Phạm Trần - Đảng Cộng sản đã đánh canh bạc cuối cùng. Nếu thắng, đảng tồn tại. Nếu tiếp tục thất bại như đã thấy sau 13 năm xây dựng, chỉnh đốn đảng thì đảng sẽ tan và mất vị trí lãnh đạo đất nước.
Đó là kết qủa đương nhiên vì đảng đã lùi tới bước đường cùng.
Đó là kết qủa đương nhiên vì đảng đã lùi tới bước đường cùng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ngày 31/12/2011 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, phổ biến ngày 16/1 (2012) đã chứng minh điều đó.
Văn kiện quan trọng này viết : “ Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.”
Tại sao ? Bởi vì nói như Nghị quyết thì : “ Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”
Nhưng ai, nếu không phải chính các Lãnh đạo đảng từ Trung ương xuống địa phương đã tiến cử những thành phần cán bộ, đảng viên dù thiếu khả năng và biến chất nhưng vì “là người của phe ta” nên được nắm các chức vụ có chức có quyền để chia chác bổng lộc cho nhau, bỏ mặc cho dân đói nghèo.
Nghị quyết 4 cũng đã xác nhận tệ trạng này : “Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước…Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.”
BỆNH TỪ BAO GIỜ ?
Nhưng các chứng bệnhg này có chữa được không hay đảng đã bó tay ?
Từ khóa đảng VIII, vào tháng 2/1999 dưới thời Lê Khả Phiêu giữ chức Tổng Bí thư, đã có Nghị quyết 6 (lần 2) về “một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.”
Nghị quyết 1999 viết rằng: “ Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm, bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước chậm được củng cố và đổi mới. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy rmạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng phải có biện pháp phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm, tiếp tục củng cố, chỉnh đốn, để ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức và cán bộ.”
Như vậy rõ ràng Khoá đảng VIII đã “lãnh đủ” những tệ nạn của khoá đảng VII thời Đỗ Mười để lại. Nhưng cũng chính Lê Khả Phiêu đã tiết lộ với Báo Tuổi Trẻ trong Cuộc Phỏng vấn ngày 29/12/011 rằng : “Hồi trước Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói là nhà dột từ nóc, bây giờ cái nhà không phải chỉ từ nóc mà dột nhiều chỗ khác nữa. Cho nên phải dành thời gian, nếu hiện nay chuẩn bị chưa kỹ hoặc chưa được nên lui lại sang năm (2012) làm.”
Tại sao ? Bởi vì nói như Nghị quyết thì : “ Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”
Nhưng ai, nếu không phải chính các Lãnh đạo đảng từ Trung ương xuống địa phương đã tiến cử những thành phần cán bộ, đảng viên dù thiếu khả năng và biến chất nhưng vì “là người của phe ta” nên được nắm các chức vụ có chức có quyền để chia chác bổng lộc cho nhau, bỏ mặc cho dân đói nghèo.
Nghị quyết 4 cũng đã xác nhận tệ trạng này : “Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước…Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.”
BỆNH TỪ BAO GIỜ ?
Nhưng các chứng bệnhg này có chữa được không hay đảng đã bó tay ?
Từ khóa đảng VIII, vào tháng 2/1999 dưới thời Lê Khả Phiêu giữ chức Tổng Bí thư, đã có Nghị quyết 6 (lần 2) về “một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.”
Nghị quyết 1999 viết rằng: “ Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm, bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước chậm được củng cố và đổi mới. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy rmạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng phải có biện pháp phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm, tiếp tục củng cố, chỉnh đốn, để ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức và cán bộ.”
Như vậy rõ ràng Khoá đảng VIII đã “lãnh đủ” những tệ nạn của khoá đảng VII thời Đỗ Mười để lại. Nhưng cũng chính Lê Khả Phiêu đã tiết lộ với Báo Tuổi Trẻ trong Cuộc Phỏng vấn ngày 29/12/011 rằng : “Hồi trước Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói là nhà dột từ nóc, bây giờ cái nhà không phải chỉ từ nóc mà dột nhiều chỗ khác nữa. Cho nên phải dành thời gian, nếu hiện nay chuẩn bị chưa kỹ hoặc chưa được nên lui lại sang năm (2012) làm.”
À thì ra đây là chứng nan y mà Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Khoá đảng VI từ năm 1986, cũng đã phải cắn răng “thừa hưởng” từ Khoá đảng V do Trường Chinh Đặng Xuân Khu để lại.
Vậy tại sao từ Khóa đảng VI năm 1986 đến năm 2012, Tổng Bí thư nào cũng đổ lỗi cho “mặt trái” của nền kinh tế thị trường đã làm cho cán bộ, đảng viên sa ngã từ khi Việt Nam phải từ bỏ chính sách kinh tế bao cấp giáo điều, trung ương tập quyền kiểu Liên Sô để chuyển qua “Đổi mới hay là chết” ?
Cũng không khỏi ngạc nhiên sau 13 năm liên tục xây dựng và chỉnh đốn nội bộ mà đến năm 2012 đảng vẫn còn phải “cấp bách” xây dựng đảng, nếu không thì nguy to.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu giải thích với Báo Tuổi Trẻ: “ Cấp bách ở đây không nên hiểu là chỉ có mỗi vấn đề bên trong, vấn đề nội tại mà phải đặt trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước. Đồng thời phải thấy được chính bản thân mình đang có bệnh. Xây dựng Đảng là việc thường xuyên, chúng ta có uống thuốc, có chữa bệnh, có tiến lên nhưng chưa giải quyết triệt nọc. Bệnh nặng nhất là chủ nghĩa cá nhân, nếu không diệt được thì đừng hòng đẩy lùi được.”
Vậy tại sao từ Khóa đảng VI năm 1986 đến năm 2012, Tổng Bí thư nào cũng đổ lỗi cho “mặt trái” của nền kinh tế thị trường đã làm cho cán bộ, đảng viên sa ngã từ khi Việt Nam phải từ bỏ chính sách kinh tế bao cấp giáo điều, trung ương tập quyền kiểu Liên Sô để chuyển qua “Đổi mới hay là chết” ?
Cũng không khỏi ngạc nhiên sau 13 năm liên tục xây dựng và chỉnh đốn nội bộ mà đến năm 2012 đảng vẫn còn phải “cấp bách” xây dựng đảng, nếu không thì nguy to.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu giải thích với Báo Tuổi Trẻ: “ Cấp bách ở đây không nên hiểu là chỉ có mỗi vấn đề bên trong, vấn đề nội tại mà phải đặt trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước. Đồng thời phải thấy được chính bản thân mình đang có bệnh. Xây dựng Đảng là việc thường xuyên, chúng ta có uống thuốc, có chữa bệnh, có tiến lên nhưng chưa giải quyết triệt nọc. Bệnh nặng nhất là chủ nghĩa cá nhân, nếu không diệt được thì đừng hòng đẩy lùi được.”
Cũng với ý nghĩ này, Lê Khả Phiêu còn viết trên Báo Quân đội Nhân dân trước ngày Trung ương kết thúc Hội nghị 4 (31/12/2011) : “ Vậy vì sao Bộ Chính trị, Ban Bí thư lại đặt vấn đề cấp bách đối với công tác xây dựng Đảng? Tôi cho rằng, trước hết là do tình hình phát triển mạnh mẽ của thế giới và trong nước đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới. Nhưng quan trọng hơn chính là bản thân Đảng ta đang tồn tại không ít hạn chế, yếu kém. Vì thế chúng ta phải tiến hành sửa chữa, khắc phục để Đảng ngày càng mạnh, làm tròn được vai trò cầm quyền và thực hiện tốt trọng trách mà nhân dân giao phó, nếu không làm được thì rất nguy hại cho Đảng, cho chế độ ta. Từ suy nghĩ đó, tôi cho rằng, hội nghị lần này Trung ương đặt vấn đề như thế là rất đúng. Nó đã đúng rồi thì chúng ta phải có biện pháp sao cho đúng để giải quyết có hiệu quả….”
Phiêu nói tiếp: “ Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu Đảng phải tự đổi mới, tự tu dưỡng, tự rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Nếu Đảng không làm được những vấn đề nêu trên, thì không những Đảng tự mình đánh mất lòng tin của nhân dân, mà còn không thể đảm đương được vai trò lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội. Và nếu để điều đó xảy ra, Đảng có tội với nhân dân, với dân tộc. Cấp bách chính là ở đó.” (Báo Quân đội Nhân dân, 29/12/2011)
Phiêu nói tiếp: “ Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu Đảng phải tự đổi mới, tự tu dưỡng, tự rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Nếu Đảng không làm được những vấn đề nêu trên, thì không những Đảng tự mình đánh mất lòng tin của nhân dân, mà còn không thể đảm đương được vai trò lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội. Và nếu để điều đó xảy ra, Đảng có tội với nhân dân, với dân tộc. Cấp bách chính là ở đó.” (Báo Quân đội Nhân dân, 29/12/2011)
Nhưng cấp bách hay cứ ì ra đều do đảng cả vì đảng không còn đường thoát.
Ai trong nhân dân và đảng viên cũng biết Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã phải “thừa hưởng” một gánh nặng suy đồi tư tưởng, đạo đức trong đảng vì Ban Chấp hành đảng của hai khoá IX và X do Nông Đức Mạnh lãnh đạo đã không làm được công tác này.
Nhưng liệu Trọng có may mắn hơn khi, theo lời Nghị quyết 4: “Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm” ?
Theo nội dung phát biểu tại Hội nghị 4 thì đó là con bệnh của “chủ nghĩa cá nhân” được cán bộ, đảng viên nuôi dưỡng và sùng bái hơn quyền lợi tối thượng của đất nước vì. Nghị quyết 4 nói rằng trong đảng hiện đang có : “Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm giữ khối lượng tài sản, nguồn vốn lớn của tập thể, của Nhà nước, đó là môi trường để chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, thực dụng phát triển.”
ĐÁNH VÕ GIÓ-TUYÊN TRUYỀN –DÒ THÁM
Vậy đảng phải làm gì để ổn định tình hình khó khăn này ?
Ai trong nhân dân và đảng viên cũng biết Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã phải “thừa hưởng” một gánh nặng suy đồi tư tưởng, đạo đức trong đảng vì Ban Chấp hành đảng của hai khoá IX và X do Nông Đức Mạnh lãnh đạo đã không làm được công tác này.
Nhưng liệu Trọng có may mắn hơn khi, theo lời Nghị quyết 4: “Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm” ?
Theo nội dung phát biểu tại Hội nghị 4 thì đó là con bệnh của “chủ nghĩa cá nhân” được cán bộ, đảng viên nuôi dưỡng và sùng bái hơn quyền lợi tối thượng của đất nước vì. Nghị quyết 4 nói rằng trong đảng hiện đang có : “Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm giữ khối lượng tài sản, nguồn vốn lớn của tập thể, của Nhà nước, đó là môi trường để chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, thực dụng phát triển.”
ĐÁNH VÕ GIÓ-TUYÊN TRUYỀN –DÒ THÁM
Vậy đảng phải làm gì để ổn định tình hình khó khăn này ?
Nghị quyết Trung ương 4 tập trung vào 3 lĩnh vực chính:
“Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng.
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.”
Tất cả những thứ “bùa ngải” này đã được đảng thi hành nhưng thất bại từ Cuộc vận động xây dựng đảng lần thứ nhất năm 1999 thời khóa đảng VIII Lê Khả Phiêu cho nên bây giờ, 13 năm sau phải làm lại từ đầu.
Nhưng hòan cảnh của đảng CSVN bây giờ có nhiều khó khăn và phức tạp hơn năm 1999 . Cán bộ, đảng viên và người dân ngày nay đã biết được thế mạnh của mình khi họ tiếp nhận làn gió của Cuộc cách mạng Mùa Xuân ở Trung Đông và Bắc Phi thổi tới Việt Nam từ giữa năm 2011 !
Đó là lý do đảng đã bảo đảng viên lần này: “Phải làm kiên quyết, kiên trì, xác định rõ lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành, làm từng bước vững chắc, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Làm tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng cũng chính là để thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị. Phải bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng vội, cực đoan; đồng thời không để rơi vào trì trệ, hình thức, không chuyển biến được tình hình; giữ đúng nguyên tắc, không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, đả kích gây rối nội bộ.”
Song song với hoạt động của đảng, Nghị quyết 4 còn ra lệnh : “Chấn chỉnh hoạt động thông tin, tuyên truyền; quản lý có hiệu quả hoạt động báo chí theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Chú trọng làm tốt hơn việc nêu gương những người tốt, việc tốt; lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực; đồng thời phê phán, đấu tranh với những biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, vô trách nhiệm, vụ lợi cá nhân, vi phạm những chuẩn mực đạo đức, lối sống... Tập trung chấn chỉnh, quản lý thông tin trên mạng Internet, các mạng xã hội và blog cá nhân.”
Sau cùng đảng ra lệnh : “Cán bộ chủ chốt và cán bộ dân cử các cấp phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, chủ động nắm bắt tâm tư, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và có biện pháp giải quyết kịp thời. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.”
Tất cả những “vũ khí” và ngôn ngữ “đao to búa lớn” này cũng đã được đảng rêu rao nghe đến mòn tai cả trên chục năm rồi. Từ khoá VI đến XI, kỳ Đại hội đảng nào cũng lập đi lập lại “quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch”, nhưng các tệ nạn tham nhũng, mất phẩm chất và chệch hướng tư tưởng hết tin vào chiếc đũa thần của đảng càng ngày càng lên cao.
“Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng.
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.”
Tất cả những thứ “bùa ngải” này đã được đảng thi hành nhưng thất bại từ Cuộc vận động xây dựng đảng lần thứ nhất năm 1999 thời khóa đảng VIII Lê Khả Phiêu cho nên bây giờ, 13 năm sau phải làm lại từ đầu.
Nhưng hòan cảnh của đảng CSVN bây giờ có nhiều khó khăn và phức tạp hơn năm 1999 . Cán bộ, đảng viên và người dân ngày nay đã biết được thế mạnh của mình khi họ tiếp nhận làn gió của Cuộc cách mạng Mùa Xuân ở Trung Đông và Bắc Phi thổi tới Việt Nam từ giữa năm 2011 !
Đó là lý do đảng đã bảo đảng viên lần này: “Phải làm kiên quyết, kiên trì, xác định rõ lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành, làm từng bước vững chắc, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Làm tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng cũng chính là để thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị. Phải bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng vội, cực đoan; đồng thời không để rơi vào trì trệ, hình thức, không chuyển biến được tình hình; giữ đúng nguyên tắc, không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, đả kích gây rối nội bộ.”
Song song với hoạt động của đảng, Nghị quyết 4 còn ra lệnh : “Chấn chỉnh hoạt động thông tin, tuyên truyền; quản lý có hiệu quả hoạt động báo chí theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Chú trọng làm tốt hơn việc nêu gương những người tốt, việc tốt; lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực; đồng thời phê phán, đấu tranh với những biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, vô trách nhiệm, vụ lợi cá nhân, vi phạm những chuẩn mực đạo đức, lối sống... Tập trung chấn chỉnh, quản lý thông tin trên mạng Internet, các mạng xã hội và blog cá nhân.”
Sau cùng đảng ra lệnh : “Cán bộ chủ chốt và cán bộ dân cử các cấp phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, chủ động nắm bắt tâm tư, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và có biện pháp giải quyết kịp thời. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.”
Tất cả những “vũ khí” và ngôn ngữ “đao to búa lớn” này cũng đã được đảng rêu rao nghe đến mòn tai cả trên chục năm rồi. Từ khoá VI đến XI, kỳ Đại hội đảng nào cũng lập đi lập lại “quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch”, nhưng các tệ nạn tham nhũng, mất phẩm chất và chệch hướng tư tưởng hết tin vào chiếc đũa thần của đảng càng ngày càng lên cao.
Hãy nghe Phạm Thế Duyệt, Nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị kể chuyện với Báo Đại Đòan Kết ngày 15-01-2012 :”Đảng không tránh né. Hội nghị Trung ương 6 lần 2 khoá VIII, Trung ương đã ra nghị quyết chuyên đề nêu khá sâu sắc, không kém gì ở Hội nghị Trung ương 4 vừa rồi. Lúc đó, khi triển khai Nghị quyết tôi nói trước anh em mà cảm thấy như một lời thề với toàn Đảng, toàn dân là phải quyết tâm làm bằng được việc xây dựng chỉnh đốn Đảng. Nhưng chỉ mấy tháng sau thì tiến hành Đại hội IX, thành ra cũng chưa làm được bao nhiêu. Từ đó đến nay Đại hội nào cũng đặt ra. Nhưng đến giờ Hội nghị Trung ương vừa rồi vẫn đánh giá là tiêu cực, tham nhũng, khuyết điểm trong Đảng ngày càng trầm trọng. Đó là vấn đề không thể không suy nghĩ.”
Tại sao thế nhỉ ?
Tại sao thế nhỉ ?
Duyệt trả lời : “Trước hết là chất lượng lãnh đạo của Đảng, đội ngũ của Đảng đông nhưng chưa mạnh. Cho nên mới dẫn đến khuyết điểm kéo dài mà vẫn chưa khắc phục được. Nhiều việc biết vẫn chưa giải quyết được là do bất cập, yếu kém về tổ chức, về cán bộ lãnh đạo, về đảng viên, về trách nhiệm của người đứng đầu. Cả nước gần 4 triệu đảng viên mà sức chiến đấu, tính cách mạng không được như trước….Phải có kế hoạch và cách làm phải rất cụ thể. Kế hoạch không cụ thể, cách làm không cụ thể, bước đi không cụ thể là không ăn thua. Nói hay thật đấy nhưng sẽ lại "ném đá xuống ao bèo tấm”.
Đảng viên đã ném cả triệu viên đá xuống ao bèo từ khuya rồi. Nhưng ai cũng biết đã ném đi thì không lấy lại được.
Đảng viên đã ném cả triệu viên đá xuống ao bèo từ khuya rồi. Nhưng ai cũng biết đã ném đi thì không lấy lại được.
Câu hỏi bây giờ là liệu đảng có còn đủ đá cho 4 triệu đảng viên ném thi đua với Nghị quyết Trung ương 4 không, hay đảng sẽ trắng tay trong canh bạc cuối cùng này ? -/-
(01/2012)
Phạm Trần
Tác giả gửi Danlambao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét