Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Thủ thuật “giấu” những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam (*)

Miên Thy chuyển ngữ
Nguồn: Wall Street Journal
Đây là chiến thuật mới nhất nhằm càn quét các nhà phê bình trong nước.

Hà Nội gần đây đã tỏ ý muốn có mối quan hệ gần gũi hơn với Washington như một cách để đối trọng lại sự hung hăng của Bắc Kinh trong vùng Biển Đông. 

Trong khi đó, Washington thì lại nói rằng họ muốn Hà Nội cải thiện các vấn đề liên quan đến nhân quyền tại Việt Nam.




Điều này có nghĩa là cả hai bên đều phải đối mặt với một thử nghiệm mới trong vụ bất đồng chính kiến ​​Bùi Thị Minh Hằng.


Gần đây bà Hằng đã bị đưa vào một trại lao động để “cải tạo” liên quan đến các cuộc biểu tình ôn hòa, một hành động không thể xem là bất hợp pháp trong một quốc gia bình thường. Nhiều lần vào năm ngoái, bà Hàng cùng với những người Việt khác đã tập hợp nhằm phản đối sự xâm lược ngày càng tăng của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.

Vấn đề Biển Đông được cho là chủ đề nhạy cảm tại Việt Nam. Hơn nữa, Hà Nội xem các cuộc biểu tình là một thách thức lớn trong mối quan hệ ngoại giao với nước láng giềng đồng chí Bắc Kinh. Một số nhà hoạt động khác và các bloggers đã bị bắt giữ trong vòng hai năm qua vì đã lên tiếng chỉ trích những phản ứng khập khiễng của Hà Nội đối với các hành động khiêu khích Trung Quốc.

Trường hợp của bà Hằng cho thấy mối lo ngại về mặt chiến lược của Hà Nội đối với những ai lên tiếng chỉ trích chính phủ. Thay vì phải thông qua các phiên tòa mang tính trình diễn và quá trình kháng cáo, bà Hằng đã bị kết tội thông qua các quá trình hành chính thường được sử dụng cho các tội phạm ma túy và những tội phạm khác.


Bùi Thị Minh Hằng đã la hét các khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở trung tâm thành phố Hà Nội và tháng 7 năm 2011 vừa qua. Ảnh: AFP/Getty Images
Trong khi các lý do dẫn đến sự thay đổi trong chiến thuật thủ tục để đưa bà Hằng vào trại phục phồi vẫn chưa rõ, thì các đồn đoán khác cho rằng Hà Nội lo ngại sự kiện của bà sẽ trở thành một trò trình diễn lố bịch. Những người bất đồng chính kiến ​​khác đã sử dụng các phiên tòa như là nơi để công khai chỉ trích chính phủ – như trường hợp của Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng ngay giữa phiên tòa khi ông bị kết án vì có các hoạt động ủng hộ dân chủ vào năm 2007 – và tòa án có thể là địa điểm hấp dẫn dấy lên cuộc biểu tình.

Vì vậy, an ninh đã lặng lẽ chuyển bà Hằng đến một trại cải tạo trong lúc gia đình bà không hề hay biết chuyện gì đã xảy ra. Sau khi có một số thông tin về nơi giam giữ bà Hằng thì đến lượt con trai của bà bị giam giữ khoảng 24 tiếng đồng hồ khi cậu ấy cố gắng phát tờ rơi “tìm mẹ” ở ngoài phố.

Sự lo lắng hiện nay là Hà Nội có thể sẽ biến trường hợp của bà Hằng thành một cách mới để xử lý các nhà bất đồng chính kiến khác. Thế giới bên ngoài nên ghi số điểm này của Hà Nội khi họ đang cố gắng giấu “các thành tích nhân quyền” của họ dưới tấm thảm.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tuần trước đã chính thức lên tiếng chỉ trích phía Việt Nam về vụ bà Hằng bị giam giữ và kêu gọi trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị. Trong khi đó, một phái đoàn của Liên minh châu Âu ngày hôm qua đã bắt đầu cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với phía chính phủ Việt Nam. Và tất nhiên vụ của bà Hằng chắc chắn nằm trong chương trình nghị sự này.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã thúc đẩy để đưa mối quan hệ Việt–Mỹ trở nên gần gũi hơn nhằm ổn định các căng thẳng trong vùng Biển Đông, nhưng bà cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa để cải thiện các thành tích nhân quyền. Cùng lúc, Hà Nội biết rằng các chiến lược hợp tác với phương Tây là lợi ích tốt nhất đối với Việt Nam. Điều đó có thể sẽ giúp các nhà lãnh đạo nước ngoài thúc đẩy Việt Nam mạnh hơn trong hồ sơ nhân quyền, trong đó có cả trường hợp bà Hằng và nhiều người khác.
______
* Tựa đề do Phía Trước đặt lại từ bản gốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét