đầu tư của Techcombank  trên 5năm nay không trả lãi, thực chất Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh đã chiếm đoạt tiền để đầu tư cá nhân.
5. Hãy thanh tra 100.000 tỷ xoá nợ tại Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Agribank để thấy rõ 80% tiền xoá nợ này đã đổ cho Hoang Anh Gia Lai, Phạm Nhật Vượng, Thái Hương, …
6. Hãy thanh tra 60.000 tỷ đồng liên ngân hàng và NHNN cho vay ngắn hạn cho  Eximbank trong quý 1/2012 để cứu Nguyễn Đức Kiên chiếm dụng tiền của dân đi thâu tóm không có tiền trả về;
7.Hãy thanh tra trên 8.000 tỷ mà NHNN rót cho Techcombank trong năm 2011 và cho vay ngắn hạn đột xuất trên 40.000 tỷ trong Quý 1/2012 để cứu nhóm thâu tóm doanh nghiệp này.
8. Hãy thanh tra các khoản cho vay ưu đãi 10.000 tỷ của NHNN, ngân hàng Agribank và BIDV cho Bắc Á và Công ty của bà Thái Hương.

BẦY SÂU CON CỦA CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG ĐẺ RA!
Chỉ cần bằng đó vụ việc làm rõ sẽ thấy nhóm lợi ích đã chiếm đoạt tiền của nhân dân và thâu tóm ngân hàng, doanh nghiệp, tài sản trị giá ít nhất 20 tỷ USD. Nhưng điều chắc chắn là: Đường nào cũng sẽ đến La Mã – Nguyễn Thanh Phượng! Vậy các ngài có đủ dũng khí để đối mặt với sự thật??? ĐỪNG NÓI NỮA NHÂN DÂN MUỐN NHÌN THẤY CÁC NGÀI HÀNH ĐỘNG – ĐÂY LÀ  BẦY SÂU CHÚA NẾU DIỆT ĐƯỢC CHÚNG SẼ GIẢM ĐƯỢC 80% BẦY SÂU CON….
Lãi suất thấp chưa tới DN
Dù trần lãi suất đối với các nhóm đối tượng ưu tiên về 13%/năm từ ngày 11-6 nhưng hiện nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được vay mức lãi suất thấp này
Ngày 28-6, tại buổi lắng nghe ý kiến doanh nghiệp (DN) do HĐND TPHCM tổ chức, các hiệp hội ngành nghề trên địa bàn TPHCM đều kêu nhiều DN đang tiếp tục phải vay lãi suất rất cao dù thuộc đối tượng DN  nhỏ và vừa, lĩnh vực xuất khẩu…
Vẫn vay 17%-18%/năm
Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su nhựa TPHCM, cho biết các DN ngành nhựa đa phần nhỏ và  vừa  nhưng không thể tiếp cận được mức lãi suất 13%/năm mà đang phải vay với lãi suất 17%-18%/năm. Nguyên nhân chính theo các ngân hàng (NH) là bởi DN vướng nợ xấu (nợ quá hạn trên 90 ngày đều bị coi là nợ xấu).

Dù trần lãi suất đã hạ nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải vay với lãi suất 17%-18%. Ảnh: HỒNG THÚY
Thậm chí sau khi DN đã trả được hết lãi vẫn bị ghi vào “sổ đen” trên hệ thống mạng của các NH và chỉ gỡ bỏ sau 3 năm. Có DN trả lãi mỗi năm trên 11 tỉ đồng nhưng bị quá hạn khoảng 36.000 USD (720 triệu đồng) đã bị liệt vào “sổ đen” thông tin và phải đến năm 2014 mới được tháo xuống. “Những trường hợp này, DN có trả hết nợ xấu nhưng vẫn có “lịch sử” trên hệ thống các NH nên không thể tiếp cận lãi suất thấp” – ông Trần Việt Anh than.
Theo thống kê của Hiệp hội DN TPHCM, lãi suất thực tế các DN đang phải vay từ 15%-17%/năm, thậm chí mỗi NH còn có “hàng rào kỹ thuật” riêng nên DN không thể nào vay nổi lãi suất thấp. NH chỉ muốn cho vay những DN tốt nhưng họ không muốn vay. Ngược lại, với DN đang gặp khó khăn phải “cầu cứu” nguồn vốn NH để tiếp tục tồn tại lại bị NH từ chối.
“Nếu NH cứ khăng khăng đòi DN phải có tài sản thế chấp mới cho vay, bất chấp dự án tốt đến thế nào, dù lãi suất hạ thêm nữa, DN cũng không tiếp cận được” – ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đồ gỗ Mỹ nghệ TPHCM, nhận xét.
Theo ông Nguyễn Xuân Hàn, Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận, không chỉ khó vay lãi suất thấp do vướng nợ xấu, có DN còn bị NH dùng nợ xấu của DN làm lý do áp dụng mức lãi suất cho vay cao.


Đừng để “chết” rồi mới cứu!
“Cách đây khoảng 2 tháng, DN kêu ca rất nhiều nhưng hiện tại họ không kêu nữa. Không phải tình hình đã tốt hơn mà sức chịu đựng của DN không còn! Nhiều DN  không sản xuất nhưng cũng không kêu ca, chỉ khi hiệp hội xuống tận nơi mới biết họ đã tạm ngưng hoạt động” – ông Trần Quốc Mạnh lo lắng.
Ông Mạnh cũng cho hay nhìn vào con số xuất khẩu ngành đồ gỗ mỹ nghệ thấy tăng, kim ngạch tăng nhưng thực sự các DN đang phải chấp nhận không lãi, thậm chí lỗ, để hoạt động cầm chừng giữ thị trường. Bởi nếu DN xuất khẩu ngưng lại hợp đồng nghĩa là những đơn hàng tiếp theo sẽ không về và DN phải đóng cửa.


Theo Hiệp hội DN TPHCM, hiện nay nhiều DN có nhu cầu vay để đảo nợ là chính nhưng tài sản thế chấp không còn để có thể vay tiếp. Vì vậy, hiệp hội đề nghị NH Nhà nước xem xét cho các DN được vay đảo nợ với mức lãi suất hiện hành (thay vì mức trên 20% như trước) giúp DN giảm số lãi phải trả hằng tháng, tập trung sản xuất kinh doanh tốt hơn. “Về phía các NH thương mại nên công khai điều kiện cho vay, mức lãi suất, thủ tục vay và tạo điều kiện hỗ trợ DN có thể thế chấp bằng L/C, nguồn thu hay hàng tồn kho…” – ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM, đề nghị.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM, cho rằng các hiệp hội ngành hàng trên địa bàn TP nên đưa ra những trường hợp DN khó khăn cụ thể, có địa chỉ rõ ràng để TP có hướng tháo gỡ.


Khách VIP cũng bị “chém” đẹp
Bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, chủ một DN trên địa bàn quận Bình Thạnh – TPHCM, khách hàng VIP của NH S. chi nhánh Gò Vấp, kể: Mới đây, bà tiếp tục đến NH này vay ngắn hạn, bổ sung vốn kinh doanh nhưng NH này đã đưa ra lãi suất 18%/năm. Bà Thúy cho rằng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động vốn từ 6%-9% là bất hợp lý (hiện lãi suất huy động vốn của các NH phổ biền từ 9%-12%/năm) nên đề nghị NH giảm thêm lãi suất nhưng không được chấp nhận.
Điều bà Thúy bức xúc là nhiều năm trước khi lãi suất đầu vào tăng mạnh, NH này yêu cầu điều chỉnh tăng lãi suất cho vay, bà đều chấp nhận dù thời gian vay chỉ mới một tháng. Nay bên vay đề nghị giảm lãi suất với lý do hợp lý thì NH lại từ chối thẳng thừng. “Vì thế, tôi quyết định nghỉ giao dịch với NH này”- bà Thúy nói.
Chủ DN này cũng kể sau đó bà đến một số NH khác để vay vốn thì lãi suất cho vay cũng lên tới 17,5%/năm… Tuy nhiên, tại một NH lớn ở TPHCM, bà đã vay được vốn ngắn hạn với lãi suất 13,15%/năm.
Th.Thơ

THÁI PHƯƠNG
Theo Tầm Nhìn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét