TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH ĐANG LÀM CÁI LOA CỦA BẮC KINH?
Lời bàn góp của Phúc Lộc
Thọ: Đọc
bài viết của Tướng Nguyễn Chí Vịnh dưới đây được đăng trên báo Quân đội
nhân dân số ra thứ 3 ngày 24/12/2012, một bài viết được viết theo phong
cách " đầu Ngô, mình Sở,,,", ba hoa, huyên thuyên đủ thứ để cuối cùng
nhằm nghi trang cho cái ý đồ thâm độc, tuyên truyền cho quan điểm thân
Trung Quốc của cá nhân ông Vịnh: Trung Quốc cơ bản là tốt; Chuyện tranh
chấp trên Biển Đông thì tự 2 nước giải quyết với nhau, không cho ai xía
vào. Điều này được ông Nguyễn Chí Vịnh thể hiện trong mấy dòng sau đây:” Với Trung Quốc, bên cạnh mối quan hệ đối tác chiến lược
toàn diện đang phát triển tốt đẹp, vẫn còn nổi cộm vấn đề về chủ quyền lãnh thổ
trên biển. Chúng ta cần trực tiếp giải quyết với Trung Quốc những tồn tại giữa
hai nước trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào vấn đề giữa Việt Nam và
Trung Quốc…”
Ý
kiến trên của ông Vịnh hoàn toàn trùng khớp với những
lời phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần
tuyên bố
chủ trương chia để trị, không quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông?
Tướng Vịnh đã ngang nhiên tuyên bố để người đọc hiểu: không có chuyện
Việt Nam bàn với Philippines, Indonezia, Ấn Độ, Brunei để tìm cách đối
phó, ngăn chặn cái tham vọng "lưỡi bò" của Trung Quốc; Việt Nam "không
để ai can thiệp " chuyện Biển Đông ?
Như
vậy ý kiến Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã đi ngược với chủ
trương, đường lối đấu tranh của Bộ Ngoại giao Việt Nam; Mặc dù ngang
nhiên
tuyên bố rập khuôn theo Trung Quốc nhưng Tướng Vịnh lại ma lanh, đánh
lận con
đen, ngụy trang cái luận điểm nguy hiểm thân Trung Quốc bằng cách chèn,
thòng
một đoạn mào đầu và đoạn kết để nghi trang cái luận điểm thân Bắc Kinh
của mình; Nếu người đọc không tinh sẽ không thấy được hình hài cái thằng
"lính sơn cước" ẩn đằng sau những chùm lá ngụy trang xum xuê, bô trang
phục rằng ri và bộ mặt "bôi gio trát trấu"…
Trước khi viết ra ý kiến nguy hiểm kể trên, Tướng Vịnh đã
viết:” Đảng, Nhà nước, Quân
đội ta có đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đặc
biệt coi trọng quan hệ với các nước láng giềng ”
Và Ông Vịnh đã khóa duôi cái luận điểm phản động trên bằng
đoạn sau đây:
…”tuân thủ luật pháp quốc tế và những điều ước khu vực,
theo tinh thần Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề
trên biển mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký với lãnh đạo Trung Quốc cuối
năm 2011. Bên cạnh đó, chúng ta chủ trương công khai, minh bạch trước cộng đồng
thế giới và lắng nghe ý kiến của các nước có liên quan lợi ích trên Biển Đông.
Chính do cách tiếp cận như vậy nên khi đề cập đến vấn đề Biển Đông
trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn nhận được nhiều tiếng nói
ủng hộ.”
Thưa
Tướng Nguyễn Chí Vịnh, cái tiểu xảo trong viết lách nhằm nghi trang,
lập lờ “ đánh lận con đen” trong bài viết của ông không đáng
lừa được ai đâu ?!
Basam: Đôi lời: Đã có một dấu hỏi rất
lớn sau bài diễn thuyết đình đám chưa từng thấy của Đại tá Trần
Đăng Thanh, rằng đó là quan điểm “tự phát” hay chính nó như một
thứ mệnh lệnh được “phát” ra từ cấp trên rất cao, qua một cái “loa”, thì nay có
thể tìm ngay trong bài viết quan trọng này.
Trước hết, đập ngay vào mắt là cái tựa đề đã cho
ta gờn gợn những bóng đen lẩn lút đâu đó phía sau Trần Đăng Thanh, với tuyên bố
phải “giữ được môi trường hòa bình” là “ưu tiên tối thượng” để ngụy biện cho một âm mưu
thâm hiểm. Nhưng vẫn phải toát mồ hôi moi bới trong cả đống chữ nghĩa rối rắm,
với lối lượn lờ, lươn lẹo, lắt léo … không dễ giải mã, cố tìm đôi ba chữ như
điểm nhấn, thì cũng đã phát hiện được.
Đó là, “với
Trung Quốc, bên cạnh mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đang phát triển tốt đẹp” (hai chữ chết người,
nói lên tất cả!), là “cần trực tiếp giải
quyết với Trung Quốc những tồn tại giữa hai nước trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào …“, là phải “theo tinh thần Thỏa thuận” của TBT Nguyễn Phú Trọng “đã
ký với lãnh đạo Trung Quốc cuối năm 2011″.
Đó là, không được quên khẩu hiệu “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối
tác tốt“.
Và đương nhiên, dẫu có chuyện gì xảy ra, vẫn phải thuộc nằm lòng mấy chữ “các bạn Trung Quốc“, vì ta luôn “khâm phục và ngưỡng mộ” họ, bởi vì họ
vẫn đang tỏ ra “hòa bình, hợp tác hữu
nghị với các
quốc gia trên thế giới“, đương nhiên, với ta, là “bạn” chí cốt nhất
trên thế giới này (theo quan điểm của lãnh đạo ĐCSVN), thì phải hơn hẳn rồi!
Xin tạm vài phát hiện ban đầu. Mong độc giả, các
chuyên gia, trên tất cả những thông tin đã có gần đây để “giải mã” bài viết của
NCV. Ngay cả sự xuất hiện của nó vào thời điểm quan trọng này cũng đủ khiến ta
cảnh giác, khi mà kẻ vẫn cứ được ra rả tuyên bố là “bạn vàng” đó đã, đang, sẽ
tiếp tục ngang nhiên xâm lấn trên Biển Đông, với dấu mốc ngày 1-1-2013 đang tới
quá gần.
Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc
Thứ Ba, 25/12/2012, 22:18 (GMT+7)
QĐND – Công tác đối ngoại quốc phòng đang ngày
càng có những đóng góp thiết thực vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu
với bạn đọc bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng,
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về mặt công tác này trong thời gian qua và phương
hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Khu vực có những biến chuyển mạnh mẽ
Trong những năm đầu Thế kỷ 21, khu vực châu
Á - Thái Bình Dương có nhiều biến động về chiến lược, cục diện có những
biến chuyển mạnh mẽ, dần trở thành tâm điểm của sự can dự toàn cầu bởi tiềm
năng, lợi ích bao la của biển. Điều này có thể thấy rõ qua chính sách “tái cân
bằng”, trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, hay có thể nhận biết
trước sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc khi Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung
Quốc xác định quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ là “cường quốc biển”. Bên
cạnh đó, các quốc gia khác, dù ở bên bờ Ấn Độ Dương hay ở châu Âu xa xôi, cũng
đánh tín hiệu mong muốn góp mặt để hợp tác, chia sẻ những lợi ích mà châu
Á - Thái Bình Dương có thể mang lại. Các nước trong khu vực, trong đó có
Việt Nam, phần lớn là các quốc gia vừa và nhỏ, cũng nhận thức được lợi ích của
biển, tăng cường các hoạt động kinh tế, nghiên cứu khai thác tài nguyên, tích
cực tham gia vào các mô hình hợp tác liên quan đến biển.
Như một hệ quả tất yếu, sự can dự mạnh mẽ dẫn
đến hai xu thế là hợp tác và cạnh tranh, với những diễn biến cần được nghiên
cứu kỹ lưỡng. Dù mỗi nước đều có chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm song
biển không phải của riêng ai và những lợi ích từ biển cần được chia sẻ theo
đúng luật pháp quốc tế. Đây là một nhận thức rất quan trọng bởi nếu các nước
thống nhất cùng tôn trọng chủ quyền của nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, sẵn
sàng chia sẻ lợi ích một cách minh bạch thì sẽ giảm thiểu mặt cạnh tranh, tối
đa hóa mặt hợp tác.
Tuy nhiên, đứng trước lợi ích to lớn đó, nếu
không hiểu hoặc cố tình hiểu không đúng quyền và lợi ích của mỗi quốc gia trên
biển thì xu thế cạnh tranh sẽ nổi trội, kéo theo những cọ xát với hệ lụy khôn
lường. Ngay lúc này, nhiều người cũng đã thấy những nguy cơ xung đột tiềm tàng
và dấu hiệu của một cuộc chạy đua vũ trang đang cuốn theo cả nước lớn lẫn nước
nhỏ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các nước lớn tăng cường trang bị vũ
khí hiện đại với khả năng chiến đấu cao, tầm hoạt động xa, sức hủy diệt lớn,
chủ yếu là cho không quân và hải quân – nhằm khẳng định quyết tâm và từng bước
hiện thực hóa vai trò thống lĩnh biển của mình.
Không dừng lại ở đó, đã bắt đầu xuất hiện
những tuyên bố về quyền, về chủ quyền trên biển đi ngược lại xu thế thời đại,
bất chấp luật pháp quốc tế, xâm hại chủ quyền của các quốc gia khác, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến lợi ích của tất cả các bên có liên quan…, khiến dư luận trong
và ngoài khu vực vô cùng quan ngại, thậm chí có những dự báo rất bi quan, xám
màu… Rõ ràng, đó là những nhân tố gây bất lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và
phát triển ở khu vực chúng ta.
Độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế
Trước những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển
Đông, nhiều người đặt câu hỏi: Liệu Việt Nam có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền
lãnh thổ, vừa giữ được độc lập tự chủ, không bị cuốn vào cuộc cạnh tranh quyền
lực của các nước lớn, đồng thời giữ được quan hệ hòa bình, hữu nghị với các
nước trong khu vực hay không?
Chúng ta tự tin trả lời: Hoàn toàn có thể
được!
Vì sao như vậy?
Vì chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hoàn
toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thời đại, đó là xu thế hòa bình,
hợp tác và phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Cụ thể trong vấn
đề Biển Đông, chúng ta khẳng định bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền chính đáng
của mình, đồng thời sẵn sàng chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan trên cơ
sở luật pháp quốc tế, tích cực đóng góp cho sự hợp tác vì hòa bình, phát triển
rộng lớn hơn trên các vùng biển quốc tế. Chúng ta bảo vệ lợi ích của chính
mình, nhưng đồng thời cũng là bảo vệ lợi ích chính đáng của tất cả các nước
khác và đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Chính vì vậy,
trong thời gian qua, chúng ta có được sự ủng hộ rộng rãi trong khu vực và trên
thế giới đối với những chủ trương, những hành động cụ thể nhằm bảo vệ độc lập
tự chủ, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông.
Chúng ta sống trong một thế giới hội nhập, hợp
tác đa phương, nhưng vẫn giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ trong quan hệ quốc
tế. Việt Nam ủng hộ sự
can dự của các nước lớn trong khu vực, nếu nó đem lại hòa bình, ổn định, phát
triển cho tất cả các nước. Nhưng đồng thời chúng ta cũng yêu cầu phải có sự
bình đẳng trong quan hệ quốc tế, dù nước lớn hay nước nhỏ đều phải tôn trọng
luật pháp quốc tế trong các vấn đề liên quan đến lợi ích và đặc biệt là vấn đề
chủ quyền lãnh thổ. Bên cạnh đó, Việt Nam khẳng định không tham gia các
can dự có tính chất quân sự, không tham gia các liên minh quân sự, không theo
nước này để chống nước khác. Các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam sẽ không
gây phương hại cho bất cứ quốc gia nào.
Chúng ta bảo vệ lợi ích trên biển trong bối
cảnh quốc tế Việt Nam có nhiều bạn bè tốt và có chung lợi ích ổn định và phát
triển, trước hết là các nước ASEAN. Chúng ta đã và đang nỗ lực để các nước
ASEAN có cùng tiếng nói về vấn đề Biển Đông. Việt Nam sẵn sàng hợp tác chia sẻ lợi
ích không chỉ với các nước có tuyên bố chủ quyền mà cả những quốc gia không có
tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, làm rõ những lợi ích mà họ thu được với một
Biển Đông hòa bình, ổn định. Trong các hoạt động ngoại giao song phương và đa
phương, chúng ta luôn khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập tự chủ và chủ quyền
lãnh thổ một cách hòa hiếu, bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc
tế. Thời đại hôm nay không còn là thời mà quốc gia này có thể ỷ trên sức mạnh
áp đặt ý chí lên một quốc gia khác, đặc biệt khi đụng chạm tới vấn đề thiêng
liêng là chủ quyền quốc gia.
Đảng, Nhà nước, Quân đội ta có đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đặc biệt coi trọng quan hệ
với các nước láng giềng. Với Trung Quốc, bên cạnh mối quan hệ đối tác chiến
lược toàn diện đang phát triển tốt đẹp, vẫn còn nổi cộm vấn đề về chủ quyền
lãnh thổ trên biển. Chúng ta cần trực tiếp giải quyết với Trung Quốc những tồn
tại giữa hai nước trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào vấn đề giữa Việt
Nam và Trung Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế và những điều ước khu vực, theo
tinh thần Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký với lãnh đạo Trung Quốc cuối năm
2011. Bên cạnh đó, chúng ta chủ trương công khai, minh bạch trước cộng đồng thế
giới và lắng nghe ý kiến của các nước có liên quan lợi ích trên Biển Đông.
Chính do cách tiếp cận như vậy nên khi đề cập đến vấn đề Biển Đông
trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn nhận được nhiều tiếng nói
ủng hộ.
Với tư cách là láng giềng tốt, bạn bè tốt,
đồng chí tốt và đối tác tốt, chúng ta tích cực đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hữu
nghị với Trung Quốc, đồng thời chúng ta cũng không ngần ngại trao đổi thẳng
thắn với Trung Quốc về những quan ngại của Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Chúng ta
làm điều này vì lợi ích của Việt Nam,
vì chủ quyền của Việt Nam
và cũng là vì lợi ích, hòa bình, ổn định của khu vực. Không chỉ vậy, chúng ta
muốn nói với các bạn Trung Quốc rằng, không riêng Việt Nam mà nhiều nước khác
cũng khâm phục và ngưỡng mộ hình ảnh một nước Trung Quốc XHCN phát triển hòa
bình, hợp tác hữu nghị với các quốc gia trên thế giới. Việt Nam không muốn thấy
những tuyên bố, những cách ứng xử không phù hợp của Trung Quốc sẽ làm phương
hại đến lợi ích chiến lược, toàn cục của chính Trung Quốc, làm xấu đi hình ảnh
tốt đẹp mà qua mấy chục năm mở cửa, nước bạn mới dày công vun đắp xây dựng nên.
Đất nước ta ngày càng ổn định, kinh tế đang
từng bước vượt khó khăn, đời sống nhân dân được Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo
ngày càng phát triển. Nhân dân ta rất yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ
quốc nhưng cũng rất yêu chuộng hòa bình. Tất cả những chủ trương đối ngoại đúng
đắn trên chỉ có thể thực hiện có kết quả khi đất nước chúng ta ổn định, kinh tế
từng bước phát triển, tiềm lực quốc gia ngày càng vững mạnh. Đất nước cần được
chuẩn bị tốt để có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, trước hết là hun
đúc lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện thắng lợi
hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó một trọng tâm là
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, không điều gì quan trọng hơn là giữ vững ổn định
chính trị, làm cho nhân dân ngày càng tin Đảng, Nhà nước, vì bất ổn nội bộ
không những cản trở kinh tế, xã hội phát triển mà còn khiến chủ quyền quốc gia
bị uy hiếp. Bên cạnh đó là việc xây dựng quân đội mạnh về tiềm lực, sẵn sàng
chiến đấu cao. Cùng toàn Đảng, toàn dân, chúng ta sẽ làm tất cả để ngăn chặn
chiến tranh, củng cố hòa bình, song cũng luôn vững tay súng, toàn dân là chiến
sĩ, sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, thống nhất đất nước.
Cuối cùng, chúng ta luôn phải nhớ bài học kinh
nghiệm xương máu về kiến tạo và gìn giữ hòa bình – mục tiêu của mọi cuộc chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc là kiến tạo hòa bình để xây dựng đất nước ngày càng giàu
đẹp. Nhưng
một nền hòa bình chỉ thực sự bền vững khi chúng ta luôn rực cháy ý chí và bảo
đảm đủ sức mạnh bảo vệ đất nước trong mọi tình huống, từ mọi hướng. Làm tất cả
để gìn giữ hòa bình song chúng ta không được để Tổ quốc bị bất ngờ, dám đánh và
biết đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Quân đội ta luôn có tinh thần sẵn sàng
chiến đấu cao, đất nước luôn được củng cố tiềm lực, xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc bằng cuộc chiến tranh nhân dân bất khả
chiến bại.
Đối ngoại quốc phòng góp phần xây dựng quân
đội vững mạnh
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của
Đảng, Nhà nước, Đối ngoại quốc phòng đã chủ động, tích cực mở rộng quan hệ song
phương và hoạt động trên các diễn đàn đa phương để phục vụ cho sự nghiệp đối
ngoại chung của Đảng và Nhà nước, trong đó có góp phần giải quyết các vấn đề
trên Biển Đông.
Trước hết, chúng ta tăng cường, mở rộng quan
hệ với các quốc gia để tìm kiếm điểm đồng, những lợi ích chung, cùng phát
triển, từng bước xây dựng và củng cố lòng tin của bạn bè quốc tế với một nước
Việt Nam hòa hiếu, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm
trong cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, chúng ta đã chủ động xử lý các
vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc nhằm phục vụ mối quan hệ chiến lược toàn
diện giữa hai Đảng, hai nước theo phương châm “16 chữ và tinh thần 4 tốt”; tăng
cường mối quan hệ tin cậy giữa hai Quân đội, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa
hai Đảng, hai nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành giải
quyết các vấn đề trong quan hệ song phương, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Thứ ba, chúng ta đã tích cực tham gia các diễn
đàn đa phương như một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, trong
đó luôn chủ động nêu các vấn đề an ninh khu vực một cách khách quan, bình tĩnh,
có lý, có tình, trên tinh thần xây dựng. Ý kiến của Việt Nam thường được lắng nghe, tôn trọng, đánh giá
cao, đóng góp tích cực, có hiệu quả cho các diễn đàn này và chúng ta được sự
ủng hộ của nhiều nước đối với cách xử lý các vấn đề quốc tế của Việt Nam, trong đó có
vấn đề Biển Đông.
Một kết quả quan trọng khác là công tác đối
ngoại quốc phòng đã đóng góp không nhỏ cho xây dựng quân đội vững mạnh, tiếp
thu khoa học, công nghệ mới, tăng cường sức chiến đấu, sẵn sàng đối phó mọi
tình huống trên đất liền, trên không và trên biển.
Chúng ta tin rằng, cùng với sự nỗ lực của toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân, công tác đối ngoại quốc phòng sẽ tiếp tục đóng góp
tích cực cho sự nghiệp xây dựng đất nước từng bước phát triển, giữ vững hòa
bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta.
Thượng tướng NGUYỄN CHÍ VỊNH (Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng)phamvietdao3.blogspot.com/2012/12/tuong-nguyen-chi-vinh-ang-lam-cai-loa.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét