Thế Dũng (NLĐ) - TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã khẳng định như trên về việc cơ quan chức năng huyện Tiên Lãng – Hải Phòng san bằng nhà của ông Đoàn Văn Vươn
* Phóng viên: Là nhà nghiên cứu luật pháp, đồng thời có nhiều năm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, ông nhìn nhận như thế nào đối với quan điểm của chính quyền huyện Tiên Lãng trong vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn?
* Phóng viên: Là nhà nghiên cứu luật pháp, đồng thời có nhiều năm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, ông nhìn nhận như thế nào đối với quan điểm của chính quyền huyện Tiên Lãng trong vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn?
Ông Đinh Xuân Thảo: Luật Đất đai và các quy định pháp luật khác đã quy định rất rõ về trường hợp đất đai của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Tôi chỉ nói thêm Luật Thủy sản năm 2003 đã quy định đối với đất nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả đất và mặt nước được giao thời hạn 20 năm như đối với đất trồng cây ngắn ngày. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn đối xử thiếu công bằng, như đất nuôi trồng thủy sản chỉ cho đấu thầu vài năm rồi thu hồi
Cũng theo quy định của các luật hiện hành, quyền sử dụng của người đầu tư khai khẩn đất, được giao đất sau khi hết 20 năm thì họ tiếp tục được cho thuê. Hoặc người trả tiền thuê một lần còn được thêm nhiều ưu đãi khác như quyền sử dụng giấy chứng nhận để thế chấp ngân hàng… Chính sự nhận thức không đầy đủ về luật pháp hoặc chính quyền nghĩ dân không nắm được luật nên đã làm ẩu, dẫn đến những vụ thu hồi đất sai luật nhằm cho người khác thuê với giá có lợi hơn.
* Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn không nằm trong phạm vi bị cưỡng chế nhưng đã bị san bằng thì có vi phạm luật?
- Về luật pháp, phải tách bạch rõ ràng 2 việc: Ngôi nhà là nơi trú ngụ của người phạm tội và là nơi ẩn náu của người phạm tội. Ngay trong trường hợp để bắt tội phạm trong các vụ án lớn như bắt giữ con tin tại một trụ sở cơ quan Nhà nước hay nhà của người khác thì cũng không được phép phá nhà nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu.
Trường hợp ở đây là ngôi nhà của người phạm pháp (ông Đoàn Văn Vươn – PV), đó là tài sản của bản thân họ và người thân thì càng không thể dùng biện pháp san bằng và chẳng pháp luật nào cho phép làm việc này. Vì thế, huyện Tiên Lãng phải bồi thường ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn bị phá hủy. Đồng thời phải làm rõ trách nhiệm người ra quyết định này
Việc san ủi nhà chỉ được thực thi trong trường hợp ngôi nhà lấn chiếm phải tiến hành giải tỏa khi chủ nhân không chịu tự nguyện tháo dỡ. Ngoài ra, việc san ủi nhà chỉ được tiến hành trong trường hợp xảy ra cháy lớn, cần giải tỏa một ngôi nhà để cho xe cứu hỏa vào cứu nhiều ngôi nhà khác thì mới không cần sự cho phép của chủ sở hữu. Tuy nhiên, Nhà nước phải bồi thường nhà và tài sản bị thiệt hại từ sự giải tỏa này.
Tôi cho rằng vụ việc cưỡng chế ở Tiên Lãng đang gây xôn xao dư luận, nếu TP Hải Phòng không có hướng xử lý thỏa đáng có thể bị khiếu kiện.
* Công sức khai khẩn, tiên phong lấp biển của ông Đoàn Văn Vươn có được xem xét để được ưu tiên trong việc tiếp tục được cho thuê đất, thưa ông?
- Việc khai khẩn và thu hồi phải căn cứ việc đất được khai khẩn có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung, hạ tầng của địa phương hay không. Nếu trong trường hợp không vi phạm quy hoạch thì chính quyền phải có trách nhiệm xem xét để hợp thức hóa quyền sử dụng cho người có công, cũng như xem xét việc tiếp tục cho thuê dài hạn khi họ có nguyện vọng.
* Đối với một vụ việc cưỡng chế hành chính thông thường có được phép sử dụng lực lượng vũ trang, thưa ông?
- Tôi cũng xin nói thêm về việc huyện Tiên Lãng sử dụng lực lượng vũ trang (quân đội - PV) trong quá trình cưỡng chế cần được xem xét để làm rõ tại sao lại có quyết định này. Quy định của pháp luật không cho phép dễ dãi trong việc sử dụng lực lượng vũ trang trong việc tiến hành cưỡng chế.
Việc sử dụng lực lượng vũ trang, có trang bị vũ khí chỉ được áp dụng trong trường hợp phía bị cưỡng chế đã chuẩn bị một lực lượng đối kháng mạnh để chống lại người thi hành công vụ và được phát hiện ngay từ đầu. Nếu chỉ đơn thuần là giữ gìn trật tự thì không được sử dụng lực lượng vũ trang. Việc này phải làm rõ xem huyện Tiên Lãng có làm đúng không.
Cũng theo quy định của các luật hiện hành, quyền sử dụng của người đầu tư khai khẩn đất, được giao đất sau khi hết 20 năm thì họ tiếp tục được cho thuê. Hoặc người trả tiền thuê một lần còn được thêm nhiều ưu đãi khác như quyền sử dụng giấy chứng nhận để thế chấp ngân hàng… Chính sự nhận thức không đầy đủ về luật pháp hoặc chính quyền nghĩ dân không nắm được luật nên đã làm ẩu, dẫn đến những vụ thu hồi đất sai luật nhằm cho người khác thuê với giá có lợi hơn.
Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn đã bị san bằng sau vụ cưỡng chế. Ảnh: THẾ DŨNG
* Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn không nằm trong phạm vi bị cưỡng chế nhưng đã bị san bằng thì có vi phạm luật?
- Về luật pháp, phải tách bạch rõ ràng 2 việc: Ngôi nhà là nơi trú ngụ của người phạm tội và là nơi ẩn náu của người phạm tội. Ngay trong trường hợp để bắt tội phạm trong các vụ án lớn như bắt giữ con tin tại một trụ sở cơ quan Nhà nước hay nhà của người khác thì cũng không được phép phá nhà nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu.
Trường hợp ở đây là ngôi nhà của người phạm pháp (ông Đoàn Văn Vươn – PV), đó là tài sản của bản thân họ và người thân thì càng không thể dùng biện pháp san bằng và chẳng pháp luật nào cho phép làm việc này. Vì thế, huyện Tiên Lãng phải bồi thường ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn bị phá hủy. Đồng thời phải làm rõ trách nhiệm người ra quyết định này
Việc san ủi nhà chỉ được thực thi trong trường hợp ngôi nhà lấn chiếm phải tiến hành giải tỏa khi chủ nhân không chịu tự nguyện tháo dỡ. Ngoài ra, việc san ủi nhà chỉ được tiến hành trong trường hợp xảy ra cháy lớn, cần giải tỏa một ngôi nhà để cho xe cứu hỏa vào cứu nhiều ngôi nhà khác thì mới không cần sự cho phép của chủ sở hữu. Tuy nhiên, Nhà nước phải bồi thường nhà và tài sản bị thiệt hại từ sự giải tỏa này.
Tôi cho rằng vụ việc cưỡng chế ở Tiên Lãng đang gây xôn xao dư luận, nếu TP Hải Phòng không có hướng xử lý thỏa đáng có thể bị khiếu kiện.
* Công sức khai khẩn, tiên phong lấp biển của ông Đoàn Văn Vươn có được xem xét để được ưu tiên trong việc tiếp tục được cho thuê đất, thưa ông?
- Việc khai khẩn và thu hồi phải căn cứ việc đất được khai khẩn có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung, hạ tầng của địa phương hay không. Nếu trong trường hợp không vi phạm quy hoạch thì chính quyền phải có trách nhiệm xem xét để hợp thức hóa quyền sử dụng cho người có công, cũng như xem xét việc tiếp tục cho thuê dài hạn khi họ có nguyện vọng.
* Đối với một vụ việc cưỡng chế hành chính thông thường có được phép sử dụng lực lượng vũ trang, thưa ông?
- Tôi cũng xin nói thêm về việc huyện Tiên Lãng sử dụng lực lượng vũ trang (quân đội - PV) trong quá trình cưỡng chế cần được xem xét để làm rõ tại sao lại có quyết định này. Quy định của pháp luật không cho phép dễ dãi trong việc sử dụng lực lượng vũ trang trong việc tiến hành cưỡng chế.
Việc sử dụng lực lượng vũ trang, có trang bị vũ khí chỉ được áp dụng trong trường hợp phía bị cưỡng chế đã chuẩn bị một lực lượng đối kháng mạnh để chống lại người thi hành công vụ và được phát hiện ngay từ đầu. Nếu chỉ đơn thuần là giữ gìn trật tự thì không được sử dụng lực lượng vũ trang. Việc này phải làm rõ xem huyện Tiên Lãng có làm đúng không.
Đại biểu Quốc hội phải theo dõi vụ việcThế Dũng thực hiện
Chiều 14-1, bà Lê Thị Thu Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho biết qua báo chí bà đã nắm vụ việc cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng nhưng hiện chưa có đủ hồ sơ về vụ việc này. “Là một đại biểu Quốc hội, người đại diện cho dân thì những vấn đề, sự kiện như vụ việc ở Tiên Lãng vừa qua rất cần phải nắm bắt tình hình. Việc này thuộc chuyên ngành của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vì đây là vụ việc cưỡng chế hành chính. Hiện nay, Ủy ban Pháp luật đang thẩm tra dự thảo Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính, trong đó có quy định về cưỡng chế hành chính”.
Chiều cùng ngày, phóng viên trao đổi về vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng được báo chí thông tin trong nhiều ngày qua, ông Trần Đình Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nói: “Tôi không theo dõi vụ việc này...”.
Ông Trần Đình Long, với chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội mà không nghe không biết không theo dõi sự việc chấn động của Hà nội thì ông ta có đáng ngồi cái ghế Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội hay không?
Trả lờiXóaViệc này chắc phải xét lại nếu câu trả lời của ông ta như vậy.